MẶT TRẦN
MẶT TRẦN
Trần nhà là một chiều không gian quan trọng trong thiết kế nội thất. Về kỹ thuật, nó được xem là yếu tố cấu trúc dùng để đóng kín không gian hoặc là lớp che phủ sàn của tầng bên trên. Trong các tòa nhà cao ốc, trần còn là nơi rất quan trọng chứa và đậy những hệ thống ống về dây điện, ống điều hòa không khí, lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy, các kết cấu sắt thép, thanh giằng....
Về thẩm mỹ, trần nhà tăng cường và biến đổi cảm giác của không gian cũng như cung cấp nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng hệ thống chiếu sáng, từ việc cung cấp ánh sáng tỏa xuống đều khắp phòng đến ánh sáng soi rọi khu vực đặc biệt nào đó. Ngoài ra, trần còn giải quyết nhiều tác dụng khác về âm thanh (như có thể được tăng cường bằng cách hấp thụ hay suy giảm âm) - và nhiệt độ (như cách nhiệt bằng cách tạo ra một trần giả với lớp cách nhiệt giữa trần và không gian phòng)...vv, những thứ mà ta có thể hình dung rõ nhất trong nội thất Nhà hát, rạp chiếu phim hay trung tâm hội nghị, văn phòng.
Như vậy, nói tới việc thiết kế trần, chúng ta cần phải lưu tâm các yếu tố:
- Hệ thống kỹ thuật
- Các vấn đề âm và nhiệt
- Thẩm mỹ hoàn thiện
Với các nhà thiết kế kiến trúc, nội thất, họ có thể sáng tạo ra hàng triệu kiểu dáng trần phù hợp cho từng không gian khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng chỉ xoay quanh một số vật liệu và giải pháp chính. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thử đó bao gồm những vật liệu và giải pháp gì trong bài này.
CÁC GIẢI PHÁP TRONG THIẾT KẾ TRẦN NỘI THẤT
Như ở phần mở đầu có nói, nhiệm vụ của trần có rất nhiều thứ khác nhau, từ che chắn, chịu lực đến các vấn đề âm học hay chiếu sáng.....Các giải pháp cũng cần phải dựa theo đó mà được cân nhắc kỹ trước khi quyết định thẩm mỹ và hình dáng của trần.
1. TRẦN MỞ - Open ceiling
Trần mở là trần mà nhìn lên bạn sẽ thấy đầy đủ các dây nhợ và đường ống kỹ thuật nếu có của phần kiến trúc xây dựng. Những phong cách nội thất như Industrial, Vintage hay đương đại rất hay sử dụng loại trần này do chủ nhà có xu hướng yêu thích những gì thô mộc mà mạnh mẽ. Nhà thiết kế cần phải xem xét kỹ hiện trạng và cùng ngồi với kỹ sư MEP để tìm ra cách tốt nhất làm đẹp những hệ thống lộ diện. Dù là thô mộc nhưng nó cần có độ chỉn chu nhất định. Ngoài ra chúng ta cũng thấy có vài dạng hình thức của trần mở đan cài yếu tố design thêm như gỗ, sắt để tăng chiều sâu về cảm giác không gian.
2. TRẦN CHÌM (trần treo xương chìm) - Concealed ceiling
Trần chìm nói về những giải pháp đóng trần mà ở đó, tất cả các khung xương, ty treo, các lớp vật liệu cách âm cách nhiệt....đều được giấu hết bên trên, còn lại chỉ thấy một mảng trần đồng nhất đẹp đẽ, tựa như nó là một khối liền nhất của không gian nhà. Các loại trần giật cấp phức tạp hơn mà giấu khung đi thì vẫn được gọi là trần chìm. Trần chìm là giải pháp được yêu thích và sử dụng nhiều nhất bởi đám đông vì tính thẩm mỹ đa dạng.
Một số ví dụ về trần chìm hoàn thiện trong nội thất nhà ở:
3. TRẦN NỔI (Trần thả) - Suspended ceiling
Trần nổi là dạng trần sử dụng các tấm module sẵn có để lắp đặt và để lộ ra một số kết cấu về khung. Trần nổi có ưu điểm lớn là có thể dễ dàng tháo lắp để chỉnh sửa các lỗi về hệ thống kỹ thuật giấu bên trên trong việc bảo hành, bảo trì nhưng chắc chắn,
4. TRẦN CĂNG XUYÊN SÁNG
Trần căng xuyên sáng có bản chất như Trần treo với hệ thống bao gồm khung xương chìm và màng vải nhựa tổng hợp, có khả năng xuyên sáng từ 40-90% do được lắp đèn led phía trên. Trần xuyên sáng khuếch tán ánh sáng một cách nhẹ nhàng và đồng nhất. Màu sắc và mức độ khuếch tán ánh sáng khác nhau của các tấm vải căng sẽ phụ thuộc theo ý muốn của người thiết kế. Các kỹ sư cũng có thể biến đổi màu ánh sáng nhờ hệ thống dimmer cho phép thể hiện nhiều trạng thái, tạo nên nhịp điệu, hình ảnh sống động vô cùng.
