Materially và sứ mệnh tìm kiếm vật liệu bền vững mới

  • Thứ hai, 10:52 Ngày 09/10/2023   Lượt xem: 49
  • Buổi thảo luận cùng Materially, công ty chuyên về nghiên cứu, thử nghiệm các vật liệu ứng dụng bền vững mới, đã mở ra nhiều thông tin cụ thể hơn về lĩnh vực và sự thay đổi tốc độ của thị trường kéo theo những yêu cầu khắt khe về giải pháp cho vật liệu bền vững mới.

    Lựa chọn vật liệu là một trong những giai đoạn bắt buộc trong quá trình thiết kế. Hiện nay, các vật liệu bền vững vẫn được liên tục cập nhật và đổi mới nhằm tạo ra quy trình sáng tạo với các lựa chọn phù hợp, có tác động tích cực đến môi trường từ khi sản phẩm được ra đời cho đến khi kết thúc vòng đời sử dụng.

    vật liệu tai che polyurethane

    Tấm polyurethane tái chế | Ảnh: Material ConneXion LLC

    Anna Pellizzari, giám đốc điều hành của Materially chia sẻ: “Các đặc tính bền vững, cụ thể hơn là các yếu tố làm giảm tác động xấu vào môi trường của vật liệu là một phần rất quan trọng cho việc cải cách ngành thiết kế những năm gần đây. Material ConneXion – đối tác lâu năm của Materially, với phương châm “thiết kế bắt đầu từ vật liệu”, đã nhận thấy nguồn cảm hứng lớn cho sáng tạo và luôn tìm kiếm các giải pháp để áp dụng cho nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển sản phẩm. Trong các bối cảnh và nhu cầu của thị trường, việc tạo ra sáng kiến mới và phù hợp luôn cần được cải thiện liên tục mà ở đó, nguồn vật liệu đóng vai trò cầu nối trung gian giữa các nhà sáng tạo và người tiêu dùng.”

    vật liệu nhựa tái chế

    Tấm nhựa tái chế | Ảnh: Material ConneXion LLC

    Về tính bền vững, không thể không nhắc đến gỗ với những đặc tính mà khó có vật liệu nào so sánh được. Theo Anna, để khai thác gỗ một cách phù hợp có 3 phương pháp tiếp cận mang tính tuần hoàn:

    -Cách tiếp cận đầu tiên là thiết kế tháo rời, không sử dụng keo dính mà thay vào đó là các khớp nối. Tuổi thọ sản phẩm được kéo dài hơn khi chúng có thể được thay thế và sửa chữa, đơn giản hoá việc vận chuyển đến đối tượng sử dụng và hơn hết là tạo thuận lợi cho việc tái chế.

    -Cách thứ hai có tên gọi là “Hệ thống hoá”, với mục đích can thiệp vào các quy trình và đo lường tác động của công ty thông qua việc phân tích chi tiết các giai đoạn liên quan trực tiếp và gián tiếp của sản xuất.

    -Cuối cùng là phương pháp tiếp cận tập trung vào tái chế và thực hiện quy trình tuần hoàn khép kín cho  sản xuất, tạo thuận lợi cho việc tận dụng rác thải từ chuỗi cung ứng gỗ và tái chế để tạo thành các tấm vật liệu mới. Nhiều công ty đã thực hiện các quy trình này với định hướng khác nhau theo giai đoạn gồm Valcucine, Flos, Arper, hay Fantoni, Saviola và Saib.

    go ep tai che cong nghiep

    Tấm MDF với chất kết dính làm từ 100% gốc sinh học | Ảnh: Material ConneXion LLC

    Song song với gỗ, tấm MDF cũng được nghiên cứu để tạo ra một vật liệu bền vững mới với các tính chất nổi trội tương tự. Do nhu cầu giảm lượng khí thải trong quá trình sản xuất và sử dụng, phương án đầu tiên được tính đến là thay đổi chất kết dính. Tiếp theo là nguồn vật liệu được thay đổi bởi các chất thải thô sau sản xuất thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Các tấm vật liệu thô được mài nhẵn, ghép với các vật liệu khác nhau bằng keo tổng hợp hoặc sơn. Điều này làm MDF trở nên khó để đánh giá tác động của chúng đến môi trường vì thông thường, người sản xuất vật liệu quan tâm nhiều hơn đến nguyên liệu thô đầu vào và ít quan tâm đến việc xác minh chuỗi cung ứng với khả năng xử lý các vật liệu đến cuối vòng đời sử dụng.

    Anna Pellizzari chia sẻ: “Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến việc thay đổi nhanh chóng, tích cực trong văn hoá doanh nghiệp về hướng đi mới của hệ thống vận hành và các giải pháp vật liệu bền vững. Thoát khỏi các lối tư duy cũ và mở rộng tầm nhìn là điều hữu ích để phát triển lâu dài. Xây dựng các cộng đồng và kết nối khiến khởi đầu cho tương lai của thị trường vật liệu bền vững trở nên dễ dàng hơn.”

    vai tai che

    Ảnh: Materially

    Nguồn - Theo: Salone del Mobile.Milano

    0 Bình luận
    Update data ...