Neurodiversity và Biophilia: Tương lai không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

  • Thứ bảy, 18:53 Ngày 08/07/2023   Lượt xem: 79
  • Trong những thập kỷ tới, chắc chắn trải nghiệm của con người với không gian làm việc sẽ có nhiều thay đổi cơ bản. Các tòa nhà hiện đại phải mang nhiều tiện ích thông minh, lành mạnh và đáp ứng các yêu cầu của nhân viên về phúc lợi.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Trong những thập kỷ tới, chắc chắn trải nghiệm của con người với không gian làm việc sẽ có nhiều thay đổi cơ bản

    Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã và đang dần thay đổi hầu hết các phương diện của cuộc sống chúng ta: từ các mối quan hệ xã hội, trong công việc, thói quen tiêu dùng cho đến việc gia tăng bất bình đẳng,… Không nằm ngoài tác động to lớn đó, thực tế các chủ đề của kiến trúc xây dựng, không gian làm việc trong và sau đại dịch đang trở thành một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

    Thời gian này, giãn cách xã hội không còn điều gì quá xa lạ với bất kể đất nước nào phát hiện có ca nhiễm virus corona và làm việc online tại nhà trở thành giải pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Để thích ứng với những thay đổi của xã hội , rất nhiều các ý tưởng kiến trúc về không gian làm việc mới xuất hiện và thu hút sự chú ý rất lớn từ cộng đồng.

    Tuy nhiên, theo thống kê từ thực tế, không cần đến sự ảnh hưởng của coronavirus thì ở một số nước trên thế giới mô hình làm việc tự do đã phổ biến từ nhiều năm trước. Theo số liệu của Global Workplace Analytics e FlexJobs, từ năm 2005 đến năm 2015, số lượng các chuyên gia ở Hoa Kỳ dành ít nhất 50% công việc của họ tại nhà hoặc làm việc ở bên ngoài văn phòng. Hiện nay con số đó đã đạt 4,7 triệu người, chiếm 3,4% hiệu suất công việc.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Mô hình làm việc tự do đã phổ biến từ nhiều năm trước

    Global Work-from-Home Experience Survey (Khảo sát trải nghiệm làm việc tại nhà toàn cầu), là một trong những cuộc khảo sát toàn cầu lớn nhất về công việc sau đại dịch cho thấy 77% trong số gần 3000 nhân viên trả lời muốn tiếp tục làm việc tại nhà sau khi Covid-19 xuất hiện. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mọi người có xu hướng làm việc hiệu quả và thoải mái hơn khi ở nhà. Mặc dù trở thành xu hướng làm việc mới mang lại hiệu quả tích cực nhưng chắc chắn không gian văn phòng vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và có lẽ sẽ có nhiều phương án sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới. Ngày nay, văn phòng tồn tại không chỉ là nơi làm việc mà còn là không gian kết hợp các giá trị văn hóa của công ty, trải nghiệm tập thể, thúc đẩy và trao quyền cho cộng đồng.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Văn phòng tồn tại không chỉ là nơi làm việc mà còn là không gian kết hợp các giá trị văn hóa của công ty

    Trong những thập kỷ tới chắc chắn trải nghiệm của con người với không gian làm việc sẽ có nhiều thay đổi cơ bản. Các tòa nhà hiện đại phải mang nhiều tiện ích thông minh, lành mạnh và đáp ứng các yêu cầu của nhân viên về phúc lợi.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Các tòa nhà hiện đại phải mang nhiều tiện ích thông minh

    Neurodiversity (Đa dạng thần kinh)

    Neurodiversity là thuật ngữ đề cập đến các biến thể tự nhiên trong não người, liên quan đến tính hòa đồng, khả năng học tập, sự chú ý, tâm trạng và các chức năng nhận thức khác. Báo cáo của Key Sargent (Giám đốc WorkPlace tại văn phòng HOK) trong nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người đã nhiễm coronavirus, sức khỏe cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nhất định về lâu dài (có thể hiểu là di chứng của virus để lại). Nhiều người trong số đó ảnh hưởng về thần kinh. Ngoài ra, các triệu chứng trầm cảm và lo lắng tăng gấp 4 lần vào tháng 6 năm 2020 so với năm 2019. Do đó, việc hiểu rõ và tăng cường các giải pháp về thiết kế toàn diện cho không gian làm việc là tiền đề cơ bản trong kiến trúc văn phòng sau đại dịch.

