Nền kinh tế đăng ký để sử dụng dịch vụ (Subscription Economy ) trong lĩnh vực kiến trúc

  • Thứ hai, 13:29 Ngày 06/03/2023   Lượt xem: 89
  • Việc đăng ký để sử dụng các dịch vụ đang nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, các nền tảng phát sóng trực tuyến đã hoàn toàn thay thế nhu cầu sở hữu băng đĩa, trong khi các dịch vụ đi chung xe đã đáp ứng một phần nhu cầu sở hữu một chiếc ôtô riêng. “Đăng ký dịch vụ” phần lớn được hiểu là các dịch vụ kỹ thuật số, nhưng một xu hướng mới cho thấy rằng ý tưởng tương tự có thể được áp dụng với các sản phẩm vật lý trong tương lai gần. Thay vì sở hữu một chiếc tủ lạnh, một chiếc máy giặt, hay thậm chí cả bóng đèn, chúng ta đều mua gói sử dụng các thiết bị trên. Điều này nhằm đảm bảo khách hàng luôn được sử dụng các sản phẩm mới, được giặt sạch quần áo và cả thắp sáng căn nhà.

    Khái niệm này được gọi là Subscription Economy (Nền kinh tế đăng ký sử dụng dịch vụ), một biến thể của “nền kinh tế tuần hoàn”. Thay vì sở hữu một vài món đồ sử dụng hàng ngày, bạn có thể đăng ký một dịch vụ cho phép bạn nhận được những lợi ích tương tự, nhưng không cần sở hữu, bảo trì hay bố trí những vật dụng đó. Người tiêu dùng không cần phải mua sản phẩm nữa, họ chỉ cần mua quyền sử dụng các dịch vụ. Điều đó có nghĩa là cho thuê những vật dụng thay vì mua chúng, hình thức này được đưa lên một tầm cao mới. Xu hướng này được mô tả là một sự thay đổi về tính trách nhiệm và tâm lý. Bởi vì khách hàng không còn sở hữu các vật dụng, trách nhiệm tái sử dụng và tái chế chúng lại thuộc về nhà sản xuất, những người chịu trách nhiệm hoàn toàn với những vật dụng mà họ tạo ra.

    Kienviet subscription economy nen kinh te dang ky de su dung dich vu trong boi canh san xuat kien truc 10
    Nội thất Peny Hsiel

    Tính đến thời điểm này, khái niệm này có rất ít mối liên hệ đến lĩnh vực kiến trúc và thiết kế. Mặc dù không thể áp dụng nó vào mọi khía cạnh của ngành công xây dựng, nhưng một sự thay đổi tương tự về nhận thức có thể dẫn đến việc tăng tuổi thọ dự kiến của các hệ thống giúp toà nhà hoạt động hiệu quả và tăng khả năng tái sử dụng các nguồn tài nguyên, thậm chí cả không gian chúng ta xây dựng.

    Giải pháp này có thực sự hiệu quả?

    Kienviet subscription economy nen kinh te dang ky de su dung dich vu trong boi canh san xuat kien truc 6
    Sân bay Schiphol ở Amsterdam

    Tại Amsterdam, sân bay Schiphol đã ký một thỏa thuận với Philips Lighting và nhà thầu Cofely. Dưới cái tên “dịch vụ ánh sáng”, sân bay trả tiền mỗi khi các bóng đèn được sử dụng, trong khi Philips vẫn là chủ sở hữu của các thiết bị chiếu sáng. Mô hình kinh doanh này không còn mang tính giao dịch mà dựa trên các dịch vụ được cung cấp liên tục. Thỏa thuận cho phép cơ sở lắp đặt hệ thống chiếu sáng đắt đỏ mà không phải chịu chi phí trả trước cao. Philips và Cofely mới là người chịu trách nhiệm thu thập các bóng đèn và tái chế các vật liệu khi chúng hết tuổi thọ sử dụng.

    Theo Nền tảng Circular Economy Stakeholder European, dự án đã giúp giảm chi phí bảo trì do tuổi thọ của các phụ kiện được kéo dài thêm 75%. Sáng kiến này cũng hạn chế mức tiêu thụ nguyên liệu thô bởi vì mọi bộ phận đều được tái sử dụng và tái chế khi chúng hỏng hóc.

    Kienviet subscription economy nen kinh te dang ky de su dung dich vu trong boi canh san xuat kien truc 2
    Không gian bên trong sân bay Schiphol

    Chúng tôi tin rằng càng nhiều doanh nghiệp có tư duy tiến bộ sẽ chuyển sang mô hình dịch vụ này. Sau tất cả, hầu hết chúng ta đã quen với kiểu mô hình này – ví dụ, tôi uống nước nhưng tôi không có hồ chứa nước bên dưới căn hầm nhà mình. Rất nhiều người quen với mô hình trả tiền khi sử dụng. Thêm vào đó là khả năng tiết kiệm năng lượng đáng kể từ công nghệ đèn LED và tính bền vững của toàn bộ hệ thống, đây là một ý tưởng không tồi”- Frank van der Vloed, tổng giám đốc của Philips Lighting Benelux chia sẻ.

