Diễn đàn

TS.KTS Phan Đăng Sơn: “Cuộc thi hướng tới những nét mới trong ý tưởng thiết kế bệnh viện dã chiến”

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo) - Người đăng: Admin_04

Những ngày cuối tháng 4/2020, đúng dịp Kỷ niệm Ngày Kiến trúc Việt Nam (27/4/2020), Hội KTS Việt Nam đã phát động Cuộc thi Thiết kế Ý tưởng kiến trúc bệnh viện dã chiến. Cuộc thi nhằm phát huy ý tưởng sáng tạo của giới nghề, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng những cơ sở điều trị và chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan cũng như tái thiết môi trường sống bền vững hơn cho con người trong tương lai.

TS.KTS Phan Đăng Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc, thành viên Hội đồng Giám khảo đã có những chia sẻ về nhiệm vụ thiết kế của cuộc thi. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

KTS Phan Đăng Sơn: Không phải ngẫu nhiên khi Hội KTS Việt Nam phát động Cuộc thi Thiết kế Ý tưởng kiến trúc bệnh viện dã chiến vào thời điểm này – Nếu chỉ nhằm chống dịch covid đợt này thì cuộc thi có vẻ muộn, tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ đã chỉ thị triển khai một cơ số dự phòng (lớn gấp nhiều lần yêu cầu thực tế), đồng thời dự báo có cơ sở khoa học vững chắc với phương châm “4 tại chỗ” tương ứng với dạng bệnh viện dã chiến tận dụng các công trình xây dựng đã có sẵn (trong thực tế phần dự phòng này đến nay chưa sử dụng đến). Trên cơ sở đó, tôi cho rằng cuộc thi đã diễn ra đúng thời điểm, chúng ta đã hội tụ đủ cơ sở để xem xét hình thành đề bài, học tập các bài học kinh nghiệm của thế giới trong lĩnh vực này. Đây thực sự là cuộc thi vì tương lai!

Phóng viên (P/v): Cùng với việc công bố cuộc thi, một sơ đồ khối chức năng và mối liên hệ trong bệnh viện dã chiến phục vụ điều trị bệnh nhân Covid cũng được Ban tổ chức cung cấp cho giới KTS. Ông có thể cho các KTS biết thêm về nhiệm vụ thiết kế của cuộc thi?

KTS Phan Đăng Sơn: Có thể thấy đại dịch covid lần này đã đặt ra cho nền y tế mỗi nước, trong đó có nước ta một bài toán mới: Cần có cơ sở y tế dự phòng với quy mô lớn hơn nhiều và chủ động toàn diện hơn, trong đó, “phần vỏ bệnh viện có thể huy động ngay tức thì”! Để đáp ứng được điều này, bài toán bệnh viện dạng dã chiến nhằm lắp dựng hoạt động được ngay trong thời gian cực ngắn là một giải pháp hữu hiệu nhất! Như vậy, cuộc thi của Hội phát động mong muốn góp những ý tưởng sáng tạo, chia sẻ cùng cộng đồng cho một tương lai chung chống đại dịch chứ không riêng cho dịch covid lần này.

Đề bài thiết kế Bệnh viện dã chiến phải phù hợp điều kiện Việt Nam trên cả 3 yếu tố chính: Đáp ứng chuyên môn tốt nhất cho điều trị các loại dịch bệnh, chiến tranh, thảm họa… ; xây dựng nhanh nhất (dưới một tháng) với giá thành tiết kiệm nhất; về kiến trúc phải có bản sắc, rõ nét văn hóa bản địa Việt Nam. Sơ đồ của Bộ Y tế rất rõ ràng và có tính định hướng để các KTS có thể vận dụng. Tuy nhiên, cũng cần nói rõ thêm: Đây là cuộc thi ý tưởng nên mục tiêu hướng tới những nét mới trong sáng tạo kiến trúc, và tất nhiên là phải đáp ứng được các yêu cầu về diện tích sử dụng cũng như yêu cầu dây chuyền công năng. Còn chi tiết phân bổ công năng sử dụng từng khối sẽ là bước tiếp theo.

P/v: Về quy mô của bệnh viện dã chiến cũng là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm, ông có thể chia sẻ thêm về yêu cầu này trong cuộc thi?

