Kyoto House – Nghệ thuật trà đạo và gốm sứ Ukraine trong ngôi nhà Nhật Bản truyền thống

  • Thứ bảy, 08:01 Ngày 23/09/2023   Lượt xem: 100
  •  

    Ngôi nhà Nhật Kyoto House là sự chắt lọc tinh tuý giữa bối cảnh hiện đại, gìn giữ kiến trúc nguyên bản và điểm nhấn từ nghệ thuật gốm sứ Ukraine.

    Là không gian trải nghiệm văn hoá trà đạo và chiêm ngưỡng không gian truyền thống Nhật Bản, Kyoto House là dự án cải tạo của MAKHNO Studio hoàn thành trong năm 2023. Ngôi nhà Nhật truyền thống vốn có tuổi đời hàng thế kỷ nằm tại cố đô Kyoto, được sở hữu bởi một gia đình có lối sống hiện đại và niềm yêu thích đặc biệt với gốm sứ Ukraine. công trình được hoàn thành với lòng tôn kính, áp dụng những giải pháp tối ưu nhất để gìn giữ các yếu tố kiến trúc lịch sử vốn có.

    nha nhat kyoto truyen thong ngoai that

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Không chỉ được thưởng trà, khách đến đây còn được dẫn dắt bằng nhiều câu chuyện và hình ảnh thú vị về lịch sử lâu đời của ngôi nhà Nhật truyền thống. Để vào đến bên trong, những vị khách quý phải băng qua một khu vườn nhỏ “roji”, thường được trang trí với những viên đá có ý nghĩa tâm linh, bảo vệ ngôi nhà khỏi nguồn năng lượng xấu từ bên ngoài. Ngoài ra, ở đây còn được sắp đặt tác phẩm nghệ thuật bằng gốm sứ của DIDO từ Ukraine, vừa để trang trí, vừa bộc lộ sở thích của chủ nhà.  

    Kyoto vuon nhat tuong gom

    Ảnh: MAKHNO Studio

    tuong gom kyoto

    Ảnh: MAKHNO Studio

    vuon nhat trang tri

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Sau cánh cửa chính sảnh là lối vào của một ngôi nhà Nhật Bản – nơi được gọi là “Genkan”, khoảng thềm để tháo bỏ giày dép trước khi tiến vào bên trong. Tại lối đi trung tâm của ngôi nhà được sắp đặt những tác phẩm sưu tầm nghệ thuật từ Nhật Bản và Ukraine, bố trí dọc hành lang như một cách chào đón thân mật xuất phát từ chính sở thích cá nhân của gia chủ. 

    nha nhat kyoto truyen thong noi that

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto nha nhat truyen thong noi that

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto nha nhat truyen thong

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Khu vực kế tiếp là một gian phòng rộng rãi để làm nơi tiếp khách và làm việc, được trang trí bằng bình phong “Byobu”, tranh và dụng cụ thư pháp. Gian phòng này cũng được dùng như phòng nghỉ qua đêm cho khách mời với những tấm nệm futon đơn truyền thống. Các khung cửa sổ, cửa kéo “shoji” ở đây cũng là trong những hình ảnh đặc trưng về nội thất trong nhà Nhật Bản truyền thống, vốn xuất hiện từ nơi ở của các nhà sư và samurai trong thế kỷ XV-XVI.

    Kyoto nha nhat truyen thong

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto noi that nhat ban truyen thong

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto nha nhat truyen thong noi that

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto tra dao noi that nhat ban

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto noi that nha nhat ban

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto tra dao nhat ban truyen thong

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto thu phap nghe thuat truyen thong nhat ban

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Trái tim của ngôi nhà có tên gọi “Chashitsu”, là gian phòng quan trọng nhất của Kyoto House. Phòng trà mang tinh thần wabi-sabi được bộc lộ rõ nét qua đồ nội thất, chắt lọc vật dụng trang trí, những khoảng không gian trống, ứng dụng chiếu tatami và giấy “Washi”. Ở giữa phòng được bố trí một bếp nhỏ duy trì nguồn lửa đun ấm trà có tên “ro” dành riêng buổi trà đạo –  “sado”. Khi buổi biểu diễn trà bắt đầu diễn ra, việc nói chuyện phiếm là hành động tối kỵ, những vị khách cần được tập trung, thả lỏng để thưởng thức trà và chiêm ngưỡng góc trang trí nhà “Tokonoma”. 

    Kyoto tra dao nhat ban truyen thong

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto tra dao nhat ban

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto 9

    Ở ngôi nhà Nhật này, Tokonoma được bố trí và đặt các đồ vật để hướng dẫn một người trong hành trình thưởng trà của gia chủ. Đây còn được xem là niềm danh dự, dấu hiệu của tầng lớp quý tộc tại Nhật Bản. Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto ikebana truyen thong nhat ban

    Một góc của Tokonoma | Ảnh: MAKHNO Studio

    Vào cuối buổi trà đạo, gia chủ sẽ thường sẽ nói về bộ sưu tập gốm sứ nghệ thuật Nhật Bản của mình từ các trường phái và thời kỳ khác nhau. Những ý nghĩa đặc biệt, xuất xứ thủ công qua hàng thế kỷ nhấn mạnh sự đơn giản và hoàn hảo trong sự bất hoàn. Bên cạnh đó, những món đồ gốm sứ thủ công cha truyền con nối của DIDO từ Ukraine cũng được trưng bày và giới thiệu. 

    Kyoto noi that nha nhat ban truyen thong

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto gom truyen thong

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto gom truyen thong

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Kyoto gom truyen thong

    Ảnh: MAKHNO Studio

    Nguồn - Thực hiện: Trà Giang | Theo: Designboom | Ảnh: MAKHNO Studio

    0 Bình luận
    Update data ...