Diễn đàn
Diễn đàn
Chất liệu xốp in 3D liệu có thể thay thế bê tông truyền thống không?
Ngày nay, nhiều giải pháp vật liệu xây dựng công nghệ mới như xốp in 3D ra đời với kì vọng có thể thay thế những vật liệu truyền thống.
Nhằm khai thác tiềm năng của sản xuất vật liệu không khuôn bằng robot in 3D cỡ lớn, dự án nghiên cứu mang tên Airlements tại ETH phối hợp với FenX AG đã đi sâu vào việc sử dụng bọt khoáng không chứa xi măng làm từ chất thải tái chế. Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng các hệ thống tường nguyên khối, nhẹ và cách nhiệt ngay một cách nhanh chóng, giảm thiểu sử dụng xi măng, nhân công và các chi phí liên quan.
Vật liệu xốp in 3D không chứa xi măng nhưng có thể chịu lực và có những tiềm năng ưu việt hơn bê tông truyền thống.
Bọt khoáng không xi măng là vật liệu xốp có thể được sử dụng ở nhiều mật độ khác nhau, phân bổ một cách chiến lược lớp cách nhiệt và độ bền khi cần. Kỹ thuật và chất liệu này tối ưu hóa hiệu suất nhiệt và mức tiêu thụ năng lượng cần thiết để sưởi ấm không gian bên trong. Hơn nữa, cách sử dụng một loại vật liệu duy nhất có mật độ khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sử dụng và tái chế các bộ phận của cấu trúc nhà trong tương lai, vốn đã có lượng khí thải carbon thấp hơn so với nhựa hoặc xốp bê tông.
Các phần ghép lõi rỗng trước tiên sẽ được tạo hình bằng phương pháp in 3D bằng chất liệu xốp không xi măng.
Sau khi được in thành hình, các bộ phận sẽ được để khô tự nhiên và sơn phủ.
Bức tường Airlements có chiều cao 2 mét, được tạo thành từ việc lắp ghép 4 bộ phận in 3D. Mỗi đoạn rỗng nặng 25kg và được in trong vòng chưa đầy một giờ, sau đó được để cứng lại trong suốt một tuần trong môi trường được kiểm soát. Hoạt động trong phạm vi nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C và độ ẩm tương đối từ 20 đến 70%, những chỉ số này loại bỏ nhu cầu xử lý sử dụng nhiều năng lượng, một bước tiến đáng kể so với các nghiên cứu trước đây liên quan đến bọt khoáng không chứa xi măng. Ngoài ra, kết cấu lượn sóng của tường cũng có khả năng chịu lực tốt hơn.
Các bộ phận được lắp ráp dễ dàng.
Để biến Airlements thành một hệ thống nguyên khối gắn kết, lõi rỗng có thể được lấp đầy bằng bọt khoáng và bịt kín bằng lớp bảo vệ bằng thạch cao không xi măng. Bằng cách này, chúng có thể được sử dụng như những bức tường phi kết cấu. Theo tiến độ nghiên cứu, bước tiếp theo của dự án sẽ tập trung vào tăng cường khả năng chịu lực và tinh chỉnh độ chính xác trong sản xuất của hệ thống in 3D.
Các lõi rỗng sẽ được gắn kết và xếp chồng lên nhau. Sau đó, lõi rỗng sẽ được tiếp tục được lấp đầy bằng bọt xốp không xi măng.
Mỗi bức tường Airlements có chiều cao 2 mét.
Ảnh: Hyuk Sung Kwon
Theo Hoàng Lê (biên dịch từ Archdaily)
Bình luận chủ đề
Bài viết liên quan
Nguyên tắc và lưu ý khi thi công vật liệu tiêu âm
Bài trí phòng làm việc theo phong thủy để thu hút thành công
Cách chọn bàn trang điểm phù hợp nhất cho phòng của bạn
8 bồn tắm đá cẩm thạch: Xa hoa và thanh lịch
Ưu và nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp
6 lưu ý khi thiết kế phòng họp để tối ưu hiệu quả làm việc
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
SỞ HỮU PHÒNG TẮM ĐẬM CHẤT RIÊNG VỚI HANSGROHE FINISHPLUS
Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?
Chàng trai Sài Gòn được trao giải tại Giải thưởng kiến trúc quốc tế Architecture MasterPrize – AMP 2023
The CORE: Sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và công năng hiện đại | AD+ Studio
Ứng dụng vật liệu sinh học trong thiết kế nội thất
Camila Material Solutions – Giải pháp vật liệu từ kinh nghiệm chuyên môn
Bản hoan ca của đời sống
Văn phòng FPT telecom
Nhà mới với vật liệu cũ
Triển vọng vật liệu xây dựng nguồn gốc sinh học tại Việt Nam
KTS. Võ Trọng Nghĩa gây tiếng vang tại giải thưởng quốc tế TADA với công trình “Nhà Tân Bình”
NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ
Những lỗ gạch dịu dàng đón nắng hắt
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 675 | Tổng lượt truy cập: 9,971,561
