Diễn đàn

NHỮNG Ý TƯỞNG TƯƠI MỚI

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo) - Người đăng: Admin_04

Mùa xuân khởi nguồn cho nhiều cảm hứng của những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tác, sáng tạo không gian. Mùa xuân đầu tiên trong thập niên mới đã tới, mang đến hy vọng về một khởi đầu mới cho những sáng tạo không gian mà mỗi người hành nghề thiết kế có thể tạo ra cho đô thị và cho mỗi gia đình.

Cùng với những tác phẩm nội thất của các kiến trúc sư, nhà thiết kế chuyên nghiệp, những sáng tạo của sinh viên ngành Thiết kế nội thất trường Đại học Kiến trúc TP.HCM trong thời gian qua mà chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc của Nhà Đẹp dưới đây cũng sẽ mang lại nhiều cảm xúc, góp thêm cho những ý tưởng mới mà có thể mỗi chúng ta đang tìm kiếm…

 

Không gian sảnh: Tái hiện các hoa văn thổ cẩm trên vách gỗ

“TRUNG TÂM VĂN HÓA TỈNH KON TUM”, CHÂU THỊ KIM TRANG:

Sinh ra trên quê hương Gia Lai, tác giả đã hiểu và trân trọng những nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Một trong những câu chuyện văn hóa gắn liền với cộng đồng người dân Tây Nguyên, đó là “Kể sử thi”. Đêm tối, bên ánh lửa bập bùng, những bản trường ca Tây nguyên được khơi nguồn, được kể lại bằng giọng nói trầm ấm, chậm rãi của Già làng, những chi tiết đó đã được tái hiện lại trong từng không gian nội thất Trung tâm văn hóa mà sinh viên đề xuất.

Các chất liệu thiên nhiên là những yếu tố cơ bản để đẩy các đường nét hoa văn, họa tiết dân tộc. Vì thế mà màu và sắc độ của đồ án được tác giả tiết chế bớt. Chính yếu tố này đã khiến cho không gian ấn tượng bởi sự giản dị của màu, sự dung dị của chất, nó đúng như tính cách của người dân Tây Nguyên. Các không gian văn hóa lần lượt đưa đến sự trải nghiệm thú vị như chúng ta phải tự len lỏi trong những lớp văn hóa xưa, những chồng lớp lịch sử để từ đó có những chiêm nghiệm cho riêng mình.

Không gian làng nghề: Các xưởng nghề xoay quanh khu buôn bán, các đường dẫn bằng ánh sáng nhẹ vừa đủ để tạo một kết nối ánh sáng trên cao. Những sản phẩm của người dân tộc tỉnh Kon Tum được giới thiệu nhẹ nhàng nhưng đủ ấn tượng

“NHÀ HÀNG HẢI SẢN YO’S”, BÙI NGUYỄN GIA BẢO

Cảm hứng “Ốc đảo giữa lòng thành phố” đã được đưa vào khai thác trong hiện trạng nhà hàng trước đây nhưng vẫn chưa rõ nét nên tác giả trẻ đã chọn lựa chủ đề này để phát triển ý tưởng mạnh thêm và nổi bật hơn nữa. Nguồn cảm hứng đến từ vẻ đẹp thiên nhiên của một ốc đảo, từ cồn cát đến mặt nước và cây cỏ. Tất cả đều được thể hiện qua cách xử lý vật liệu và hình ảnh xuyên suốt bài đồ án, góp phần nhấn mạnh ý tưởng của toàn bộ công trình nhà hàng.

