GỐM SỨ

  • Thứ tư, 12:29 Ngày 15/05/2019   Lượt xem: 268
  • 1. GỐM
    Gốm là vật liệu vô cơ không kim loại, có cấu trúc đa tinh thể, ngoài ra có thể gồm cả pha thủy tinh. Nguyên liệu để sản xuất gốm gồm một phần hay tất cả là đất sét hay cao lanh. Phối liệu sản xuất gốm được tạo hình và thiêu kết ở nhiệt độ cao làm cho vật liệu có được những tính chất lý hóa đặc trưng. Từ gốm còn được dùng để chỉ những sản phẩm làm từ vật liệu gốm.
    * Gồm thường là đồ đất nung, đồ sành thô, đất mịn

    • Đồ đất nung: như nồi đất, lu, hũ không có men có màu nâu hay đỏ. Thông thường giá bán trên thị trường thấp nhất.
    • Đồ sành thô: chậu bông, lu , hũ có tráng men nhưng được làm bằng đất thô, như chậu bông, khạp, lu màu vàng da bò của Lái Thiêu. Thông thường giá bán cao hơn đất nung
    • Đồ sành mịn: như chậu hoa, bình bông có trang trí men màu. Như chén sành, tượng do các lò chén của Đồng Nai, Bình Dương sản xuất từ đất sét lọc. Đồ sành mịn có nhiều màu sắc rực rỡ, có độ hút nước cao, dễ bị rạn sau một thời gian sử dụng. Thông thường giá bán cao hơn sành thô.

    CÁCH NHẬN BIẾT: thân đất (mảnh vỡ của sản phẩm) xốp, có màu, độ hút ẩm cao. Nếu lật chân sản phẩm lên và chế nước vào nơi không có men, mắt thường cũng có thể thấy nước bị hút vào.

    2. SỨ
     Sứ là vật liệu gốm mịn không thấm nước và khí (< 0,5%) thường có màu trắng. Sứ có độ bền cơ học cao, tính ổn định nhiệt và hóa học tốt. Sứ được dùng để sản xuất đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ hay trong xây dựng. Như vậy sứ là một loại gốm đặc trưng mà ai cũng biết. Đồ sứ gồm hai loại: sứ và bán sứ.

    • Đồ bán sứ: nhiệt độ nung chưa đủ cao, đất chưa kết khối hoàn toàn, có độ hút ẩm và không có thấu quang. Loại này màu không thật trắng. Cách nhận biết: có hút ẩm nhưng kém hơn gốm. Thân đất không trắng như sứ, đặt dưới ánh đèn hay ánh sáng mặt trời không thấu quang (ánh sáng không xuyên qua). Giá bán trên thị trường thường cao hơn sành mịn.
    • Đồ sứ: có độ kết khối hoàn chỉnh, hoàn toàn không thấm nước. Sản phẩm có độ cứng, dù mỏng nhưng chịu lực cao, có màu trắng bóng và độ thấu quang cao.Cách nhận biết: thân đất trắng bóng, hoàn toàn không có màu.

    3. MEN & PHÂN LOẠI

    A. THEO THÀNH PHẦN

    1. Men chì: có hai loại nhỏ:

    • Men có PbO và B2O3 và
    • Men có PbO mà không có B2O3

    2. Men không chứa chì: có hai loại:

    • Men chứa B2O3, và
    • Men không chứa B2O3 có hàm lượng kiềm cao và men không chứa B2O3 có hàm lượng kiềm thấp.

    B. THEO CÁCH SẢN XUẤT

    1. Men sống: là loại men được tạo từ những nguyên liệu khoáng như đất sét, cao lanhtrường thạch... và các chất chảy, ngoài ra có thể có các ôxít mang màu. Men này có thể chứa PbO hoặc không và thường thuộc loại nhóm có hàm lượng kiềm thấp.
    2. Men frit: là loại men đã được nấu chảy (frit hoá) trước đó.
    3. Men muối: là men được tạo thành do các chất bay hơi và bám lên bề mặt sản phẩm tạo thành một lớp men, men muối cũng thuộc nhóm men có hàm lượng kiềm thấp.
    4. Men tự tạo: là phối liệu xương trong quá trình nung tự hình thành trên bề mặt sản phẩm một lớp tương đối nhẵn và bóng.

