Diễn đàn
Diễn đàn
Là một loại vật liệu xây dựng được người Việt sử dụng từ xưa, mái ngói sở hữu những nét đặc trưng riêng theo từng vùng miền.
Với địa chất trầm tích ngàn năm được thiên nhiên ưu ái ban tặng, Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đất quý giá để tạo ra những loại vật liệu xây dựng như gạch và ngói có phẩm chất tốt, phù hợp với từng loại thời tiết của đất nước đa dạng khí hậu. Sự khác biệt về tính chất đất và điều kiện sống của mỗi vùng miền dẫn đến sự phong phú trong kiến trúc nhà mái ngói Việt, qua đó thể hiện tính bản địa và lối sống của người Việt từ quá khứ đến nay.
Ảnh: Tom Fisk
Ngói Máng – Chất hồn của vùng Cao nguyên đá
Nghề làm ngói máng truyền thống đã từng rất phổ biến ở nhiều địa phương trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Đi qua những vùng Sủng Máng, Nậm Ban, Tát Ngà của Mèo Vạc, Lao Và Chải, Na Khê của Yên Minh, luôn dễ dàng bắt gặp những lò nung máng truyền thống của người Dao, Giấy, Tày, Mông.
Những mái nhà từ ngói Máng nằm xen kẽ nhau bên rặng sườn Lô Lô Chải. Ảnh: Tư liệu
Nằm giữa núi rừng hoang sơ và kỳ vĩ, đặc trưng kiến trúc nơi đây là những ngôi nhà trình tường vì có thể chống lạnh và tránh nóng. Chúng chủ yếu được phủ lớp vữa đất màu xám và nâu đất bằng kỹ thuật đặc biệt, những nếp nhà của người dân tộc xưa đều sử dụng ngói máng được lợp theo kiểu âm dương truyền thống.
Ảnh: Tư liệu
Ngói mũi hài – Đặc trưng Bắc Bộ
Trong tổ chức không gian của nhà ở nông thôn, ngoài các phòng chung và sân vườn, phòng riêng phải được tính toán và thiết kế kỹ lưỡng để có thể thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm và nhu cầu sử dụng. Vì vậy, bên cạnh kết cấu khung nhà, hệ mái ngói cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong kiến trúc truyền thống. Người ta sử dụng hoành – các dầm chính nằm ngang theo chiều dài nhà, đặt vuông góc với khung nhà, kết hợp với rui và hoành – những dầm phụ nhỏ. Với hệ cấu kiện mái gồm hoành – rui – mè, kết cấu đỡ mái đã được phân nhỏ thành từng nhịp lưới, đủ để lát thêm gạch màn và lợp ngói ở trên.
Đình Chu Quyến. Ảnh: Tư liệu
Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có chức năng chịu lực cho lớp ngói, đồng thời tạo độ phẳng cho mái và chống nóng. Ở trên cùng là lớp ngói mũi hài (hay còn được gọi là ngói vảy rồng), được làm từ đất nung và có lớp đất sét kẹp giữa để gia tăng độ bền. Bên cạnh các loại ngói quả đấm, ngói úp nóc, gạch hoa chanh và gạch bát cổ, ngói mũi hài có những điểm đặc trưng như hình dáng mũi nhọn về phía trước và phần sống mũi uốn cong lên trên, thường được dùng trong những công trình tôn giáo như: chùa, đình, đền,…
Đình Bảng và đầu mái đao đặc trưng. Ảnh: Tư liệu
Ngói lưu ly – Kết tinh từ kiến trúc cung điện
“Lưu ly” là tên một loại ngọc quý hiếm, vì vậy nhà Nguyễn đã dùng nó để đặt tên cho dòng ngói chính lợp cung điện, gồm hai loại: hoàng lưu ly và thanh lưu ly. Ngói lưu ly cũng có lối lợp như ngói âm dương truyền thống, nghĩa là một lớp ngửa và một lớp sấp. Ngói hoàng lưu ly sẽ được lợp ở những nơi Vua ngự vì có màu vàng biểu tượng cho Thiên tử. Trong khi đó, ngói thanh lưu ly sẽ được bố trí ở các mái phụ hoặc công trình dành cho hoàng thân hoặc quan lại.
Lớp ngói hoàng lưu ly được lợp ở chính điện Cung đình Huế. Ảnh: Ở đâu cũng chụp
Ngói âm dương – Nét đẹp nhà rường miền Nam
Lớp trầm tích đất sét cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề sản xuất gạch ngói ở cả miền Nam, khoảng hơn 30 lò gạch ở Chợ Lớn vào thế kỷ XIX chuyên sản xuất gạch, ngói, vật liệu trang trí và các đồ gia dụng. Ở miền Tây, các hoạt động sản xuất ngói chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng trung tâm, chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, và Vĩnh Long – nơi nổi tiếng với “vương quốc lò gạch” Măng Thít nằm trải dài theo những con kênh rạch.
Ngói ở miền Nam thường rộng bản và sắp xếp thành từng dãy âm dương xen kẽ nhau, tạo nên các rãnh thoát nước mưa hiệu quả nhằm phù hợp với những cơn mưa rào rả riết trong miền địa lý này. Mái ngói thường ít khi trang trí đa sắc như các mái đình miếu, bộ ngói cũng ít gắn yếm ngói và câu đầu hơn.
Nhà cổ họ Trương. Ảnh: Tản Mạn Kiến Trúc
Ngoài ra, một số công trình cổ ở bên ngoài còn có sự tương đồng với kiến trúc người Hoa gốc Quảng Đông – chính là bát cổ tích. Là một chi tiết trang trí chấm phá các góc mái, bát cổ tích được bố trí ở giữa mái nhà với trang trí bằng các hình mẫu lưỡng nghi, bát quái hoặc hình hoa lá, chim chóc.
Nhà cổ họ Huỳnh và những chi tiết trên mái. Ảnh: Tản Mạn Kiến Trúc
© elledecoration
Bình luận chủ đề
Bài viết liên quan
Nguyên tắc và lưu ý khi thi công vật liệu tiêu âm
Bài trí phòng làm việc theo phong thủy để thu hút thành công
Cách chọn bàn trang điểm phù hợp nhất cho phòng của bạn
8 bồn tắm đá cẩm thạch: Xa hoa và thanh lịch
Ưu và nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp
6 lưu ý khi thiết kế phòng họp để tối ưu hiệu quả làm việc
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
SỞ HỮU PHÒNG TẮM ĐẬM CHẤT RIÊNG VỚI HANSGROHE FINISHPLUS
Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?
Chàng trai Sài Gòn được trao giải tại Giải thưởng kiến trúc quốc tế Architecture MasterPrize – AMP 2023
The CORE: Sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và công năng hiện đại | AD+ Studio
Ứng dụng vật liệu sinh học trong thiết kế nội thất
Camila Material Solutions – Giải pháp vật liệu từ kinh nghiệm chuyên môn
Bản hoan ca của đời sống
Văn phòng FPT telecom
Nhà mới với vật liệu cũ
Triển vọng vật liệu xây dựng nguồn gốc sinh học tại Việt Nam
KTS. Võ Trọng Nghĩa gây tiếng vang tại giải thưởng quốc tế TADA với công trình “Nhà Tân Bình”
NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ
Những lỗ gạch dịu dàng đón nắng hắt
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 747 | Tổng lượt truy cập: 9,970,661