Theo VLXD, màng nhựa tổng hợp của loại trần này có độ dày từ 0.17 – 0.36mm và có thể tái chế hoàn toàn, có sẵn 230 mầu sắc và 16 loại bề mặt hoàn thiện khác nhau. Bao gồm các dòng Lacquer (bóng như được tráng gương) Matt, Metalic (giống kim loại), Satin,Suede (giống nhung), Perforated (đục lỗ) và sử dụng hiệu ứng khúc xạ của ánh sáng… Chúng ta có thể in hoặc sơn lên tấm màng nhựa hoặc tiến hành design thêm hiệu ứng khác nữa mà bạn muốn. Với khả năng chống thấm nước tốt nước, rất dễ rang trong lau rửa, không bị thoát hơi ra bên ngoài và đặc biệt hơn nữa đạt tiêu chuẩn loại 1 chống cháy (BCA- của Úc), M1 (của Pháp) Bs1-d0, Bs2-d0 và B S3-d0 (Châu Âu), loại 1 (Mỹ) trần xuyên sáng là sự lựa chọn số 1 trong thiết kế các mẫu trần nhà đẹp hiện đại. Mỗi tấm được hàn một “dải móc” bằng nhựa tổng hợp bao xung quanh sử dụng dùng để móc chắc chắn vào hệ khung xương viền.Trọng lượng tấm rất nhẹ và được sản xuất theo yêu cầu thiết kế, đáp ứng bất kỳ hình dạng và kích thước để tùy theo lựa chọn của chủ đầu tư, yêu cầu đặc thù bố trí nội thất KTS cho các công trình.
Khung xương viền để treo trần thì được làm bằng nhôm (cũng có một số loại làm bằng nhựa PVC hoặc vật liệu khác tùy cho ứng dụng trần) giúp cho trọng lượng của trần không quá nặng. Trần sử dụng hệ thống vương viền rất đa dạng, có thể linh hoạt theo yêu cầu của thiết kế và thi công: Có thể tạo hình cung vòm hay bất kể hình dạng nào mà chủ đầu tư mong muốn. Điều này tạo ra những lợi thế rất lớn cho loại trần xuyên sáng.
5. TRẦN CÁCH ÂM, TIÊU ÂM/ HÚT ÂM - ACOUSTIC CEILING
Về mặt âm thanh, đây là yêu cầu riêng biệt cho một khu vực hay không gian đặc trưng nào đó cần thiết. Các bạn cần lưu ý sự khác biệt giữa cách âm và tiêu âm, nó cũng dẫn đến sự khác biệt trong việc sử dụng giải pháp phù hợp.
Khi âm thanh lan truyền trong không gian, năng lượng âm sẽ truyền trực tiếp xuyên qua cấu kiện ngăn chia, và truyền gián tiếp xuyên qua các kết cấu xung quanh. Âm thanh gián tiếp có thể được tiếp nhận, được nghe ở phòng bên lọt qua hơn rất nhiều đường so với âm thanh trực tiếp. Các vị trí khe nối giữa các bức tường, sàn, trần, cửa sổ, các hệ thống thông gió/ điều hòa, cửa đi, trần treo… chính là những đường chính dẫn cho âm thanh gián tiếp truyền xuyên qua.
Theo tonghy.com, Cách âm (sound insulation / sound attenuation) - chỉ hiện tượng cường độ âm thanh bị suy giảm khi truyền từ khu vực này đi ngang qua một hệ sàn, trần hay tường nội ngoại thất đến khu vực khác. Sóng âm thanh sơ cấp, từ một nguồn phát sẽ lan truyền khắp nơi trong môi trường truyền dẫn, khi gặp phải một rào cản (hệ sàn/trần, hệ mái/trần, hệ tường nội ngoại thất) sẽ làm rung rào cản, làm phát sinh sóng âm thứ cấp ở mặt kia của rào cản, và như thế âm thanh sẽ truyền qua rào cản nhưng với cường độ đã bị suy giảm. Như vậy hiểu một cách ngắn gọn, khả năng cách âm gắn liền với một hệ thống được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. Nếu ai có nói “vật liệu này cách âm tốt”, rõ ràng họ hoàn toàn không hiểu đúng bản chất vấn đề. Cách âm là một khái niệm mô tả sự giảm của âm thanh truyền qua giữa hai không gian riêng biệt bởi cấu kiện ngăn chia. Về mặt lý thuyết, vấn đề cách âm cho công trình cần phải được quan tâm trên cả hai phương diện: âm truyền từ bên trong công trình và âm truyền từ bên ngoài công trình.
