Diễn đàn

Trụ sở UBND TP.HCM được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo) - Người đăng: Pi

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện vừa ký quyết định công nhận tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Trang trí vòm nhà tầng lầu của trụ sở UBND TP.HCM. Ảnh chụp ngày 14.6.2019. Ảnh: Phúc Tiến

Quyết định trên được đưa ra dựa trên tờ trình của UBND TP.HCM ngày 12.5.2016 đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đối với công trình này.

Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì khu vực bảo vệ di tích được xác lập theo biên bản, bản đồ khoanh vùng trong hồ sơ của công trình. UBND TP.HCM các cấp cần thực hiện công tác quản lý di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trụ sở UBND TP.HCM (số 86 đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1) là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng của TP.HCM, trải qua 105 tuổi; được xây dựng từ năm 1898 đến 1909, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.

Tòa Đô Chánh Sài Gòn, nay là trụ sở UBND TP.HCM (ảnh chụp 31.5.2019). Ảnh: Nguyễn An Nhàn

* Trong diễn biến liên quan, Thành phố cũng đang xúc tiến xếp hạng di tích chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện… Cụ thể, tại văn bản số 5046/BC-SVHTT ngày 25.8.2020 báo cáo việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về kết quả giám sát bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết đang phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hồ sơ xếp hạng di tích công trình: Trụ sở UBND TP.HCM (Dinh xã Tây – PV), Bưu điện Thành phố, Chùa Chantarangsay, Chợ Bến Thành, Chợ Tân Định. Tiếp tục vận động Ban trị sự chùa Vĩnh Nghiêm và Tòa Tổng Giám mục đồng thuận xếp hạng di tích Chùa Vĩnh Nghiêm, Nhà thờ Đức bà.

Chim bồ câu và du khách trước tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM chiều 15.7.2019. Ảnh: Phúc Tiến

Trong khi đó, sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM cũng đề xuất thu hồi, trưng mua biệt thự cũ của tư nhân ở Thành phố để bảo tồn. Cụ thể, Sở đã có văn bản 2984/BC-SQHKT báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về kết quả giám sát công tác bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc (trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM) đã tập hợp được danh sách khoảng 1.550 biệt thự cũ trước năm 1975 (trong đó có 1.227 địa chỉ nằm trong danh sách ban đầu, 323 địa chỉ phát sinh mới). Số công trình biệt thự cũ đã được kiểm kê là khoảng 1.058 địa chỉ (đạt tỷ lệ tương đương 90% danh sách ban đầu).

Đáng chú ý, qua kiểm kê, ghi nhận có khoảng 560 địa chỉ không còn là biệt thự. Sở đã chuyển khoảng 500 hồ sơ cho Hội đồng phân loại biệt thự để đánh giá, phân loại theo bộ tiêu chí đã được UBND TP.HCM ban hành. 

Dinh Xã Tây vào thời điểm sắp hoàn thành năm 1908. Hai cánh trái và phải của tòa nhà chính, thuở ban đầu chỉ có một tầng, những năm 1950 mới thêm một tầng. Ảnh: Tư liệu

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, việc thực hiện khảo sát, kiểm kê các công trình biệt thự cũ hiện gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những thay đổi pháp luật (mới nhất là Luật Kiến trúc có hiệu lực từ 1.7.2020) liên quan đến quản lý biệt thự; tiêu chí đánh giá phân loại biệt thự cũ; tiến trình thực hiện kiểm kê, phân loại đánh giá; thành phần Hội đồng phân loại biệt thự cũ; số lượng hồ sơ nhiều nhưng thiếu nhân lực để thực hiện, kinh phí phát sinh không đủ chi;… còn gặp trở ngại khi thực hiện khảo sát kiểm kê công trình (không được vào trong nhà, không được hợp tác, công trình bị che chắn tầm nhìn, hoặc do công trình nằm trong hẻm,…). Một số trường hợp không thể xác định được vị trí công trình do địa chỉ thực tế đã thay đổi so với danh sách UBND quận huyện cung cấp. 

Đáng lo ngại hơn, là hiện tượng các chủ nhà tự ý phá huỷ hoặc tháo dỡ công trình mà chưa được cơ quan chức năng cho phép, dẫn đến việc kiểm kê, đánh giá có sự thay đổi ở từng thời điểm (ví dụ như thời điểm Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc thực hiện kiểm kê công trình vẫn còn nhưng một thời gian sau đó hoặc thời điểm Hội đồng phân loại biệt thự xem xét đánh giá thì công trình đã bị tháo dỡ).

Trong thời gian tới, Sở sẽ tiến hành nghiên cứu xây dựng các quy định và bản đồ các vùng bảo vệ I, II đối với các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn thành phố. Đây là vấn đề gây trở ngại trực tiếp cho các cơ quan cấp giấy phép xây dựng khi xem xét cấp phép cho các công trình thuộc khu di tích, công trình khác xung quanh di tích. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng quy chế để tích hợp các công trình kiến trúc có giá trị (như biệt thự Nhóm 1, Nhóm 2; Các công trình tiêu biểu khác; các khu vực cảnh quan kiến trúc có giá trị) vào Đồ án quy hoạch phân khu/quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/ 2.000, Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/ 500, các đồ án thiết kế đô thị riêng… để thực hiện.

Để bảo tồn di tích, cảnh quan kiến trúc thành phố được thực hiện hiệu quả trong thời gian tới, Sở Quy hoạch – Kiến trúc kiến nghị HĐND, UBND TP.HCM xem xét ban hành các cơ chế, chính sách cho công tác bảo tồn của thành phố kết hợp phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố.

Sở cũng đề xuất đối với các biệt thự được phân loại vào Nhóm 1 có giá trị và số lượng không nhiều, cần có chủ trương thu hồi hoặc trưng mua (nếu của tư nhân), nghiên cứu chính sách hỗ trợ về kinh phí duy tu, bảo dưỡng, giao đất với chế độ ưu đãi,… theo kế hoạch của thành phố, nhằm có điều kiện bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của biệt thự Nhóm 1...

T.Văn - Nguồn

Bình luận chủ đề

0 Bình luận

Bài viết liên quan

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    13/02/24 16 0

    Văn phòng 4DH2 Design, nơi kiến trúc gặp gỡ nghệ thuật và cảm xúc, mang đến một không gian làm việc độc đáo và đầy cảm hứng. Tại đây, sự...

    Bản hoan ca của đời sống

    Bản hoan ca của đời sống

    13/02/24 18 0

    Trước hết, căn nhà là một công trình cải tạo tương đối phức tạp với diện tích 600m2 khá lớn, và cũng vì việc thay đổi khá nhiều những không gian...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

    Bản hoan ca của đời sống

    Bản hoan ca của đời sống

    13/02/24 18 0

    Trước hết, căn nhà là một công trình cải tạo tương đối phức tạp với diện tích 600m2 khá...

    Văn phòng FPT telecom

    Văn phòng FPT telecom

    13/02/24 21 0

    FPT Telecom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet hàng đầu tại Việt Nam trên...

    Nhà mới với vật liệu cũ

    Nhà mới với vật liệu cũ

    13/02/24 16 0

    Trước một căn nhà nhỏ tường xây gạch mộc, mái tranh, một người bạn của tôi kể về...

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    20/11/23 41 0

    Mỗi ngôi nhà được xây dựng đều là một câu chuyện của kiến trúc sư, nhà thiết kế...
Update data ...