KINH NGHIỆM CHUNG

5 LƯU Ý KHI TRỒNG RAU TRÊN SÂN THƯỢNG

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Hãy tận dụng sân thượng để trồng các loại rau hay cây thu hoạch quả như mướp, gấc, bầu, chanh dây, dưa leo,…Sân thượng là nơi ở trên cao, có khí hậu khắc nghiệt hơn so với dưới đất bởi phải chịu sự tác động trực tiếp của nắng và gió hầu như cả ngày. Với điều kiện thời tiết như vậy, rất khó để cây trồng có thể sống hoặc sinh trưởng tươi tốt. Tuy nhiên với những lưu ý khi trồng cây trên sân thượng sau đây, bạn dễ dàng biến nơi đây thành khu vườn mini giữa lòng thành phố.

1. Lựa chọn cây phù hợp với sân thượng nhà mình

Để đảm bảo khả năng sống cao và tươi tốt quanh năm thì những loại cây trồng trên sân thượng nên  là cây chịu hạn, chịu nắng, chịu gió… Ngoài ra, dựa trên đặc điểm từng vị trí của sân thượng, chúng ta sẽ chọn những loại cây có đặc tính phù hợp để dễ dàng thích nghi hơn. Ví dụ, nơi nắng chiếu suốt ngày thì nên trồng những cây chịu hạn giỏi như xương rồng, sen đá... còn nơi có bóng râm thì có thể trồng một số loài ưa bóng mát hơn...

Các giống cây leo thường có sức sống rất dẻo dai và khỏe, việc tạo thành một giàn cây leo sẽ là lựa chọn tuyệt vời, vừa che nắng được cho sân thượng, vừa mang lại tác dụng trang trí.

5 lưu ý để đời khi trồng rau trên sân thượng, cây tốt mướt mát ăn không hết-1


Hãy tận dụng sân thượng để trồng các loại rau hay cây thu hoạch quả như mướp, gấc, bầu, chanh dây, dưa leo,… Đây là một ý tưởng tuyệt vời khi vừa tạo bóng mát,  mang cảm giác thân thuộc gần gũi, lại có thực phẩm sạch để cải thiện bữa ăn cho gia đình.

Những gì bạn cần làm là mua một ít  tre hoặc nứa làm khung sau đó lấy kẽm, sắt buộc thành giàn cho cây leo. Hoặc nếu không, chúng ta cũng có thể hàn giàn leo bằng sắt, thép để đảm bảo độ chắc chắn cao hơn trong điều kiện nhiều gió như trên sân thượng.

Nếu bạn là một người mơ mộng, yêu sự dịu dàng thì các loại hoa như móng cọp, sử quân tử, dây ly ly, dây nho, cát bằng là những lựa chọn cực kì phù hợp. Các loại hoa này có đặc điểm là thân leo và buông tỏa hoa xuống điểu,  mang lại cho sân thượng  vể đẹp lãng mạn, đáng yêu, với hương thơm quyến rũ.

Trường hợp không có nhiều thời gian và kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây cảnh, hãy chọn các giống cây leo dễ trồng, dễ sống như trầu bà, hồ đằng, rễ hồng... hãy tưởng tượng, dưới bóng mát của giàn leo, được nhâm nhi tách cafe vào mỗi sáng, chiều hoặc đọc sách, báo, đàn bản nhạc yêu thích hoặc ngắm nhìn thành phố từ trên cao... còn gì thú vị bằng.

5 lưu ý để đời khi trồng rau trên sân thượng, cây tốt mướt mát ăn không hết-2

2. Không trồng cây trên sân thượng với mật độ quá dày

Sân thượng và ban công thường là những nơi có diện tích nhỏ hẹp, vì vậy việc trồng quá dày đặc các thùng rau, chậu cây san sát nhau sẽ làm cho cây không thể lớn, lại tạo cảm giác lộn xộn cho sân thượng.

Sai lầm này đồng thời sẽ tạo điều kiện cho các loại côn trùng, nấm mốc sinh sôi, từ đó gây bệnh hại cây. Hãy trồng và sắp xếp chúng với khoảng cách hợp lý, tùy thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của từng loài.

3. Đảm bảo cây trồng nhận được ánh nắng mặt trời

Đã là cây xanh thì việc quang hợp là rất cần thiết. Chỉ khi nhận được ánh sáng thuận lợi thì cây mới có thể phát triển, cho hoa trái và ít sâu bệnh. Tuy nhiên quá nhiều ánh nắng trong ngày, đặc biệt là vào những giờ cao điểm và với những sân thượng hướng Tây thì việc che chắn bớt lại bằng lưới đen là rất cần thiết, giúp cây không bị cháy lá hoặc mất nước, trở nên còi cọc.

5 lưu ý để đời khi trồng rau trên sân thượng, cây tốt mướt mát ăn không hết-3

4. Thường xuyên tưới nước để giúp cây quang hợp đầy đủ

Như đã nói, sân thượng là nơi thường xuyên có nắng gắt và gió thổi, khiến cho cây trồng rất dễ bị thiếu nước. Với đặc trưng khí hậu như vậy, việc tưới nước cho cây trồng trên sân thượng cần phải tiến hành thường xuyên hơn so với cây dưới mặt đất.

5. Xử lý thoát nước khi mưa nhiều

Công tác thoát nước, kể cả nước mưa và nước tưới, là rất quan trọng đối với vườn trên sân thượng, bởi tình trạng nước ứ đọng không chỉ làm cây dễ bị úng, bệnh, mà còn ảnh hưởng tới tuổi thọ của ngôi nhà. Do đó đối với việc này, bạn cần:

- Lắp đặt hệ thống tưới đơn giản.

- Sử dụng các loại vật liệu chống thấm nước xuống dưới nền như mica, nilong...

- Kê chậu và thùng xốp trên các viên gạch để tránh ngập, úng.

Thoidaiplus.giadinh.net.vn

Bài viết liên quan

    10 kinh nghiệm làm nhà cuối năm

    10 kinh nghiệm làm nhà cuối năm

    21/11/22 148 0

    Cuối năm, các công trình dù làm mới hay sửa sang cùng chạy đua hoàn thiện, cần đầu tư mạnh về tài chính, công sức và thời gian nhưng đội...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...