    C. THEO NHIỆT ĐỘ NUNG

    1. Men khó chảy: là những loại men có nhiệt độ nóng chảy cao (1.250-1.450°C), có độ nhớt lớn và thường là men kiềm thổ, men trường thạch hoặc men đá vôi. Loại men này có hàm lượng SiO2 cao và hàm lượng kiềm thấp. Nguyên liệu thường dùng để sản xuất loại men này là: cát, trường thạch, pegmatit, đá vôiđá phấnđôlômít, talc, cao lanh, đất sét... đó cũng là những nguyên liệu không tan trong nước nên phương pháp sản xuất các loại men này gọi là cách sản xuất men sống. Thành phần của các loại men này có giới hạn như sau:

    • 1RO.0,35-0,5Al2O3.3,5-4,5SiO2 (men có nhiệt độ nung 1.230-1.350°C).
    • 1RO.0,5-1,2Al2O3.5,0-6,2SiO2 (men có nhiệt độ nung 1.350-1.435°C).

    2. Men dễ chảy: là những loại men có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 1.250°C. Đây là những loại men nghèo SiO2 nhưng giàu kiềm và các ôxít kim loại khác. Men loại này có thể là men chì hoặc không chì, trong trường hợp men chì hoặc men chứa những hợp chất dễ chảy nhưng có khả năng hoà tan trong nước thì phải frit hoá trước. Thành phần của các loại men này có giới hạn như sau:

    • 1RO.0,1-0,4Al2O3.1,5SiO2.(0-0,5)B2O3 (men có nhiệt độ nung 900-1.100°C) hoặc
    • 1RO.0,1-(0-0,25)Al2O3.(0,6-3)SiO2.(0,1-0,725)B2O3 (men có nhiệt độ nung 1.000-1.080°C)...
    • Men muối có thành phần như sau: 1Na2O.0,5Al2O3.2,8SiO2 hay là 1Na2Al2O3.5,5SiO2.

    D. THEO THẨM MỸ

    Về mặt mỹ thuật, men được sử dụng như là một hình thức trang trí, các sản phẩm được trang trí bởi hình thức này là những bình gốm, chậu hoa, các loại tượng...

    1. Men chảy: thường được trang trí lên sản phẩm gốm mịn. Khi nung dó đặc tính men (độ nhớt và sức căng bề mặt) của lớp men nền và lớp men phủ khác nhau, thường thì lớp men phủ có độ nhớt thấp hơn,sức căng bề mặt bé nên chảy mạnh và (thậm chí) hoà trộn một phần vào lớp men nền. Ở nhiệt độ nung, men chảy phủ lên lớp men nền tạo một bề mặt sản phẩm với màu sắc hoặc sự kết tinh từng mảng.

    • Để nhận được men này, pha thêm vào men khoảng 25% chất trợ chảy (PbO.SiO2) và một lượng ôxít màu hoặc chất màu.

    2. Men rạn: Nếu chủ động tính toán cấp phối sao cho hệ số giãn nở nhiệt của men và xương chênh lệch nhau, bề mặt lớp men sẽ có sự rạn nhất định (rạn chân chim, rạn hạt vừng). Với men rạn, lớp men càng dày thì độ rạn càng sâu và càng đảm bảo. Để có sự chênh lệch hệ số giãn nở nhiệt của men và xương phải giảm bớt lượng SiO2; CaO của xương (và) hoặc tăng lượng các oxit có hệ số giãn nở riêng phần lớn của men (tăng Na2O, K2O... và giảm Al2O3).

    • Men rạn, màu xanh turquoise được thể chế tạo bằng cách thêm 3% CuO vào men 0,7Na2O.0,3CaO.3SiO2.
    • Men rạn, mờ nhiệt độ nung 1.060-1.100°C có thành phần: 0,4Li2O.0,16Na2O.0,44CaO.0,22Al2O3.2,6SiO2.


    3. Men kết tinh: Nếu thành phần men có những cấu tử gây mầm kết tinh, khi làm nguội nếu độ nhớt của men đủ nhỏ để các mầm kết tinh tự lớn lên sẽ nhận được men kết tinh. Quá trình kết tinh diễn ra 2 giai đoạn: đầu tiên là giai đoạn tạo mầm (ứng với khoảng nhiệt độ tạo ra số mầm kết tinh nhiều nhất) và giai đoạn mầm tinh thể lớn lên (khoảng nhiệt độ làm mầm tinh thể phát triển kích thước lớn nhất).

    • Chất tạo mầm phổ biến nhất là impfen có công thức 2ZnO.SiO2 được tạo bằng cách trộn ZnO và SiO2 theo tỷ lệ trên, đồng thời thêm vào 10%Pb3O4hoặc 20% ôxít kiềm. Khi nấu chảy thu được frit đục với các mầm tinh thể 2ZnO.SiO2.

    4. Men sần (matt): Khi thêm vào men gốc (bóng) một số ôxít khó chảy, hay ôxít màu như Cr2O3, CuO, Fe2O3, TiO2.. (10-30%) hoặc SnO2 (10%) ta được men sần. Ở nhiệt độ nóng chảy men gốc, các ôxít trên phân bố đều trên mặt men nhưng không nóng chảy và không tan lẫn với men gốc, khi làm nguội các phần tử khó chảy đó tạo nên lớp sần sùi, bề mặt nhám

    5. Men co: Là loại men khi nóng chảy thì co cụm lại dẫn đền bề mặt men chỗ dày, chỗ mỏng, thậm chí để lại khoảng trống không men trên bề mặt sản phẩm. Thành phần men này phải chức các ôxít có sức căng bề mặt lớn như Al2O3, MgO, ZnO, CaO, SnO2, NiO, V2O5 hoặc Cr2O3.

    • Ở nhiệt độ nung 1.040°C, nếu thêm 8-10% màu vàng ZrO2-V2O5 vào gốc men 0,5PbO.0,2CaO.0,2ZnO.0,1MgO.0,18Al2O3.1,7SiO2 sẽ nhận được một men co đẹp.

    6. Men khử: Nhận được bằng cách dùng môi trường lúc nung (nung hoàn nguyên) và chủ yếu lúc làm nguội sản phẩm để khử các ôxít màu đến trạng thái kim loại. Tuỳ bản chất nguyên tố kim loại được pha vào men và tuỳ thuộc điều kiện thừa hay thiếu CO của môi trường nung mà mặt men có sắc thái khác nhau.

    • Men ngũ sắc: là loại men có bề mặt được tạo bởi một lớp mỏng kim loại màu khi nhìn vào thấy giống hiện tượng vết dầu loang trên mặt nước. Để có men ngũ sắc đẹp thường sử dụng các muối kim loại của Cu, Fe, Ag,...
    • Men celadon (hay men ngọc): chính là màu xanh của Fe2+ (của Fe0 và có thể bị khử một phần về Fe. Thực tế màu men Seladon ít đồng nhất mà thường biến đổi từ lục xám nhẹ đến lục ngả vàng. Có thể nhận màu Seladon giả nhưng đồng nhất bằng cách tạo chất màu Seladon trước, sau đó phun màu lên sản phẩm và tráng thêm một lớp men trong.
    • Men đỏ huyết dụ (hay đỏ đồng): có bản chất chính là men khử do CuO chuyển về dạng kim loại ở dang keo đồng và phân bố đều trong men. Hàm lượng chất khử, thời gian khử phải thực nghiệm để rút ra thông số kỹ thuật chính xác. Khi môi trường khử quá đậm, thời gian khử quá dài, sản phẩm sẽ chuyển một phần sang nâu hoặc xám đen.
    0 Bình luận
    Update data ...