Tàu Fàng Sōng với đầy đủ tính năng của một ngôi nhà nhỏ

  • Thứ năm, 13:54 Ngày 09/02/2023   Lượt xem: 190
  •  

    Fàng Song là một ngôi nhà nổi do công ty thiết kế Crossboundaries tạo ra và có cách bố trí tiết kiệm không gian thông minh, lấy cảm hứng từ thiết kế nhà nhỏ. Được ủy quyền bởi Marianne Friese, một khách hàng ở Berlin, Đức, người muốn sở hữu một nơi nghỉ ngơi linh hoạt.

    NHÀ NHỎ GIẢM TỐC VÀ “THƯ GIÃN”

    Thế giới bị đảo lộn do hạn chế đi lại bởi đại dịch, ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu, xung đột và khủng hoảng năng lượng, v.v…; dường như chưa bao giờ cấp bách hơn lúc này trong việc tạo ra một nơi ẩn náu với mức độ tự cung cấp năng lượng cao và khả năng duy trì tính di động, bất chấp những thách thức ngày càng gia tăng như hiện nay. Crossboundaries đã thiết kế lại một chiếc thuyền máy chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời, các đặc điểm của ngôi nhà nhỏ này cho phép nó hoạt động như một chiếc tổ di động chuyển động chậm. Ngoại thất trông giống một chiếc xe buýt chạy trên mặt nước khiến chủ nhân mới của ngôi nhà thích thú, với đủ không gian để mời gia đình và bạn bè lên nghỉ ngơi, chủ nhân đặt tên cho nơi nghỉ ngơi tái tạo năng lượng cá nhân này là “Fàng Sōng 放松”, dịch từ tiếng Hoa có nghĩa là “Thư giãn ”.

    KHÔNG GIAN NHẤT THỜI

    Các hình thức kiến ​​trúc lưu động lần đầu tiên được thực hiện do tính chất cần thiết, nhưng gần đây hơn là do tự nguyện – chương trình nghị sự kiến ​​trúc hiện nay thường tranh luận về quan niệm của chúng ta giữa công và tư, giữa tạm thời và vĩnh viễn. Ngôi nhà từng gắn liền với quyền sở hữu bất động sản như trước đây, giờ chuyển sang mạng lưới hàng hóa có thể dịch chuyển đến những nơi khác nhau. Như Archigram đã từng nói vào năm 1964 với The Walking City: “Một trong những điểm thu hút lớn nhất của cuộc sống đô thị là khái niệm có thể dễ dàng tiếp cận tất cả các dịch vụ và hàng hóa khi bạn cần. Nhưng nếu những dịch vụ đó đến với bạn thì sao?”

    Nhà nhỏ Fàngsōng Crossboundaries hoạt động bằng năng lượng mặt trời

    Ở các điều kiện lý tưởng, Fàng Sōng được cung cấp năng lượng hoàn toàn bằng các tấm pin mặt trời, được lắp đặt trên mái nhà và mặt tiền. Ảnh: Johanna Link

    Nhà nhỏ Fàngsōng Crossboundaries hoạt động bằng năng lượng mặt trời

    Fàng Sōng có tổng chiều dài khoảng 15m và chiều rộng phỏng chừng 4m. Ảnh: Johanna Link

    NGÔI NHÀ NỔI: NHỎ GỌN VÀ CÓ THỂ BIẾN ĐỔI

    Không gian nhỏ gọn này là sự kết hợp hoàn hảo cho Crossboundaries vì ​​nó cho phép thử nghiệm tính linh hoạt trong các ngôi nhà siêu nhỏ, nơi mỗi phòng đảm nhận nhiều vai trò có tính lập trình khác nhau. Sức hấp dẫn của nước trong dự án này là khám phá khả năng thích nghi, đồng thời thách thức các chuẩn mực thông thường và giả định. Với tổng thể chiều dài khoảng 15m và chiều rộng ước chừng hơn 4m một chút, thuyền bao gồm một tập hợp các khu vực liên kết với nhau và đa mục đích. Bảng màu của thuyền tôn vinh sự sáng tạo, đồng thời nó có khả năng tùy biến cao và cực kỳ thiết thực. Các cải tiến về chức năng bao gồm một chiếc giường ẩn hoàn toàn kèm công năng là “giá đỡ lái”, giúp che giấu các thiết bị kỹ thuật của thuyền tốt hơn, mang lại cảm giác yên tĩnh hơn như ở nhà. Ngoài ra, nơi này còn bao gồm một bàn bật lên trong khu vực nhà bếp và một chiếc bàn có thể gập lại ẩn vào trong tủ, mang đến môi trường “làm việc tại nhà”.

    CỖ MÁY SỐNG: TÍCH HỢP KỸ THUẬT VÀ SỰ BỀN VỮNG

    Nghiên cứu về chất lượng và độ bền của vật liệu đã đưa ý tưởng này lên một tầm cao mới. Với cách tiếp cận dựa trên kết quả và quản lý dự án ảo, một số tác nhân, bao gồm cả thợ mộc bậc thầy tại địa phương, đóng vai trò then chốt trong giai đoạn thực hiện. Con thuyền trở nên “thông minh” và có khả năng tự cung cấp năng lượng nhờ một loạt các giải pháp sáng tạo về năng lượng mặt trời, nguồn sưởi ấm, nước và quản lý chất thải. Vào những ngày nắng, nhà thuyền hoàn toàn tự chủ với các tấm pin mặt trời, cùng phạm vi di chuyển trung bình 50km mỗi ngày. Một “bếp viên”, được điều khiển từ xa bằng ứng dụng, đã được lắp đặt để đáp ứng nhu cầu sưởi ấm bằng nguồn năng lượng tái tạo. Trong tương lai, chủ tàu dự kiến ​​lắp thêm hệ thống lọc nước và xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học để nâng cấp thuyền cho những chuyến đi dài. ‘Ngôi nhà nhỏ trên mặt nước’ này có thể được xem là một đơn vị của thành phố, chứa đựng toàn diện các nguồn lực đô thị. Lý tưởng nhất là trong tương lai, mọi người có thể giải phóng bản thân ra khỏi sự trói buộc của quá nhiều tài sản và đón nhận những không gian sống chất lượng cao, tạo điều kiện cho những cách sống linh hoạt hơn.

    Nhà nhỏ Fàngsōng Crossboundaries khu ban công

    Fàng Sōng cũng có một khu ban công nhỏ ngoài trời cùng chỗ ngồi. Ảnh: Johanna Link

    Nhà nhỏ Fàng Sōng Crossboundaries phòng khách

    Phòng khách bao gồm một sofa bed lớn, kệ sách, và một không gian làm việc nhỏ nhìn ra cửa sổ. Ảnh: Johanna Link

    Nhà nhỏ Fàng Sōng Crossboundaries khu vực bếp

    Khu vực bếp có bồn rửa bát đĩa, tủ lạnh, lò nướng và bếp bốn đốt chạy bằng khí propan. Ảnh: Johanna Link

    Nhà nhỏ Fàng Sōng Crossboundaries khu vực ăn uống

    Khu vực ăn uống với chiếc bàn có thể gấp lại khi không sử dụng. Ảnh: Johanna Link

    Về Crossboundaries

    Công ty thiết kế Crossboundaries có những đóng góp quan trọng vào ngành xây dựng thông qua kiến ​​trúc, thiết kế môi trường và tái tạo đô thị. Studio tạo ra kiến ​​trúc bền bỉ thường xử lý các quy trình kỹ thuật đáng chú ý, nhưng luôn mang lại cảm giác dễ chịu về vật liệu và bầu không khí của con người. Tổ chức như một đối tác quốc tế, các thành viên của nhóm Crossboundaries được đào tạo và đến từ những nơi khác nhau trên thế giới. Văn phòng đầu tiên của công ty được thành lập tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào năm 2005 bởi Binke Lenhardt và DONG Hao. Sau đó, vào năm 2012, một văn phòng đối tác được thành lập tại Frankfurt, Đức bởi Binke Lenhardt và Antje Voigt. Sau khi nhận bằng Thạc sĩ Kiến trúc từ Học viện Pratt, Binke Lenhardt và DONG Hao đã làm việc ở New York trong vài năm trước khi định cư tại Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, cả hai đều khởi nghiệp tại Viện Thiết kế Kiến trúc Bắc Kinh (BIAD) trước khi thành lập Crossboundaries. Hiện nay, họ thường xuyên diễn thuyết và giảng dạy tại Học viện Mỹ thuật Trung ương (CAFA), cũng như tại Đại học Thanh Hoa. Từ kiến ​​trúc quy mô đô thị đến thiết kế đồ họa, giảng dạy và lập trình, Crossboundaries vượt qua ranh giới thành các hoạt động và đối thoại trong lĩnh vực thiết kế và kiến ​​trúc rộng lớn. Liên tục suy nghĩ và hành động, studio đang ngày càng phát triển và thích nghi. Crossboundaries từng thực hiện hàng loạt các thiết kế nội thất từ quy mô nhỏ cho đến các dự án kiến ​​trúc quy mô lớn.

    Các dự án đã thực hiện của công ty bao gồm Nhà máy sản xuất đồ lót của Aimer, trường trung học Beida, Family Box, Trung tâm tăng trưởng vui vẻ Soyoo, trường mẫu giáo ở khu vực nông thôn, phòng trưng bày và văn phòng hợp tác với Siemens và BMW. Công ty cũng tham gia vào các dự án nghiên cứu lý thuyết như China House Vision, được trưng bày tại Kiến trúc quốc tế La Biennale di Venezia lần thứ 15, cũng như tại Bắc Kinh vào năm 2018. Crossboundaries cũng đang tích cực tham gia vào diễn ngôn về kiến ​​trúc đương đại ở Trung Quốc.

    Fàng Sōng Crossboundaries giường

    Fàng Sōng có nhiều giường gấp, trong đó có một chiếc giường có thể lắp đặt trên bánh lái của tàu. Ảnh: Johanna Link

    Nhà nhỏ Fàng Sōng Crossboundaries buồng lái

    Fàng Sōng có thể di chuyển trong phạm vi trung bình 50 km mỗi ngày bằng năng lượng mặt trời, trong điều kiện lý tưởng. Ảnh: Johanna Link

    Fàng Sōng Crossboundaries phòng tắm

    Khu vực phòng tắm rộng rãi. Ảnh: Johanna Link

    Fàng Sōng Crossboundaries khôn gian lưu trữ

    Fàng Sōng còn có cả không gian lưu trữ dưới sàn. Ảnh: Johanna Link

    Theo: v2com-newswire | Hình ảnh: Johanna Link

    Nguồn

    0 Bình luận
    Update data ...