    Để hiểu rộng hơn về phạm vi của thuật ngữ Neurodiversity, các nhà nghiên cứu nhân khẩu học đã đưa ra dữ liệu thú vị về đa dạng thần kinh của con người và những tác động của nó đối với môi trường làm việc. Chỉ 50% số người cho rằng không gian văn phòng có thể hỗ trợ cải thiện tinh thần cho họ và 78% lại muốn có một không gian làm việc linh hoạt hơn nữa. Điều đó sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho hiệu quả làm việc, đồng thời có nó có thể giúp cân bằng tốt hơn giữa cuộc sống và công việc của họ.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Neurodiversity là thuật ngữ đề cập đến các biến thể tự nhiên trong não người, liên quan đến tính hòa đồng, khả năng học tập, sự chú ý, tâm trạng và các chức năng nhận thức khác

    Phương pháp Agile là phương pháp khuyến khích các quy trình làm việc, hợp tác một cách năng động và có sự tham gia của tất cả các yếu tố trong không gian làm việc. Đặc trưng của nó là tổ chức các không gian để cung cấp các môi trường thuận lợi cho một số loại công việc từ cá nhân đến hoạt động nhóm hay sáng tạo, tập trung, trao đổi, giao lưu,… Như vậy, rõ ràng cần phải có những phương hướng mới cho thiết kế không gian văn phòng nhằm đáp ứng điều kiện làm việc đa dạng của nhân viên.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Phương hướng mới cho thiết kế không gian văn phòng nhằm đáp ứng điều kiện làm việc đa dạng của nhân viên.

    Theo nghiên cứu, xem không gian làm việc như một hệ sinh thái rộng lớn sẽ cho phép chúng ta nhận ra giá trị của mỗi cá nhân, từ đó có thể tối ưu hóa thời gian, cải thiện môi trường làm việc và hỗ trợ lối sống của nhân viên văn phòng. Điều đó đem đến một góc nhìn rộng hơn về môi trường doanh nghiệp với chức năng tạo ra lợi ích cho tất cả mọi người cụ thể: nhân viên, khách hàng và ngay cả chủ doanh nghiệp. Các lợi ích về một không gian làm việc mới sẽ hỗ trợ linh hoạt trong kinh doanh, cải thiện sức khỏe cho nhân viên và tăng cảm giác thân thuộc cho họ, mở rộng khả năng tiếp cận và giữ chân nhân viên xuất sắc, đồng thời nâng cao hình ảnh của công ty. Hơn bao giờ hết, cần phải có một cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về cải tạo không gian làm việc sau khi vượt qua đại dịch.

    Phương pháp Agile được đặc trưng bởi việc tổ chức các không gian để cung cấp các môi trường thuận lợi cho một số loại công việc: cá nhân, nhóm, sáng tạo, tập trung, tập hợp, trao đổi. Sự cần thiết phải cung cấp một bối cảnh trao quyền cho nhân viên dựa trên sự đa dạng của họ là rõ ràng.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Sự cần thiết phải cung cấp một bối cảnh trao quyền cho nhân viên dựa trên sự đa dạng của họ là rõ ràng.

    Có thể tạo trải nghiệm cá nhân hóa trong không gian làm việc không? Các phân tích đã cho thấy rằng có rất nhiều phản ứng của mọi người về vấn đề này. Một số muốn tiếp tục làm việc ở nhà, bởi họ nhận ra hiệu quả làm việc tăng lên khi không bị phân tâm với môi trường làm việc tại văn phòng, hay họ sẽ có nhiều thời gian trống hơn có thể sử dụng tự do. Một số khác lại cho rằng họ không thể thích nghi với xu hướng làm việc ở nhà, đơn giản chỉ khi đến công ty thì họ mới có nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác và trở nên năng động hơn.

