Không gian Thiền định ở Đường Sơn

  • Thứ năm, 14:16 Ngày 27/02/2020   Lượt xem: 361
  • Tọa lạc ở vùng thôn dã của thành phố Đường Sơn (thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), không gian Thiền định này là nơi được tạo dựng để “cây cỏ, nước, Đức Phật và con người cùng hiện hữu” như lời của nhà thiết kế. Được xây dựng năm 2010 theo thiết kế nội thất của kiến trúc sư Han Wenqiang, người sáng lập cũng là giám đốc Công ty thiết kế kiến trúc Archstudio ở Bắc Kinh, công trình là một không gian thật tĩnh lặng và tôn nghiêm như yêu cầu của chủ đầu tư.

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-1b

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-1

    Công trình như vừa “ẩn” vào một quả đồi thấp, lại vừa như mọc lên từ quả đồi đó

    Trong khi phần nội thất tuyệt đẹp gây được ấn tượng sâu sắc cho khách đến tĩnh tâm thì vẻ ngoài của công trình là một tác phẩm đáng chiêm ngưỡng. Kết cấu của công trình vừa “ấn” vào một quả đồi thấp, lại vừa như mọc lên từ quả đồi đó. Thoạt nhìn, trông nó dường như vừa lạ lùng vừa hoàn hảo, và với những ai đã quen nhìn các công trình bình thường thì không dễ dàng nhận ra đây là một kiến trúc đặc sắc, được thiết kế bởi một kiến trúc sư có tay nghề cao.

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-2

    Mái của công trình được trồng cỏ, làm thành một thảm xanh

    Ban đầu, mặt bằng để xây dựng công trình là một khu đất bằng rộng 500m2, thuộc một đầm lầy bên dòng sông Loan (một trong những con sông chính của tỉnh Hà Bắc, có chiều dài 600km) với những cây xanh rủ bóng bên bờ. Khi hoàn thành, công trình có diện tích sử dụng 169m2­, phần đất còn lại được dành để bảo vệ những cây xanh có sẵn và chính nhờ thế mà chúng trở thành cảnh quan tô điểm cho công trình. Hai trong số những cây xanh đó trở thành chiếc cổng vào tự nhiên của công trình, là một phần không thể thiếu của cả nội – ngoại thất.

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-3

    Mái công trình vào mùa đông tuyết phủ

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-4

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-5

    Mặt tiền không gian Thiền định với hàng cây được giữ nguyên, trở thành một yếu tố không thể thiếu của công trình

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-6

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-7

    Gắn bó với thiên nhiên và trở thành một phần của thiên nhiên – đó chính là mục đích của việc thiết kế không gian này

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-9

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-10

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-11

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-12

    Cùng với cây xanh, chất liệu gỗ được thấy xuyên suốt công trình

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-13

    Phần nội thất tuyệt đẹp gây được ấn tượng sâu sắc cho khách đến tĩnh tâm

    Năm phần riêng biệt của công trình, gồm: lối vào, phòng Thiền định, trà thất, phòng đón khách (lounge) và phòng tắm – vệ sinh như năm nhánh tỏa ra của một thân cây và tất cả đều gợi lại chủ đề chính của công trình là cây xanh. Trà thất mở ra một hồ nước, trong khi cây xanh ở cả hai bên trà thất phủ bóng xuống mảnh vườn phía trước. Không gian bên trong và bên ngoài công trình liên kết với nhau mà cây xanh đóng vai trò dẫn dắt thị giác. Bên trong công trình, một lần nữa chủ đề “cây” được nhìn thấy khắp nơi: những thanh gỗ được kết lại làm trần và tường nhà, đồ nội thất, cửa ra vào và những khung cửa sổ. Để sự kết hợp thêm hoàn hảo, còn có đá cuội trắng, sàn lát đá mài êm ái, thêm kính tô điểm chỗ này chỗ khác… Tất cả nhằm tạo nên một không gian tâm linh đậm chất Thiền.

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-ok0

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-16

    Vẻ ngoài công trình là một tác phẩm đáng để chiêm ngưỡng

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-17

    thiet-ke-noi-that_nrnn_262_2017-18

    Cây xanh, nước, Đức Phật và con người cùng hiện hữu

    Tác giả bản thiết kế Han Wenqiang bày tỏ: “Chất Thiền (của công trình) nhấn mạnh vào sự gắn bó với thiên nhiên và trở thành một phần của thiên nhiên. Đó cũng là mục đích của việc thiết kế không gian này: sử dụng không gian, cấu trúc và chất liệu nhằm khơi dậy nhận thức của con người, từ đó giúp con người và cả kiến trúc tìm thấy sự hấp dẫn của thiên nhiên, ngay cả khi đó là một cảnh quan thôn dã bình thường, và từ đó cùng tồn tại với thiên nhiên”. Cũng với ý tưởng đó, theo kiến trúc sư thì “bản thiết kế bắt đầu từ sự liên kết giữa công trình với thiên nhiên chung quanh. Và phương pháp được dùng là giấu công trình dưới mặt đất trong khi thể hiện tính chất thoát tục của thiên nhiên bằng một không gian nội thất mềm mại. Một không gian đem đến năng lực nhận thức, nơi cây xanh, nước, Đức Phật và con người cùng hiện hữu đã được tạo dựng”.

    Nguồn: https://www.noithatmagazine.vn/khong-gian-thien-dinh-o-duong-son-615743.html

    0 Bình luận
    Update data ...