“SHOWROOM SADEC DISTRICT – DÒNG CHẢY MEKONG”, NGUYỄN KỲ ANH

 

Chỉ một lần ghé thăm gian hàng sản phẩm thực tế nhưng đã tạo cảm hứng cho tác giả lựa chọn đề tài này. Khi được hỏi về ý tưởng thiết kế, bạn đã chia sẻ: “Mỗi dòng sông đều là dòng chảy kiến tạo những thay đổi văn hóa vùng miền khi đi qua. Những sản phẩm mỹ thuật thủ công từ phù sa sông Mekong với bàn tay khéo léo của người thợ thủ công là nguồn cảm hứng rất mạnh. Sinh viên gửi tới thông điệp: Tìm những ‘tinh hoa’ trong dòng chảy truyền thống để tạo nên giao hòa với dòng chảy hiện đại, đương đại”. Vì thế, màu và đường nét đương đại được tác giả sử dụng nhiều trong không gian nội thất.

Về vật liệu, theo định hướng thiết kế sẽ sử dụng các vật liệu địa phương như: gạch bông lát các mảng sàn nhấn, tấm mây tre cho hệ trần khu trưng bày chính, hệ đèn trang trí ở khu vực tiếp tân. Gạch đất nung đã được sử dụng để mô phỏng hình ảnh lò gạch trong và ốp lát các vòm cửa ở sảnh. Chiếu sáng nghệ thuật trưng bày trong showroom là thành phần quan trọng để đề cao vật phẩm. Tác giả đã chọn ánh sáng trung tính với cường độ vừa phải để làm cho các sản phẩm gốm lên màu dịu, vừa đủ kích ứng thị giác nhưng tạo được cơ hội cho “Màu đương đại được nói chuyện”. Về màu sắc, chọn các hệ màu bậc ba, hệ màu pastel – chính từ màu của các sản phẩm thương hiệu Sadec District.

“NỘI THẤT KHÁCH SẠN NIKKO SAIGON”, TẠ MINH NHẬT UYÊN

Là người đã từng sang Nhật và trải nghiệm kiểu ở trong không gian của “Lữ quán” (Ryokan), tác giả đã đưa yếu tố truyền thống Nhật Bản (phong cách tối giản, chất liệu tự nhiên) để tích hợp với những tiện nghi đương đại của một không gian lưu trú.

Khai thác các nét đặc trưng của yếu tố hình thức trong “Lữ quán truyền thống” như: tôn vinh bóng tối, các không gian kiệm ngôn ngữ, chất liệu gỗ, giấy với tỷ lệ vàng. Chi tiết vách ngăn được sử dụng bằng rèm Noren, ngăn chia các khu ngồi, tạo tính riêng tư, đây là dấu hiệu đặc trưng cho không gian ăn của Nhật Bản mà tác giả tận dụng để đưa vào chi tiết (các bức thư pháp Nhật).

Nguồn: http://www.tcnhadep.com/nhung-y-tuong-tuoi-moi/

Bình luận chủ đề

0 Bình luận

Bài viết liên quan

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    13/02/24 25 0

    Văn phòng 4DH2 Design, nơi kiến trúc gặp gỡ nghệ thuật và cảm xúc, mang đến một không gian làm việc độc đáo và đầy cảm hứng. Tại đây, sự...

    Bản hoan ca của đời sống

    Bản hoan ca của đời sống

    13/02/24 26 0

    Trước hết, căn nhà là một công trình cải tạo tương đối phức tạp với diện tích 600m2 khá lớn, và cũng vì việc thay đổi khá nhiều những không gian...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

    Bản hoan ca của đời sống

    Bản hoan ca của đời sống

    13/02/24 26 0

    Trước hết, căn nhà là một công trình cải tạo tương đối phức tạp với diện tích 600m2 khá...

    Văn phòng FPT telecom

    Văn phòng FPT telecom

    13/02/24 33 0

    FPT Telecom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet hàng đầu tại Việt Nam trên...

    Nhà mới với vật liệu cũ

    Nhà mới với vật liệu cũ

    13/02/24 24 0

    Trước một căn nhà nhỏ tường xây gạch mộc, mái tranh, một người bạn của tôi kể về...

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    20/11/23 51 0

    Mỗi ngôi nhà được xây dựng đều là một câu chuyện của kiến trúc sư, nhà thiết kế...
Update data ...