MẶT TRẦN
MẶT TRẦN
Việc lắp gương trên trần giúp không gian rộng hơn, tạo điểm nhấn tốt nhưng sẽ chi phí cao và chỉ phù hợp với một số phong cách nội thất. Dưới đây là những lưu ý khi làm gương trần cho căn hộ.
- Chi phí làm vách thạch cao các loại và cách thị trường tính giá
- Những giải pháp & vật liệu nội thất sáng tạo cho thiết kế trần
- Trần nhà theo phong thủy
Gương không chỉ đơn thuần để soi mà còn có thể sử dụng để trang trí. Theo NTK Nguyễn Việt Linh, người sáng lập một văn phòng thiết kế nội thất ở Hà Nội, trần gương đã xuất hiện từ lâu trên thế giới song gần đây mới được nhiều gia chủ Việt chọn dùng.
Trần gương tạo điểm nhấn cho căn hộ, giúp không gian sống ấn tượng hơn. Ảnh: Luu Quang Minh Photography/Indust Design
Trần gương có nhiều ưu điểm. Đầu tiên, nó giúp không gian trông rộng rãi hơn. Các căn hộ ở Việt Nam thường có trần thấp dưới ba mét. Việc lắp gương trên trần tạo cảm giác trần cao hơn, nhờ đó người ở thấy căn hộ của mình rộng rãi hơn diện tích thật.
Chất liệu gương cũng khuếch tán ánh sáng, khiến không gian sáng sủa hơn. Bên cạnh đó, nó tạo điểm nhấn, tăng độ sang trọng cho căn hộ và dễ vệ sinh.
Nhược điểm lớn nhất của trần gương là chi phí. Theo NTK Việt Linh, giá làm trần kinh dao động trong khoảng 2 – 2,2 triệu đồng mỗi mét vuông.
Ngoài ra, trần gương chỉ nên dùng cho những phong cách nội thất đề cao tính hiện đại, sang trọng. Nếu chọn phong cách thô mộc, công nghiệp hay tối giản cho tổ ấm của mình, gia chủ không nên chọn giải pháp làm trần này. "Trần gương cũng hợp với người trẻ hơn là người có tuổi", NTK Linh nói thêm.
Trần gương phù hợp với phong cách nội thất hiện đại và gia chủ trẻ tuổi. Ảnh: Luu Quang Minh Photography/Indust Design
Để trần gương đẹp và hài hòa với không gian căn hộ, NTK Việt Linh khuyên gia chủ chỉ làm một mảng nhỏ ở vị trí muốn tạo điểm nhấn. Ví dụ, trong căn hộ duplex ở Bắc Từ Liêm, mảng gương trần 17 m2 trên bộ sofa hướng sự chú ý của người tới thăm nhà về phía phòng khách.
Gương trần đa dạng màu sắc, từ các màu trung tính như trắng trong, đen, xám khói đến các màu sặc sỡ như xanh lá, cam, đỏ. Tùy gam màu chủ đạo của công trình mà gia chủ cùng đội thiết kế lựa chọn màu gương phù hợp. Ví dụ, căn hộ tông màu tối nên chọn kính màu đen hoặc xám khói. Căn hộ tông màu sáng nên chọn kính màu trắng. Ngoài ra, có thể kết hợp chất liệu gương với inox nhưng kỹ thuật thi công khó và giá đắt hơn.
Gương trần cũng dễ tạo hình nên gia chủ có thể đặt làm thành hình chữ nhật, vuông, tròn theo nhu cầu.
Về vị trí, trần kính nên sử dụng cho không gian sinh hoạt chung và tránh dùng ở khu vực WC vì gương gặp hơi ẩm dễ bị hoen ố. "Nếu vẫn muốn tạo điểm nhấn và độ bóng cho trần trong WC, gia chủ nên chọn chất liệu inox, ví dụ trần ốp tấm inox xước màu titan", NTK Việt Linh gợi ý.
Theo VNExpress
Bài viết liên quan
Vì sao trần nhà bị mốc dù mới xây?
5 Nguyên Tắc Chọn Quạt Trần Cho Phòng Khách
Trần bê tông thô - Ưu và nhược điểm bạn cần biết
NHỮNG GIẢI PHÁP & VẬT LIỆU NỘI THẤT SÁNG TẠO CHO THIẾT KẾ TRẦN
KẾT HỢP HIỆU QUẢ CÁC LOẠI VẬT LIỆU
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 198 | Tổng lượt truy cập: 9,764,154