Vật liệu “xanh”: Nền móng kiến tạo nên những công trình xanh

  • Thứ tư, 10:23 Ngày 18/12/2019   Lượt xem: 1,044
  • Công trình xanh – xanh để phát triển bền vững

    Được biết đến lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2007, công trình xanh (hay còn gọi là kiến trúc xanh hoặc toà nhà thân thiện môi trường) là sự kết hợp giữa kiến trúc và áp dụng quá trình mang tính chất thân thiện với môi trường, tận dụng tối ưu tài nguyên trong suốt toàn bộ chu kỳ hoàn thành của một toà nhà: từ lúc lên kế hoạch thiết kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì, cải tạo và phá huỷ.

    Theo thống kê, trung bình cứ một công trình xanh có thể tiết kiệm khoảng 30% điện năng, tiết kiệm 30 – 50% lượng nước sinh hoạt, 50 – 90% rác thải ra môi trường và giảm 35% phát thải cacbon. Đó là lý do công trình xanh đang dần trở thành xu hướng được quan tâm nhất hiện nay, ở cả phía Chính phủ, chủ đầu tư cũng như khách hàng cuối cùng. Yếu tố góp phần không nhỏ cấu thành nên “công trình xanh” phải kể đến các loại vật liệu “xanh”, thân thiện với môi trường, mang lại không gian sống giá trị, chất lượng cho người dùng. Mặc dù được đánh giá cao nhờ những ưu điểm rõ ràng trong việc bảo vệ môi trường, số lượng công trình xanh được chứng nhận trên toàn quốc mới dừng lại ở mức khiêm tốn.

    Hiện tại trên thế giới, có nhiều hệ thống đánh giá tiêu chuẩn công trình xanh đang được áp dụng như LEED, EDGE, Green Mark. Trong đó, LEED do tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng xây dựng xanh Hoa Kỳ (US Green Building Council – USGBC) được xem là hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh uy tín và được các quốc gia áp dụng phổ biến nhất do tính toàn cầu của nó.

    LEED – tiêu chuẩn quốc tế cho những công trình xanh

     LEED, tên viết tắt của Leadership in Energy and Environment Design, là bộ tiêu chuẩn do Hội đồng Công Trình Xanh Hoa Kỳ (US Green Building Council – USGBC) xây dựng nên. Một khi công trình đạt những tiêu chuẩn này về việc sử dụng hiệu quả năng lượng và tính thân thiện với môi trường, USGBC sẽ tiến hành đánh giá và cấp chứng nhận. LEED đánh giá một công trình trên 9 góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đối với một công trình, nhất là công trình phục vụ sản xuất, những yêu cầu quan trọng nhất thường là: sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thân thiện với môi trường và không gian xung quanh; vật liệu sử dụng trong xây dựng công trình và môi trường sinh hoạt, làm việc bên trong công trình.

    Theo Hội đồng Công Trình Xanh Hoa Kỳ, cho đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 79.000 công trình, tại hơn 160 quốc gia, được triển khai và đăng ký xác nhận LEED. Theo một công ty tư vấn công trình xanh, các tiêu chuẩn của LEED sẽ làm tăng chi phí thêm 5-12% so với cách làm thông thường. Tuy nhiên, đây lại là khoản đầu tư vô cùng hiệu quả. Theo số liệu thống kê giai đoạn 2015 – 2018 của USGBC, các công trình có chứng nhận LEED, đã giảm chi phí cho năng lượng tương đương 1.2 tỷ USD, giảm nước 149,5 triệu USD, giảm chi phí bảo trì 715,3 triệu USD, và giảm chi phí xử lý rác thải 54,2 triệu USD. Ngay cả đối với hoạt động ngân hàng bán lẻ, một nghiên cứu điều tra trên 562 chi nhánh của ngân hàng PNC, cho thấy các phòng giao dịch có chứng chỉ LEED có số khách hàng trung bình nhiều hơn so với phòng giao dịch khác là 458 khách, tương đương khoản tiền gửi của khách hàng cao hơn là 3,03 triệu USD.

    Vật liệu xanh – phần hồn của những công trình xanh

    Trong các yếu tố cấu thành nên công trình xanh, vật liệu xanh là điểm cốt lõi trong quá trình kiến tạo và nâng cao giá trị công trình. Lựa chọn đúng vật liệu phù hợp đồng nghĩa với việc chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí đáng kể, quá trình lắp đặt và sửa chữa, bảo trì sau này đều được giảm nhẹ tối đa.

    Một trong số những doanh nghiệp trong nước xác định xu hướng xanh là chiến lược phát triển hàng đầu có thể nhắc đến là công ty Lê Trần, nhà sản xuất hàng đầu cung cấp giải pháp khung trần và khung vách ngăn thạch cao chất lượng cao cho thị trường Việt Nam. Năm 2019 đánh dấu chặng đường phát triển 20 năm của công ty Lê Trần và mở ra giai đoạn phát triển mới của công ty. Những tháng cuối năm 2019, công ty đưa vào hoạt động nhà máy mới tại Khu công nghiệp Hiệp Phước – Nhà Bè được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn xanh LEED. Ông Lê Minh Châu – Tổng Giám đốc công ty cho biết: “Để đảm bảo công trình đáp ứng hoàn toàn tiêu chuẩn LEED, công ty tư vấn đã tham gia từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn hoàn thiện, và tổng mức đầu tư đã tăng 15%. Mặc dù mới vận hành trong một thời gian ngắn, các số liệu của công ty đã cho thấy hiệu quả sản xuất và năng suất lao động của công nhân và cả nhân viên khối gián tiếp có mức tăng đáng kể. Hơn nữa, điều kiện làm việc cho công nhân tốt hơn cũng góp phần đáng kể trong việc giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, và nâng cao năng suất lao động”.

    Bên cạnh việc đưa những vật liệu nhẹ, không nung đều là những vật liệu thân thiện với môi trường, ít tạo ra khí nhà kính trong quá trình sản xuất so với các vật liệu truyền thống khác, công ty Lê Trần còn đẩy mạnh công tác truyền thông về ý thức bảo vệ môi trường, về xu thế xanh đến khách hàng và cộng đồng. Phát triển phải đi cùng với bền vững, những giải pháp toàn diện cho hạng mục trần và vách ngăn của Lê Trần đã và đang góp phần quan trọng tạo nên những công trình tiết kiệm năng lượng, những công trình xanh theo xu thế hiện tại và tương lai.

    Mọi thông tin tìm kiếm các giải pháp hệ trần và vách ngăn sáng tạo hàng đầu của công ty Lê Trần, độc giả vui lòng liên hệ:

    Website: https://letran.vn/
    Facebook: fb.com/letran.vn
    Hotline: 0901.838.038
    Địa chỉ: 25 Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 5, TP. HCM
    Email: contact@letran.vn

    Thanh Hải - theo Tcnhadep

    0 Bình luận
    Update data ...