Tiêu âm là khả năng hấp thụ năng lượng âm thanh của vật liệu khi sóng âm đến chạm vào bề mặt vật liệu. Vật liệu càng xốp, nhẹ (cấu tạo có rất nhiều lỗ rỗng nhỏ li ti chứa không khí bên trong) và càng dày thì có khả năng tiêu âm càng cao. Vật liệu càng cứng, đặc, chắc có khả năng tiêu âm rất kém, nói cách khác sóng âm sẽ hầu như phản xạ toàn phần khi đến chạm vào bề mặt vật liệu. Xử lý tiêu âm một căn phòng là ốp các bề mặt căn phòng (ví dụ như sàn, tường, trần) bằng các loại vật liệu chuyên dùng có khả năng rất tốt trong việc hấp thụ năng lượng sóng âm. Nói cách khác, tiêu âm là biến âm thanh ù ù trong một phòng nghe trở nên rõ ràng và chắc chắn, làm biến mất những âm thanh dội lại, tạo ra chất lượng âm thanh tốt hơn cho phòng hát, phòng thu.
Như vậy, cách âm hoàn toàn khác với tiêu âm. Muốn để người trong phòng không nghe thấy những âm thanh từ môi trường bên ngoài, cũng như để âm thanh trong phòng không lọt ra bên ngoài, ta phải thi công cách âm cho căn phòng đó.
Theo AK Việt Nam, vật liệu chặn sự truyền đi của âm thanh tạo ra môi trường yên tĩnh gọi là vật liệu cách âm. Khi âm thanh đi vào vật liệu, năng lượng xuyên qua mặt bên kia của vật liệu rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có khả năng cách âm tốt. Chênh lệch decibel (dB) giữa năng lượng âm thanh đi vào và năng lượng âm thanh xuyên qua ở một mặt khác chính là lượng cách âm của vật liệu.
Chúng ta có thể hiểu rằng: Vật liệu hút âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh phản xạ, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh phản xạ. Vật liệu cách âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh xuyên qua ở mặt bên kia, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh xuyên qua.
Vât liệu hút âm cho phép âm thanh dễ đi vào và xuyên qua, do đó nguyên liệu tạo thành vật liệu hút âm phải xốp (nhiều lỗ), tơi và thông khí. Kết cấu của nó là: vật liệu có các lỗ siêu nhỏ số lượng lớn, liên kết với nhau, có tính thông khí nhất định. Ngược lại, vật liệu cách âm lại đòi hỏi giảm năng lượng âm thanh xuyên qua và ngăn chặn sự truyền âm. Vật liệu cách âm phải chắc, tỉ trọng cao. Ví dụ như tấm thép, gang, gạch ngói, kính. Yêu cầu với vật liệu cách âm là vật liệu chắc chắn không có lỗ, có trọng lượng lớn. Bản chất giữa 2 loại vật liệu này khác nhau, nhưng trong các công trình thông thường chúng đều được sử dụng kết hợp, cùng nhau phát huy hiệu quả chống tạp âm.
Một số tấm tiêu âm (đục lỗ) có trên thị trường :
Một số hình thái sản xuất các tấm được kết nối thông minh từ các nhà sản xuất SPÄH hay OWA đều của Đức - giúp hấp thụ âm thanh tốt hơn nhưng lại mở rộng vô số các hình thức và định dạng design khác nhau, từ gồ ghề mạnh mẽ với các bề mặt lồi lõm sắc nét ấn tượng đến nhẹ nhàng, thanh thoát với những họa tiết cong,...các nhà thiết kế không phải lo lắng trong việc giới hạn sự sáng tạo của mình
Bài viết sử dụng nhiều hình ảnh và tư liệu được tổng hợp biên soạn từ các nhà thiết kế và sản xuất khác nhau từ VN đến thế giới. Hy vọng nó mang lại nhiều giá trị cho người xem.
JS.
Bài viết liên quan
Vì sao trần nhà bị mốc dù mới xây?
5 Nguyên Tắc Chọn Quạt Trần Cho Phòng Khách
Trần bê tông thô - Ưu và nhược điểm bạn cần biết
Bỏ túi những lưu ý khi làm trần gương cho căn hộ
KẾT HỢP HIỆU QUẢ CÁC LOẠI VẬT LIỆU
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 84 | Tổng lượt truy cập: 9,763,853