    Kienviet subscription economy nen kinh te dang ky de su dung dich vu trong boi canh san xuat kien truc 7
    Sân bay Schiphol ở Amsterdam

    Không phải tất cả các sáng kiến đều thành công. Vào những năm 90, Interface, một công ty sản xuất ván sàn thương mại có trụ sở ở Mỹ, đã cố gắng chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình từ bán sang cho thuê hệ thống ván sàn. Với một khoản phí hàng tháng, công ty sẽ lắp đặt, bảo trì và dỡ bỏ sàn nhà để giữ cho nguyên vật liệu không bị chôn lấp và tái chế các nguyên liệu thô có giá trị trước khi bị bỏ đi. Sau 7 năm, Interface buộc phải từ bỏ mô hình này vì phần lớn khách hàng của họ thích mua hơn là thuê, theo báo cáo của Harvard Business Review.

    Chiến lược đằng sau nền kinh tế dựa trên các dịch vụ cho thuê

    Kienviet subscription economy nen kinh te dang ky de su dung dich vu trong boi canh san xuat kien truc 8
    Dự án Taisugar Circular Village

    Một trong những nguyên tắc chính của mô hình đăng ký là nhà sản xuất vẫn giữ quyền sở hữu sản phẩm. Điều này buộc nhà sản xuất chịu trách nhiệm bảo trì và loại bỏ sản phẩm khi hết hạn sử dụng. Đối với người tiêu dùng, điều này làm giảm gánh nặng tìm kiếm các cơ sở tái chế hoặc các giải pháp thay thế. Đối với nhà sản xuất, đây là cơ hội để tận dụng những giá trị ẩn chứa bên trong sản phẩm. Những giá trị này phụ thuộc vào độ phức tạp của sản phẩm và cơ sở hạ tầng cần thiết để thu thập và trích xuất chúng.

    Mô hình đăng ký cũng khuyến khích kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Sản phẩm càng tồn tại lâu thì nhu cầu thay thế càng ít. Trong mô hình kinh tế phi tuần hoàn, người sản xuất có xu hướng tạo ra “các sản phẩm lỗi thời có kế hoạch”; hay nói cách khác là tạo ra những sản phẩm mau hư hỏng, khó sửa chữa để người tiêu dùng được khuyến khích mua lại thường xuyên. Trong một mô hình kinh tế tuần hoàn, điều này không còn là lợi thế của bên nào. Các sản phẩm cũng được thiết kế để tháo rời và tái chế nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tái tích hợp nguyên liệu vào một dây chuyền sản xuất mới.

    Kết nối với Kiến trúc và Thiết kế

    Kienviet subscription economy nen kinh te dang ky de su dung dich vu trong boi canh san xuat kien truc 4

    Ở quy mô đô thị hoặc kiến trúc, mô hình đăng ký sử dụng dịch vụ có những điểm tương đồng với các khái niệm như modul hóa hoặc tái sử dụng thích ứng. Ở quy mô nhỏ hơn, các lĩnh vực dễ được phát triển nhất thông qua mô hình này có thể là lắp đặt, chiếu sáng, hệ thống thông gió và kiểm soát khí hậu. Các hệ thống tích hợp này có được hiểu là các dịch vụ, một số trong số chúng chứa các thành phần tiêu hao trong quá trình sử dụng nhưng vẫn chứa các vật liệu có giá trị cao.

    Hoàn thiện nội thất có thể tiềm năng, nhưng chúng cũng phải đối mặt với một số vấn đề. Trong ví dụ trước về thảm của Interface, sản phẩm rất khó thu thập và chứa giá trị tích hợp thấp, khiến nó trở thành một chiến lược khó thực hiện. Liệu đó có phải là một mô hình khả thi hơn ở cấp độ tổ chức hay tư nhân hay không tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và dịch vụ cụ thể.

    Kienviet subscription economy nen kinh te dang ky de su dung dich vu trong boi canh san xuat kien truc 5
    Dự án Vila Matilde House

    Mô hình đăng ký để sử dụng dịch vụ giải quyết các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn: nâng cấp, tái chế và kéo dài tuổi thọ của đồ vật. Nó vạch ra con đường hướng tới những mục tiêu này bằng cách phân chia trách nhiệm, tạo ra các tình huống đôi bên cùng có lợi và chứng minh nỗ lực hướng tới một tương lai bền vững hơn bằng một mô hình kinh doanh khả thi.

    Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những hạn chế. Mô hình không thể được áp dụng cho mọi khía cạnh của sản xuất kiến trúc, và trong một số lĩnh vực, nó được cho là sẽ gặp phải sự phản đối ở một mức độ nào đó từ công chúng. Nhưng nhìn chung, mô hình này chỉ nên được hiểu là một trong nhiều phiên bản của tính tuần hoàn có thể được áp dụng cho quá trình xây dựng môi trường sống của chúng ta. Các mô hình khác bao gồm đổi mới sản xuất vật liệu để tái kết hợp chất thải, tạo ra các thành phần xây dựng có thể tái sử dụng và có thể mở rộng theo yêu cầu hoặc thiết kế để tháo rời.

    Biên dịch: Hương Giang | Nguồn: Archdaily

    Nguồn

    0 Bình luận
    Update data ...