"Đạo" trong thiết kế của Jim Olson

  • Thứ năm, 21:34 Ngày 28/01/2021   Lượt xem: 349
  • Suốt sáu thập niên trong ngành xây dựng, Jim Olson nổi tiếng là bậc thầy đứng sau những công trình trang nhã với sự tổng hòa của cả ba giá trị nghệ thuật – thiên nhiên – kiến trúc, như cuốn sách Building, Nature, Art mà ông đã viết và phát hành vào năm 2018.

    Ngôi nhà mà Jim Oslon xây dựng từ mảnh đất của ông bà.

    Ông bà Jim Olson sở hữu một mảnh đất hoang dã trong rừng từ năm 1912. Và vào năm 18 tuổi, khi Jim còn là sinh viên năm nhất ngành kiến trúc, bố đưa cho ông 500 USD và nói: “Hãy xây một ngôi nhà gỗ trong rừng!” Ông nhận ra khu đồi tràn đầy sức sống này chính là một nơi lý tưởng. Ông đã đến đó và bắt đầu biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Nhờ gợi ý của bố, ông đã có cơ hội xây dựng tuyệt vời nhất trong đời. Và kể từ thời điểm đó, “kiến trúc là một phần của tự nhiên” đã trở thành nguyên tắc thiết kế kiên định của Jim Olson.

    Ông đã xây dựng ngôi nhà nhỏ này với diện tích 4,3 mét x 4,3 mét. Thiết kế “tan” vào khu rừng, khiến người ta ngỡ như công trình và thiên nhiên hoang dã xuất hiện đồng thời và hòa quyện vào nhau như một.

    Tọa lạc trên ngọn đồi và phía nam nhìn ra đại dương mênh mông, toàn bộ thiết kế này gợi ta đến lối sống phóng khoáng và cởi mở, và như Jim Oslon nhấn mạnh: “Chúng ta có mặt ở đây và trở thành một phần của mẹ thiên nhiên. Cũng chính đây, mọi thứ bắt đầu và kết thúc.”

    Đạo trong kiến trúc của Jim Olson

    City Cabin, Seattle, Washington, USA, 2015

    Bậc thầy kiến trúc có trụ sở tại Seattle sinh năm 1940 đã thành lập Olson Kundig vào năm 1967 và hiện điều hành loạt hoạt động kiến trúc với đối tác Tom Kundig, Kirsten R Murray, Alan Maskin vfa Kevin M Kudo-King. Trong suốt sự nghiệp kéo dài gần sáu thập niên, ông đã tạo dựng danh tiếng nhờ các tòa nhà được cân nhắc chu đáo trải dài khắp mọi nơi, từ Mexico, Đông Nam Á đến Tây Bắc Thái Bình Dương… Sau khi xây dựng nơi trú ẩn đầu tiên của mình ở tuổi 18, khi ông đang theo học kiến trúc tại Đại học Washington, Jim đã tiếp tục hoàn thành những dự án đa dạng từ nhà ở, nhà nguyện, bảo tàng, khách sạn,… được giới thiệu trong cuốn Jim Olson: Building, Nature, Art, một ấn phẩm do Thames & Hudson phát hành vào năm 2018.

    Lightcatcher at the Whatcom Museum, Bellingham, Washington, USA, 2009

    Fallingwater Cabin Design Competition

    Jim Olson cũng được biết đến rộng rãi với những thiết kế dinh thự (thường dành cho các nhà sưu tập nghệ thuật), bảo tàng và điểm đến tâm linh. Ông đã thu hút một lượng lớn độc giả quốc tế thông qua việc khám phá mối quan hệ giữa nghệ thuật – kiến trúc và thiên nhiên, tất cả được thể hiện sinh động trong cuốn sách vừa đề cập ở trên. Khi còn nhỏ, Jim đã đam mê nghệ thuật, đặc biệt là vẽ và “xây nhà” cho cún và mèo. Trước khi vào đại học, ông đã khá cân nhắc về việc nên theo đuổi nghệ thuật hay kiến trúc. Cuối cùng, ông đã chọn kiến trúc bởi quan niệm trong kiến trúc đã có nghệ thuật. Và khi làm việc, ông cảm thấy mình giống như một nghệ sĩ thay vì kiến trúc sư.

    Ông từng chia sẻ: “Tôi nghĩ nhiều kiến trúc sư nghĩ kiến trúc như nghệ thuật nhưng tôi cho rằng việc tích hợp những tác phẩm nghệ thuật vào kiến trúc mới khiến công trình ấy giàu giá trị nghệ thuật hơn. Có thể, công năng lẫn thẩm mỹ của kiến trúc biến nó là nghệ thuật nhưng, nghệ thuật phải bao gồm triết lý, trải nghiệm thị giác lẫn giá trị thẩm mỹ đằng sau.”

    Jim Olson

    Sinh ra ở miền Tây Washington, nơi nổi tiếng với nhiều cây xanh, đồi rộng và hồ lớn, Jim Olson luôn tin rằng kiến trúc là một phần của môi trường. Nội thất, nghệ thuật và thiết kế cảnh quan kiến trúc… là những sáng tạo tiếp diễn của môi trường đó. Bởi thế, chính thiên nhiên Washington đã ảnh hưởng đến triết lý sáng tạo của ông. Ở đó, ông thấy các ngôi nhà với nhiều ô cửa sổ kính như những bức tranh phong cảnh núi Rainier biến đổi nhiệm màu theo bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, rồi từ ngày sang đêm. Đó là một trong những nguồn cảm hứng định hình tư duy về nghệ thuật trong kiến trúc của Jim Olson.

    Quan tâm nghệ thuật xuyên suốt cuộc đời mình, bởi thế, Jim Oslon có nhiều người bạn là nghệ sĩ. Ông đã xây dựng nhiều dinh thự có chức năng là phòng trưng bày cho những nhân vật như Richard và Betty Hedreen ở ven hồ Seattle. Ông miêu tả: “Khi bước vào ngôi nhà, bạn sẽ thấy một không gian trưng bày dài, với giếng trời trên không gian tuyến tính và tấm màn vải dưới giếng trời nhằm khuếch tán ánh sáng. Ra khỏi phòng trưng bày này là phòng khách, phòng ăn, thư viện,… Nhưng phòng trưng bày là không gian thống nhất của ngôi nhà, và ông đã thực hiện điều đó ở một số công trình khác nhau tại các bối cảnh khác nhau với những bộ sưu tập khác nhau.

    Pavilion House Bellevue, Washington DC, USA, 2011

    Hawaii Residence

    Jim Olson có quan điểm rằng mọi vật liệu kiến trúc nên hòa hợp với tự nhiên. Có thể gọi đó là ĐẠO trong kiến trúc. Chẳng hạn, những ngôi nhà phá cách mà Olson xây dựng cho The Master Collection nổi bật với phần nhô ra và cửa kính từ trần đến sàn nhà. Thiết kế này cho phép cư dân chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục đồng thời hấp thụ nguồn năng lượng nắng gió trong lành từ vị trí trên cao.

    Bản phác thảo Jim vẽ cho nhà của The Master Collection

    ---

    AN XANH - sưu tầm từ https://luxuo.vn/ 

    0 Bình luận
    Update data ...