GoodWaste tái sử dụng phế liệu của Selfridges để tạo ra dòng sản phẩm gia dụng

  • Thứ ba, 14:35 Ngày 16/11/2021   Lượt xem: 187
  • Studio GoodWaste đã hợp tác với cửa hàng Selfridges để mang lại sức sống mới cho các vật liệu phế thải từ hệ thống cửa hàng bách hóa này, tái chế chúng thành đèn, nến và bình hoa để bán tại London.

    Mục đích của dự án Cửa Hàng Bách Hóa Super Circular là tái định hình rằng những vật liệu phế thải là một nguồn tài nguyên quý giá - bằng việc khám phá cách các cửa hàng bách hóa tái tạo sản phẩm từ rác thải từ của chính cửa hàng. Bộ sưu tập 5 món: 2 mẫu nến, 2 chiếc đèn bàn và một chiếc bình được làm bằng sáp phế liệu, thép và acrylic lấy từ một chi nhánh của Selfridges và khu vực lân cận.

    Các sản phẩm được hoàn thiện với các vật liệu từ nguồn địa phương, bao gồm bóng đèn LED của thương hiệu chiếu sáng Tala có trụ sở tại London, trước khi được bán tại cùng một cửa hàng.

    GoodWaste cho biết: “Chúng tôi đã thiết kế bộ sưu tập đồ gia dụng này để đại diện cho một mô hình sản xuất siêu vòng tròn, siêu cục bộ mới. Như bất kỳ cửa hàng bách hóa nào, Selfridges luôn tồn một lượng lớn rác thải thông qua các hoạt động trang bị cửa hàng và các bao bì chỉ sử dụng trong một thời hạn nào đó ... nhưng với sự giúp đỡ của họ, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu sâu về dòng nguyên liệu của cửa hàng."

    "Chúng tôi tin tưởng vào các giải pháp thiết thực ở bất cứ đâu có thể, vì vậy, điều bắt buộc đối với chúng tôi là dự án thành công là một bst sản phẩm thực sự được bán ra công chúng với mức giá hợp lý."

    Tấm thép tái chế GoodWaste từ một quầy hàng cũ thuộc Selfridges để làm đèn bàn Dot và Slot, tên của chúng được đặt từ các lỗ khác nhau được đục vào kim loại. Studio đã quyết định biến đống thép vụn thành đèn sau khi nhìn thấy những chiếc bóng quyến rũ được phủ lên mặt sàn. Mỗi chao đèn được hàn thành hình và sơn màu trắng hoặc xanh coban, với thiết kế Dot giống như một chiếc vỏ bánh taco lộn ngược. GoodWaste đã lắp ráp các hạng mục chỉ sử dụng các tấm thép thu hồi và các thành phần điện tiêu chuẩn để đảm bảo mọi sự chú ý vẫn tập trung vào chính vật liệu phế thải. Tất cả các bộ phận của đèn có thể được tháo ra để tái chế hoặc tái sử dụng trong các thiết kế khác khi đèn đã hết tuổi thọ.

    Các đường cắt của bề mặt Corian, được lấy từ các hộp trưng bày Selfridges không sử dụng, được cắt CNC và tạo hình bằng nhiệt để tạo ra chiếc bình Bora có gân, với hình dạng móp được thiết kế để đại diện cho "sự hồi sinh của vật liệu từ khi bỏ qua đến sàn cửa hàng".

    Những ngọn nến Crack được làm từ sáp thải do các nhà thờ và nhà hàng ở khu vực xung quanh Phố Oxford quyên góp. Những ngọn nến, được thiết kế để bẻ đôi, bắt chước những vết vỡ tự nhiên và các cạnh thô của đá. GoodWaste cho biết: “Chúng tôi tin rằng vẻ đẹp của bộ sưu tập nằm ở cách mỗi sản phẩm tôn vinh nguồn gốc xuất xứ của chính nó. "Mỗi thiết kế làm nổi bật việc chất liệu đến từ đâu và thể hiện rằng chúng là nguồn phế liệu thông qua hình thức của nó."

    "Không giống như hầu hết các dự án bền vững khác là tập trung vào các lựa chọn thay thế nhựa và các vật liệu mới tinh chế cao, thường tiêu tốn nhiều năng lượng, chúng tôi đang nói một cách hiệu quả: hãy xem bạn phải làm như thế nào để biến từ lãng phí trở thành hữu ích, từ xấu thành đẹp".

    Dự án Cửa Hàng Bách Hoá Super Circular đã lọt vào danh sách lựa chọn thiết kế đồ gia dụng của Giải thưởng Dezeen năm nay. Các sản phẩm khác cũng được đề cử trong danh mục bao gồm một bộ sưu tập các tấm thảm đồ họa được thiết kế cho những người bị mù màu và các vật dụng hàng ngày đã được The Misused nâng cấp thành đồ gia dụng chất lượng.

    J.S dịch từ Dezeen

    0 Bình luận
    Update data ...