KINH NGHIỆM CHUNG
KINH NGHIỆM CHUNG
A. CÁC CẤP ĐỘ NÊN
Quan niệm của ngôi nhà truyền thống “lên nhà, xuống bếp" đã hình thành nên những ngôi nhà có phòng chính nền tôn cao, bếp thấp xuống. Trong các ngôi nhà hiện đại, điều này không còn phù hợp. Bạn có thể phân chia các phòng sinh hoạt một cách ước lệ bằng màu sắc và chủng loại của vật liệu lát nền khác nhau hoặc thay đổi cao độ trần.
Trong những căn nhà diện tích nhỏ, việc phân khu có thể tạo ra bằng cách thay đổi các cấp độ nền mà không cần xây tường ngăn. Từ cửa vào, nếu dùng làm nơi để xe, hạ cốt 1 bậc (khoảng 15-17 cm) so với sàn chính. Vào đến khu bếp, có thể bước lên hay xuống một bậc nữa. Không nên làm nhiều hơn (từ 2 đến 3 bậc) vừa mất diện tích vừa gây mỏi mệt khi đi lại, chưa kể người già còn gặp khó khăn khi phải bước lên xuống quá nhiều.
Nội thất phòng ngủ cũng có thể sử dụng cao độ giật cấp với phần trên đặt nệm nằm. Bên dưới tận dụng làm tủ hộc kéo để đựng đồ rất tiện dụng mà lại gọn gàng. Các căn hộ studio tận dụng chiều cao trần để làm gác xép bên trên, biến nó thành khu vực ngủ riêng tư nhưng thông thoáng.
Nền khu vệ sinh làm thấp xuống so với cao độ sàn khoảng 5 cm là phù hợp để tránh nước tràn. Không nên làm con lươn (phân cách bằng gờ đắp lồi lên) vì dễ gây vâp chân. Điều này phải chú ý ngay từ tronq lúc thi công sàn (ghép cốp pha hạ thấp xuống) vì khi đã đổ bê tông xong, khó sửa lại được.
B. ĐỘ CAO CỦA TẦNG NHÀ
Khái niệm “nhà cao, cửa rộng” đã hằn sâu trong nếp nghĩ của nhiều người. Chủ nhà thường yêu cầu người thiết kế "các tầng càng cao càng tốt, ít nhất phải 3,8 m hay 4,0 m". Quan niệm nhà càng cao càng thoáng thực ra chưa hẳn đúng. Sự thông thoáng của ngôi nhà không phải trông chờ vào chiều cao của từng tầng mà phụ thuộc vào việc có tạo được luồng đối lưu hay không. Nếu bạn tạo được cửa sổ ở các bức tường đối diện nhau, hay bố trí các khe hút gió, khoảng thông tầng theo chiều đứng, bạn sẽ có sự thông thoáng tốt. Còn nâng độ cao phòng lên, ta chỉ thu nhận được ấn tượng thị giác nhiều hơn. Trong khi đó, tăng độ cao tầng nhà ảnh hưởng đến nhiều vấn đề như kinh phí xây dựng tăng thêm. Hiển nhiên là cột cao hơn dẫn đến thép, bê tông nhiều hơn tường gạch phải xây cao hơn. Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, thể tích phòng lớn cần một công suất máy lớn, thời gian làm lạnh lâu hơn. Hơn nữa, khoảng không gian trên cao thường khó sử dụng được một cách hữu ích. Chiều cao nhà lớn đồng nghĩa với việc cầu thang phải có nhiều bậc hơn để đi lên.. Khoang thang phải lớn hơn, chiếm nhiều diện tích nếu không sẽ dẫn đến tình trạng bậc thang dốc và cao đi lại khó khăn.
Nói chung không nên làm phòng có chiều cao quá. Những căn phòng chỉ cao 2.7m đến 3.0m khi được xử lý tốt về thông thoáng không hề đem lại cảm giác bức bối. Độ cao nhà hiện nay thường từ 3.6m đến 3.8m đối với tầng 1 là vừa phải. Các tầng trên thấp hơn, thậm chí tầng trên cùng chỉ cần cao 3.0m. Trong thời đại công nghiệp, sự tận dụng, tiết kiệm và hợp lý cần phải được đặt lên hàng đầu, thay cho những thói quen không còn phù hợp.
Sở dĩ những ngôi nhà kiểu Pháp xây dựng trước đây một tầng cao tới 4.0m thậm chí cá biệt 4.5m là vì diện tích rộng, tỷ lệ thích hợp giữa diện tích và chiều cao tạo nên sự hợp lý. Trong khi đó, nhà ở của ta hiện nay đa phần hẹp bề ngang , bị khống chế bởi chiều rộng và sâu của lô đất chỉ có không gian trên đầu là được tự do nên bà con ta mặc sức vươn lên. Nhiều ngôi nhà có bề ngang hẹp dưới 3.0m mà chiều cao lớn 3.8m , tỷ lệ lệch lạc càng tạo sự nhỏ bé của ngôi nhà . Sống trong những ngôi nhà đó có cảm giác hun hút như trong đường hầm hình ống.
Ngoài ra, cần để ý cao độ phải nằm trong sự cho phép của Luật xây dựng, lấy cột mốc là kích thước của lộ giới tiêu biểu như sau:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
C. SỐ TẦNG CAO CỦA MỘT NGÔI NHÀ
Số tầng là một yếu tố quan trọng quyết định độ cao của toàn ngôi nhà. Số tầng tất nhiên phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của chủ nhân, nhưng không nên xây dựng quá xa với nhu cầu. Nhiều người có tâm lý "đời người mới xây nhà một lần" nên thường cố gắng để càng nhiều tầng , nhiều phòng càng tốt. Không cần thiết để ở thì dùng làm phòng chơi, phòng nghe nhạc, thể thao, sân vườn ngắm cảnh. Nhưng trên thực tế, hối hả với cuộc mưu sinh, người ta chỉ sử dụng những không gian đó rất ít mà để mặc cho bụi phủ, rồi thành kho chứa đồ. Sự lãng phí đó quả là không nhỏ.
Dưới đây là quy định số tầng cao của nhà trong đô thị:
Theo Kinh nghiệm làm nhà - Ngô Huy Nam
Hình ảnh sưu tầm
Bài viết liên quan
Mẹo giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa
Cách giảm bớt sự khuếch đại âm thanh khi làm giếng trời
5 lời khuyên để tủ quần áo luôn thơm tho
Mẹo giúp quần áo nhanh khô, không hôi khi trời mưa
Xử lý hiện tượng ố vàng, đen trần nhà do thắp nhang
10 kinh nghiệm làm nhà cuối năm
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 75 | Tổng lượt truy cập: 9,763,841