NHỮNG MẢNG TƯỜNG KÍNH NGHỆ THUẬT RỰC RỠ NHƯ TRANH

  • Thứ tư, 17:58 Ngày 25/03/2020   Lượt xem: 638
  • Kính là loại vật liệu được rất nhiều sự yêu thích trong nội thất bởi cái cách mà nó vừa ngăn chia không gian lại như vừa kết nối các khu vực lại với nhau trong một tổng thể đồng nhất. Kính có thể khiến ánh sáng xuyên qua nhau, tạo nên những hiệu ứng đôi khi ngoài sức tưởng tượng bởi những cường độ và màu sắc của đèn, đặc biệt là từ nguồn sáng tự nhiên. Kính cũng có thể thi công dễ dàng, tuy nhiên với kính uống cong thì sẽ hơi khó và có giới hạn sản xuất của nó (độ cong phải lớn) nhưng hiệu quả mà một tấm kính uốn cong đặt trong không gian mang lại cũng ấn tượng không kém. Bài viết này giới thiệu một mảng ứng dụng khác của kính, đó là kính màu nghệ thuật đương đại với những ứng dụng sáng tạo về công nghệ thủy tinh trong môi trường nội thất

    1. KÍNH SAWTOOTH (sawtooth glass) :

    A. Công trình bệnh viện cho trẻ em : do Paul Housberg thực hiện. Bức tường kính nghệ thuật cong bao quanh một phòng thiền tại Bệnh viện chuyên khoa Trẻ em. Nó được làm bằng gạch thủy tinh thủ công sawtooth với kỹ thuật chủ đích tạo nên các viên gạch kính cho bức tường với một cảm giác đầy chất "organic" (hữu cơ)

    B. Công trình Phòng thí nghiệm hóa học Frick tại Đại học Princeton : những bức tường kính được đặt ở đầu dãy phía bắc và phía nam của hành lang trung tâm văn phòng của tòa nhà

    C. Khách sạn Grave 601 : Tổng cộng có bốn bức tường nghệ thuật bằng kính màu xanh da trời đã được lắp đặt trong phòng khiêu vũ và các khu vực tiền chức năng của Khách sạn. Các nhà thiết kế đã sử dụng thêm đèn đặt phía sau vách kính để tạo ra hiệu quả làm nổi bật hơn những vách kính được làm handmade này

    2. KÍNH KILNFORMED (kilnformed glass) : 

    Khách sạn Ink 48 : Tập đoàn Rockwell muốn có một tấm kính nổi bật ở phía sau quầy reception hòng làm gia tăng sức hút mạnh mẽ nhất cho khu vực sảnh. Paul Housberg đã tạo nên bức tường kính nung với vẻ ngoài hơi nhấp nhô và bề mặt được chế tác hoàn toàn bằng thủ công này. Nó có thể được nhìn thấy từ ngoài đường và đóng vai trò là một mảng đèn tín hiệu đặc trưng để thu hút khách hàng.

    3. KÍNH THỔI PHUN SƠN (PAINTED MOUTH-BLOWN GLASS) : 

    A. Công trình bệnh viện phục hồi chức năng : Việc lắp đặt tấm kính sơn mang tên Water Walk này tại sảnh của Bệnh viện. Bệnh viện áp dụng cách tiếp cận toàn diện, trị liệu để khôi phục sự độc lập của bệnh nhân và để tạo điều kiện cho họ quay trở lại cộng đồng. Vị trí của nó cho phép một tầm nhìn ra bến cảng cùng cơ sở là các môn thể thao dưới nước trị liệu và sử dụng cộng đồng.

    Việc lắp đặt bao gồm tấm kính thủy tinh thổi phun sơn bằng sơn và sau đó dán vào gương. Nó được lấy cảm hứng từ nước tạo nên những chuyển động, phản chiếu trên bề mặt gây nên sựkết nối giữa nước và trị liệu cho bệnh nhân

    B. Trụ sở chính của CalSTRS : Tấm kính nghệ thuật được làm handmade thủ công với sơn thủy tinh ứng dụng và dán vào gương sau đó. Ý tưởng của nó được lấy cảm hứng từ hợp lưu của người Mỹ và con sông Sacramento gần nơi tòa nhà tọa lạc.

    4. KÍNH MÀU NỔI (FLOAT & COLOUR GLASS) :

    Tòa nhà William J Nealon Federal : sử dụng nghệ thuật thủy tinh đương đại mang tên Lightfall, được tạo ra từ công nghệ kính có tên Float and colour, bức tường kính mang lại vẻ đẹp thuần khiết và đầy ấn tượng

    Mọi tác phẩm về kính trên đều được thực hiện bởi Paul Housberg. Ông sinh ra ở New York, sống và làm việc tại Jamestown, Rhode Island. Sau khi nhận bằng Cử nhân Mỹ thuật và Thạc sĩ Mỹ thuật của Trường Thiết kế Rhode Island, ông đã học ở Anh với Patrick Reyntiens, người tiên phong trong kính màu đương đại và là tác giả của một bằng sáng chế tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật. Sau đó, với tư cách là học giả Fulbright, Housberg đã theo đuổi nghệ thuật của mình tại Trung tâm nghiên cứu thủy tinh quốc tế (CIRVA) ở Brussilles, Pháp.

    JS.

    Bài viết được biên soạn từ trang Architize.com

    0 Bình luận
    Update data ...