MÀN CỬA
MÀN CỬA
Mành rèm vải là phương thức trang trí cửa lâu đời nhưng vẫn được ưa chuộng bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, mềm mại của chúng làm tôn những đường nét cửa sổ. Khó tưởng tượng một căn nhà biệt thự, một phòng khách đầy những chi tiết hoa văn cổ điển lại sử dụng thành công mành rèm kim loại. Chúng chỉ có thể phù hợp với những mành rèm bằng vải voan, vải nhung the hoặc vải thô đũi.Có thể sử dụng rèm cửa như một vật trang trí “chữa” một cửa sổ từ chưa đẹp thành đẹp. Nhiều kiểu dáng rèm che được khiếm khuyết của cửa sổ, như kiểu:
+ Nếu căn phòng có tính chất cổ điển, trần cao, rộng rãi, tường có nhiều họa tiết trang trí hoa lá cầu kỳ, bạn có thể sử dụng những kiểu rèm có nhiều bèo (nếp xếp vải), nhiều lớp
+ Nếu căn phòng nhