Diễn đàn

TP.HCM xúc tiến xếp hạng di tích Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện, Trụ sở UBND…

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo) - Người đăng: Pi

Tại văn bản số 5046/BC-SVHTT ngày 25.8 báo cáo việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về kết quả giám sát bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết:

Đang phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hồ sơ xếp hạng di tích công trình: Trụ sở UBND TP.HCM (Dinh xã Tây – PV), Bưu điện Thành phố, Chùa Chantarangsay, Chợ Bến Thành, Chợ Tân Định. Tiếp tục vận động Ban trị sự chùa Vĩnh Nghiêm và Tòa Tổng Giám mục đồng thuận xếp hạng di tích Chùa Vĩnh Nghiêm, Nhà thờ Đức bà.

Bốn công trình hơn trăm tuổi ở Sài Gòn đang được xúc tiến xếp hạng di tích: Nhà thờ Đức Bà (140 năm), Bưu điện Thành phố (129 năm), Trụ sở UBND TP.HCM (112 năm), Chợ Bến Thành (106 năm). Ảnh: TL


Sở cũng cho biết đã trình hồ sơ khoa học di tích Đình Linh Đông đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc – nghệ thuật quốc gia và hướng dẫn lập hồ sơ di tích Địa đạo Củ Chi đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi vào danh mục di sản thế giới.

Ở cấp thành phố, Sở đã trình Hội đồng xét duyệt xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa đối với: Đình Thái Bình, Đình Bình Trị Đông, Đình Tân Thới, Chùa Từ Quang, “Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hy sinh tại vùng bưng Láng Sấu”.

Thực hiện hoàn chỉnh dự án đầu tư di tích khảo cổ quốc gia Lò gốm Hưng Lợi giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030 theo góp ý của UBND Quận 8. Xây dựng kế hoạch, tổ chức chụp ảnh hiện trạng, đo kích thước, thu thập thông tin hiện vật Đình Nam Tiến và tham mưu tổ chức họp đánh giá giá trị khoa học, thẩm mỹ các hiện vật.

Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện cũng đang rà soát, đề xuất điều chỉnh khu vực bảo tồn di tích được xếp hạng trước năm 2001 để phù hợp với tình hình thực tế và quy hoạch hiện hành, như: di tích Hội quán Nghĩa Nhuận, Hội quán Ôn lăng, Hội quán Tuệ Thành, Hội quán Nghĩa An, Lò Gốm cổ Hưng Lợi, Địa đạo Phú Thọ Hòa, Chùa Phước Tường, Chùa Giác Lâm… Thực hiện công tác kiểm kê hiện vật thuộc di tích Đền Hùng Vương, Đình Phú Thạnh, Miếu Nổi, Chùa Linh Sơn…

Lò Gốm cổ Hưng Lợi thuộc phường 16 (quận 8, TP.HCM) là di tích khảo cổ học duy nhất trong nội thành TP.HCM được khai quật. Người Đô Thị từng có bài viết phản ảnh: Lò gốm Hưng Lợi và diễn tiến “xoá sổ” một di tích quốc gia. Ảnh: Trung Dũng


Sở cũng sẽ tiếp tục thực hiện lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích: Đình Thái Bình, Đình Bình Trị Đông, Đình Tân Thới, Chùa Từ Quang, “Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hy sinh tại vùng bưng Láng Sấu”, Trường THPT Ernst Thälmann, Nhà Thiếu nhi Thành phố, Bệnh viện Mắt, Căn cứ Gò Môn…

Hiện Sở đã có công văn gửi UBND các quận, huyện đề nghị rà soát, đề xuất các công trình, địa điểm bổ sung hoặc không tiếp tục đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố để Sở tổng hợp trình UBND TP.HCM xem xét ban hành danh mục kiểm kê di tích giai đoạn 2021 – 2025.

Ngoài ra, Sở tiếp tục phối hợp với Sở Du lịch để có các giải pháp phát huy tốt các giá trị của di tích, đẩy nhanh công tác công nhận các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

TP.HCM đang xúc tiến lập hồ sơ di tích Địa đạo Củ Chi đệ trình UNESCO ghi vào danh mục di sản thế giới. Ảnh: TL


Theo nhận định của Sở Văn hóa và Thể thao, hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích là hoạt động mang tính đặc thù của ngành văn hóa. Tuy nhiên, trong thực tế còn chồng chéo giữa Luật Xây dựng, Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư công… đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc tu bổ, tôn tạo di tích. Về chính sách, chưa có cơ chế riêng tạo thuận lợi đối với việc tu bổ di tích bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Sở kiến nghị UBND TP.HCM sớm xem xét ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TP.HCM; Có văn bản chỉ đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện khi xem xét cấp phép cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Văn hóa và Thể Thao đối với di tích cấp thành phố, của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt...

Phạm Hải

Bình luận chủ đề

0 Bình luận

Bài viết liên quan

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    13/02/24 21 0

    Văn phòng 4DH2 Design, nơi kiến trúc gặp gỡ nghệ thuật và cảm xúc, mang đến một không gian làm việc độc đáo và đầy cảm hứng. Tại đây, sự...

    Bản hoan ca của đời sống

    Bản hoan ca của đời sống

    13/02/24 23 0

    Trước hết, căn nhà là một công trình cải tạo tương đối phức tạp với diện tích 600m2 khá lớn, và cũng vì việc thay đổi khá nhiều những không gian...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

    Bản hoan ca của đời sống

    Bản hoan ca của đời sống

    13/02/24 23 0

    Trước hết, căn nhà là một công trình cải tạo tương đối phức tạp với diện tích 600m2 khá...

    Văn phòng FPT telecom

    Văn phòng FPT telecom

    13/02/24 30 0

    FPT Telecom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet hàng đầu tại Việt Nam trên...

    Nhà mới với vật liệu cũ

    Nhà mới với vật liệu cũ

    13/02/24 22 0

    Trước một căn nhà nhỏ tường xây gạch mộc, mái tranh, một người bạn của tôi kể về...

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    20/11/23 48 0

    Mỗi ngôi nhà được xây dựng đều là một câu chuyện của kiến trúc sư, nhà thiết kế...
Update data ...