    Từ việc phân tích các phản ứng này, chúng ta có thể xác định ba thái độ có thể có sau đại dịch:

    – Lựa chọn thông thường là quay trở lại thói quen làm việc cố định;

    – Tiếp tục làm việc ở nhà hoặc một không gian làm việc cảm thấy thoải mái nhất;

    – Nhân viên có quyền được tự do lựa chọn, đăng ký môi trường làm việc mà bản thân muốn.

    Đối với các công ty quyết định quay lại thói quen làm việc cố định, họ nên có những điều chỉnh căn bản về cách vận hành và cung cấp dịch vụ trong thực tiễn mới. Một cuộc khảo sát gần đây của GP PRO (một công ty cung cấp hệ thống vệ sinh) cho thấy 3 trong số 4 người Hoa Kỳ nói rằng họ lo ngại về việc quay trở lại không gian làm việc trước đây, bởi chắc chắn sẽ có những thay đổi đáng kể về mức độ tập trung. Xu hướng chủ yếu nhiều nhân viên văn phòng mong muốn là có thể kết hợp linh hoạt thời gian làm việc ở văn phòng và làm việc ở những nơi khác nhằm tạo ra hiệu suất làm việc tốt nhất. Global Workplace Analytics Research dự đoán rằng có tới 30% nhân viên văn phòng mong muốn sẽ tiếp tục làm việc tại nhà và do đó việc thiết lập lại không gian làm việc sẽ cần phải lên kế hoạch một cách kỹ lưỡng, hiệu quả nhất có thể.

    Các công ty sẽ cần phát triển thêm các hệ thống bản đồ để nắm được vị trí và thời điểm làm việc của nhân viên, từ đó có thể sắp xếp lịch trình phù hợp, khi nào họ có thể tập trung và khi nào có thể tách riêng lẻ. Phương pháp này cho thấy sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong cách làm việc, thích ứng kịp thời ở thời đại mới

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Xu hướng chủ yếu nhiều nhân viên văn phòng mong muốn là có thể kết hợp linh hoạt thời gian làm việc ở văn phòng

    Công nghệ kết nối chúng ta đến gần nhau hơn

    Hơn bao giờ hết, việc sử dụng công nghệ đang trở nên không thể thiếu. Kiến trúc bắt đầu có những thiết kế hạn chế va chạm trực tiếp nhưng vẫn phải đảm bảo tính tương tác cao. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích các công ty áp dụng các giải pháp tương tác thông qua công nghệ số hiện đại.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Công nghệ kết nối chúng ta đến gần nhau hơn

    Trong phân tích của Gartner Group ở thời điểm trước đại dịch có nhấn mạnh rằng: Mặc dù khởi đầu khá rụt rè chỉ với 3% vào năm 2019, nhưng theo dự tính đến năm 2023, một phần tư tương tác giữa nhân viên với các thiết bị công nghệ hiện đại sẽ càng trở nên phổ biến hơn.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Định dạng làm việc mới này cho phép mọi người sẽ được trải nghiệm trong các bối cảnh công việc khác nhau.

    Định dạng làm việc mới này cho phép mọi người sẽ được trải nghiệm trong các bối cảnh công việc khác nhau. Thông qua các thiết bị lập bản đồ, giao diện kỹ thuật số với hình ảnh trực quan, thời gian thực và thậm chí cả ảnh 3 chiều,.. tất cả sẽ được kết hợp với kiến trúc nhằm giúp mọi người có thể tương tác, kết nối với nhau dễ dàng dù ở không gian nào.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Tăng chiều rộng của bàn làm việc

     Một số biện pháp vật lý có thể được thực hiện nhanh chóng bởi các công ty:

    – Tăng cường các biển báo và giao tiếp bằng hình ảnh, làm rõ các quy tắc về khoảng cách; 

    – Tăng chiều rộng của bàn làm việc;

    – Hành lang và cửa ra vào rộng hơn; 