KTS Phan Đăng Sơn: Dựa trên chủ trương của Đảng – Nhà nước và Chính phủ về vận hành “4 tại chỗ”, với quy mô và hình thức phân bố dân cư như nước ta, mô hình bệnh viện dã chiến điển hình khoảng 500 giường là mức theo chúng tôi là dễ tương thích cho đa số vùng miền khi có dịch xảy ra. Quy mô này cũng thuộc tiêu chí dễ ứng dụng, từ sản xuất tiền chế, thao tác lắp dựng, lựa chọn vị trí diện tích để triển khai “vỏ” cho đến huy động nhân lực và trang thiết bị y tế đáp ứng cũng phù hợp. Bài toán linh hoạt ráp nối theo hình thức mô đun để tăng giảm quy mô cũng đã được đặt rõ trong đề bài. Đây cũng chính là yêu cầu sáng tạo về giải pháp linh hoạt của KTS. Chúng tôi nghĩ đề bài vừa có yếu tố cố định vừa có yếu tố mở như vậy sẽ giúp anh em KTS dễ bắt nhịp hơn với cuộc thi.

P/v: Còn về các tiêu chí đánh giá phương án dự thi thì sao thưa ông?

KTS Phan Đăng Sơn: Phương châm hành động của Hội KTS Việt Nam trong giai đoạn này là: “Sẻ chia – Sáng tạo vì cộng đồng”. Đây cũng chính là tinh thần của cuộc thi: Tìm kiếm một mô hình bệnh viện dạng dã chiến, có khả năng phát triển thành sản phẩm thiết kế xây dựng đáp ứng được điều trị loại dịch bệnh theo yêu cầu tiêu chuẩn bộ y tế, một bệnh viện dạng “tiền chế” có thể được sản xuất sẵn, dự trữ trong kho hoặc có thể sản xuất theo yêu cầu tức thì, vận chuyển dễ dàng đến mọi nơi; một thể loại công trình có thể lắp dựng và đưa vào hoạt động trong thời gian cực ngắn không thể quá một tháng với giá thành rẻ; một mô hình có thể tháo dỡ niêm cất lại sử dụng nhiều lần hoặc chuyển đổi mục đích sau dịch; một sáng tạo về kiến trúc được thừa nhận. Các bạn hoàn toàn có thể theo đó để xây dựng một phương án hữu hiệu cho bệnh viện dã chiến để dự thi.

P/v: Một câu hỏi cuối cùng: Thời gian tổ chức cuộc thi dường như hơi gấp gáp cho một thể loại khó là kiến trúc bệnh viện. Theo ông, thời gian thực hiện có đủ cho việc thiết kế bệnh viện dã chiến?

KTS Phan Đăng Sơn: Đúng là thời gian quá ngắn để thiết kế thành một phương án đầy đủ cho loại hình bệnh viện. Nhưng nếu chỉ dừng ở “ý tưởng”, thì tôi cho rằng thời gian gần một tháng là vừa đủ để các KTS đề xuất giải pháp cho bệnh viện dã chiến.

P/v: Xin cảm ơn KTS Phan Đăng Sơn về những thông tin hữu ích dành cho các KTS!


Mọi câu hỏi liên quan đến cuộc thi xin mời bạn đọc tiếp tục gửi về theo hướng dẫn: Đăng ký nhận thông tin cập nhật về cuộc thi

Cuộc thi Thiết kế “Ý tưởng Kiến trúc Bệnh viện Dã chiến” nhằm phát huy các ý tưởng sáng tạo của KTS trong thiết kế các bệnh viện dã chiến sẵn sàng ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đáp ứng công năng theo yêu cầu của Bộ Y tế về khám chữa bệnh…để có thể triển khai nhanh chóng, ngay khi yêu cầu, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đúng quy định. Chi tiết cuộc thi xem tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/cuoc-thi/thiet-ke-y-tuong-kien-truc-benh-vien-da-chien.html


Nguồn: Tapchikientruc

Bình luận chủ đề

0 Bình luận

Bài viết liên quan

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    13/02/24 25 0

    Văn phòng 4DH2 Design, nơi kiến trúc gặp gỡ nghệ thuật và cảm xúc, mang đến một không gian làm việc độc đáo và đầy cảm hứng. Tại đây, sự...

    Bản hoan ca của đời sống

    Bản hoan ca của đời sống

    13/02/24 26 0

    Trước hết, căn nhà là một công trình cải tạo tương đối phức tạp với diện tích 600m2 khá lớn, và cũng vì việc thay đổi khá nhiều những không gian...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

    Bản hoan ca của đời sống

    Bản hoan ca của đời sống

    13/02/24 26 0

    Trước hết, căn nhà là một công trình cải tạo tương đối phức tạp với diện tích 600m2 khá...

    Văn phòng FPT telecom

    Văn phòng FPT telecom

    13/02/24 33 0

    FPT Telecom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet hàng đầu tại Việt Nam trên...

    Nhà mới với vật liệu cũ

    Nhà mới với vật liệu cũ

    13/02/24 24 0

    Trước một căn nhà nhỏ tường xây gạch mộc, mái tranh, một người bạn của tôi kể về...

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    20/11/23 51 0

    Mỗi ngôi nhà được xây dựng đều là một câu chuyện của kiến trúc sư, nhà thiết kế...
Update data ...