MỞ RỘNG
MỞ RỘNG
Các đô thị cổ ở Việt Nam được hình thành theo quy luật chung của các đô thị cổ trên thế giới. Thành thị được hình thành trên cơ sở khu vực có các thành trì của vua chúa phong kiến, nằm trên vùng có nhiều thuận lợi cho sự giao lưu, thông thương buôn bán. Tại đó đầu tiên hình thành các chợ, chỗ họp chợ dần dần phát triển thành nơi sản xuất, buôn bán, nơi ở của các phường hội thuộc các nghề khác nhau. Mỗi phường hội ở một khu vực. Các phường thợ, phường buôn nối với nhau bởi các đường giao thông. Dần dần trên các đường giao thông nhà cửa phát triển tạo ra các đường phô và như vậy thành thị ra đời. Ở các đô thị cổ của Việt Nam, các phường được ngăn cách nhau bằng các cổng tre, tối được đóng lại bảo vệ an ninh.
Đô thị cổ Việt Nam và đô thị Tây Âu có sự khác biệt nhau. Đô thị cổ Việt Nam chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của nhà nước phong kiến và cộng đồng kinh tế làng xã. Ở Tây Âu thời trung đại, thành phần thị dân cơ bản là thợ thủ công và thương nhân. Thợ thủ công thoàn toàn thoát ly khỏi nông nghiệp, phân công lao động diễn ra rạch ròi. Ở đó, thợ thủ công có thể toàn tâm toàn ý tự do phát triển tài năng, đào sâu trong lĩnh vực chuyên môn cho mình. Khi thủ công nghiệp phát triển, kéo thương nghiệp phát triển theo
Quá trình hình thành và phát triển các phố phường đồng thời với quá trình chuyển hoá nhà ở dân gian nông thôn thành nhà ở của cư dân đô thị. Sự chuyển hoá diễn biến như sau:
Bước 1: Trên cơ sở những ngôi nhà dân gian nông thôn (tương tự như nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay) bao gồm nhà chính ba gian, nhà phụ nằm tách ra khỏi nhà chính (đặt song song hay vuông góc với nhà chính), sàn, vườn, ao, cổng, ngõ, hàng rào, cây bao quanh nhà, lối vào từ đường làng qua cổng, vườn, sân, rồi vào nhà chính nay đường' làng thành đường phố, nhà chính được chuyển đến sát đường. Nhà ở biến thành nhà vừa ở vừa sản xuất thủ công hay vừa ở vừa để buôn bán. Hiên nhà trước đây để nghỉ ngơi nay thành nơi bày hàng hoá.
Bước 2: Phố phường ngày càng sầm uất, sự lôi kéo dần từ các vùng nông thôn lân cận đến lập nghiệp càng đông. Từ chỗ giữa các ngôi nhà có khoảng cách nay được xen thêm các nhà mới, rồi đến tỉmg ngôi nhà ba gian cũng bị chia bán cho những người mới đến. Các khu đất mới mở cũng được bán theo từng dải rộng hay hẹp theo mặt phô và chạy dài sâu vào trong. Do vậy chiều rộng nhà trên mặt phố chỉ 3 - 5m nhưng chiều sâu tới 20 - 30m, có khi đến 50 - 60m. Trên các lô đất như vậy nhà cửa được dựng thành nhiều nếp, cách nhau bằng những sân trong nhỏ đê thông thoáng và lấy ánh sáng. Nếp nhà ngoài giáp với đường phố dùng làm cửa hàng; nếp nhà tiếp theo là chỗ ăn ở, bếp và vệ sinh nằm ở gian trong cùng. Trong các sân ngăn cách thì sân ngoài cùng phần lớn là sân cảnh có một chậu hoa, hòn non bộ, bé cá vàng.
Phía trong là sân phục vụ có các bế nước hoặc giếng nước sinh hoạt. Cống rãnh thoát ra ao hồ phía sau nhà hay chảy ra rãnh hè phố.
Vì vậy, nhà ở đô thị cổ thường cao một tầng, nếu có tầng gác chỉ là tầng dưới mái không có cửa (vì luật cấm mở cửa quay ra đường).
Nhà thường làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Loại sang hơn có vì kèo gỗ, xây gạch, lợp ngói.
Trang trí bên ngoài nhà xây gạch thường cũng rất đơn giản. Mặt trước là lớp cửa gỗ lùa, ban ngày tháo ra để mở cửa hàng. Hai đầu hồi xây vài ba bậc dật cấp, có đường chỉ hay đường triện đơn giản. Mảng tường cấm trên gác không có cửa và không trang trí. Bờ nóc mái hơi cong lên ở hai đầu và có các gờ chỉ trang trí. Kết thúc ở hai đầu góc mái là các đấu xây gạch, trang trí bằng các gờ chí. Nhà thường sâu, bề mặt tiền hẹp nên còn gọi là nhà hình ống.
Cho đến nay ở các khu phố cổ Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng.v.v... vẫn còn tồn tại những loại nhà cổ này; và phần lớn đã được xây lại ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới thời Pháp thuộc, một số nhà trong khu phô cổ được xây dựng chịu ảnh hưởng của kiến trúc cố phương Tây. Các nhà này tạm gọi là kiểu nhà "cũ" đê phân biệt với nhà truyền thống - nhà hình ống cổ như đã trình bầy ở trên.
Kiểu nhà cũ thường là loại nhà 2 - 3 tầng, nhà có các thành phần kiến trúc theo kiểu nhà ở phương Tây: nhà có các tầng được phân chia rõ rệt, trên mặt tiền các tầng trên có các ban công, logia, có các trụ tường áp dụng các thức cột cổ điển châu Âu, sử dụng các lan can hoa sắt, các cửa sổ thường trong kính ngoài chớp giữa là chấn song hoa sắt.
Các mái dốc được lợp bằng ngói đã được che bởi tường chắn mái ở mặt tiền. Các bức tường chắn mái cũng rất phong phú cái theo hoàn toàn các mô tip trang trí Châu Âu, cái được làm theo kiêu bình phong Á Đông hoặc cái theo dạng thức hỗn hợp Âu - Á. Trong những kiểu nhà xuất hiện cầu thang bằng gạch hoặc gỗ thay cho chiếc thang tre hay gỗ trong nhà ống truyền thống.
Sau năm 1930 mặt tiền kiến trúc sử dụng nhiều hàng trụ kiểu Doric, Ionic và Coranh hoặc theo mốt các chi tiết trang trí kiến trúc Art Deco. Các sàn được đổ bê tông và tường xây bằng gạch.
( Nguồn ảnh trên internet - theo NXB XÂY DỰNG )
Bài viết liên quan
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
7 loại cây tốt cho giấc ngủ
Vì sao vách kính cường lực nhà tôi phát nổ?
Bể Tách Mỡ Có Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Như Thế Nào?
Nến Thơm Có Gây Hại Cho Sức Khỏe Của Bạn Không?
Những loại khí độc hại trong nhà
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 190 | Tổng lượt truy cập: 9,763,997