    – Xoay chuyển

    Bên cạnh đó, việc sử dụng điều khiển từ xa được kích hoạt bằng cảm biến có thể tăng lên, giảm số lượng bề mặt cần phải chạm vào và cho phép nhân viên sử dụng thang máy hay cửa đi qua mà không cần chạm vào chúng.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Tăng cường các biển báo và giao tiếp bằng hình ảnh, làm rõ các quy tắc về khoảng cách;

    Sử dụng khái niệm Biophilia để tránh tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý con người

    Theo phân tích trên tờ The New York Times, nếu các cuộc tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 dẫn đến việc tạo ra các hệ thống kiểm soát chặt chẽ hơn; hay để ứng phó với cơn bão Sandy vào năm 2012 chính quyền quyết định gia tăng các hệ thống cơ khí thì năm 2020, coronavirus khiến chúng ta tập trung hơn vào sự lưu thông gian trong nhà

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Sử dụng khái niệm Biophilia để tránh tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý con người

    Hầu hết mọi người dành 90% thời gian ở trong nhà để có thể đảm bảo mức độ tiếp xúc với mọi người được hạn chế nhất có thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái trên tạp chí Nature cho thấy ô nhiễm không khí có liên quan đến sự suy giảm đáng kể về nhận thức, chúng có thể còn gây ra các bệnh về hô hấp và tim mạch.

    Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, so với ô nhiễm không khí ngoài trời thì ô nhiễm không khí trong nhà lớn gấp 4 hoặc có thể là 15 lần. Điều đó cho thấy sự hình thành chứng bệnh mới, cái gọi là “Hội chứng xây dựng bệnh tật”.

    Trong phân tích dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đức đã chỉ ra rằng làm việc trong văn phòng có mức độ lọc không khí cao có thể tăng tuổi thọ cho nhân viên. Ngoài ra một nghiên cứu về sức khỏe của trường Đại học Harvard cho rằng sự cải thiện lưu thông không khí bên trong thực sự rất quan trọng, nó có thể làm tăng khả năng nhận thức lên khoảng 61%.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Viện Nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đức đã chỉ ra rằng làm việc trong văn phòng có mức độ lọc không khí cao có thể tăng tuổi thọ cho nhân viên

    Hiện nay các cuộc thảo luận về chất lượng không khí đang là chủ đề nóng hổi với rất nhiều ý kiến được đưa ra. Điều đó sẽ càng thúc đẩy các chiến lược để giải quyết vấn đề không khí. Nhưng nhìn sang khía cạnh xây dựng, vấn đề này có ảnh hưởng khá lớn đến việc lựa chọn vật liệu và đồ nội thất sử dụng cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Chẳng hạn như vải bọc, thảm trải sàn và rèm cửa truyền thông vốn dĩ “nổi tiếng” với việc tích nhiều bụi bẩn. Nội thất bằng vật liệu tự nhiên ngày càng trở nên không thể thiếu trong bất kể không gian nào. Hay những thiết kế với bề mặt phẳng và dễ rửa sẽ được ưu tiên hơn các bề mặt xốp có thể giữ lại vi khuẩn. Điều thú vị hơn nữa đó là, trong các thiết kế nội thất hiện đại ngày nay, bạn có thể tìm thấy các vật liệu kháng khuẩn được sử dụng trong bệnh viện hay phòng thí nghiệm ngay trong chính không gian bạn đang sinh sống và làm việc. Vì theo Sharklet Technologies , dường như mọi người giờ đây trở nên quan tâm hơn đến các vật liệu mới mà vi khuẩn không thể bám vào.

    Ngoài ra, không gian có cửa sổ được bố trí hợp lý có thể trở thành một giải pháp kiến trúc giúp đảm bảo trao đổi không khí và làm dịu sự ngăn cách giữa nội thất và ngoại thất, xóa nhòa ranh giới giữa kiến trúc xây dựng với cảnh quan tự nhiên. Nhờ đó, chúng ta có thể phát triển những trải nghiệm cảm xúc tích cực, mở rộng các mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Chúng ta có thể phát triển những trải nghiệm cảm xúc tích cực, mở rộng các mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

    Như vậy, việc đầu tư vào biophilia, hiểu đơn giản là đầu tư vào sự kết nối giữa thiên nhiên với con người có nghĩa rất lớn trong thời kỳ hậu đại dịch. Sự cộng sinh giữa thiên nhiên và không gian được xây dựng sẽ đem đến những ích lợi không ngờ cho sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trong nghiên cứu được công bố bởi văn phòng Workpace chỉ ra 58% không gian làm việc trên thế giới không có thảm thực vật.

    Các nghiên cứu từ Đại học Exeter (EU) đang cho thấy những lợi ích rõ ràng đối với sức khỏe thể chất tâm lý khi ở trong không gian được thiết kế với thảm thực vật. Cụ thể, họ lấy dẫn chứng từ những nhân viên tiếp xúc với thiên nhiên có năng suất và động lực cao hơn 15% so với những người làm việc trong một môi trường không có thảm thực vật. Người ta ước tính rằng trong một phòng có đủ số lượng thực vật, số lượng vi khuẩn giảm đi 60%; ngoài ra triệu chứng đau đầu giảm 24% và ngứa mắt giảm 52%.

    Mỗi người đều nên được kết nối với thiên nhiên. Trong trường hợp người đó làm việc liên tục trước màn hình, khuyến khích họ nên thường xuyên hướng mắt về khu vực có màu xanh lá cây. Việc kết hợp thực vật và vật liệu tự nhiên sẽ góp phần trực quan vào môi trường và tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức về không gian làm việc.

    Từ các nghiên cứu khác được phát triển, trong đó có nghiên cứu của Trung tâm sức khỏe và Môi trường toàn cầu của Harvard đã chứng minh rằng người sử dụng tòa nhà với nhiều thảm thực vật có hiệu suất cao về tính bền vững, ít triệu chứng bệnh tật và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Một báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ gợi ý rằng một văn phòng có nhiều cây trồng sẽ làm tăng sự gắn bó của nhân viên, năng suất, từ đó chỉ số hạnh phúc cũng đẩy lên cao.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Người sử dụng tòa nhà với nhiều thảm thực vật có hiệu suất cao về tính bền vững, ít triệu chứng bệnh tật và chất lượng cuộc sống tốt hơn

    Một trải nghiệm không gian kết hợp

    Trong thời đại mà người dân bị hạn chế tiếp cận các khu vực bên ngoài, mẹo tốt nhất để nhân viên vẫn muốn đến văn phòng có thể là tạo ra các không gian mở giúp giải tỏa khỏi sự kín bưng ngột ngạt.

    Rất nhiều các nghiên cứu và thu thập thông tin được chỉ ra nhằm tìm kiếm giải pháp thay thế cho không gian văn phòng trong và sau đại dịch. Sẽ khó có một không gian tập trung hàng trăm người. Các hình thức cộng tác làm việc chắc chắn sẽ có nhiều chuyển đổi phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Tuy nhiên, mô hình văn phòng vẫn cần tiếp tục tồn tại. Chỉ đơn giản là chúng ta cần có những không gian phù hợp tiện ích hơn để đảm bảo cho việc gặp gỡ, tương tác được an toàn và hiệu quả.

    Neurodiversity và Biophilia: Tương lai của không gian làm việc trong kỷ nguyên hậu đại dịch

    Chúng ta cần có những không gian phù hợp tiện ích hơn để đảm bảo cho việc gặp gỡ, tương tác được an toàn và hiệu quả.

    Bên cạnh các tương tác thông qua các giao diện kỹ thuật số mang lại hiệu quả không phải tuyệt đối, chúng ta đang có xu hướng kết nối xã hội với khoảng cách vật lý. Có thể hiểu là một mô hình tổ chức công việc mới, nơi mọi người gian cách nhau nhưng vẫn có không gian chung, một văn phòng kết hợp mới; một không gian ưu tiên trải nghiệm người dùng, khuyến khích trao đổi, sáng tạo, cùng tồn tại, linh hoạt và thích ứng với nhu cầu.

    biên dịch từ Archdaily

    0 Bình luận
    Update data ...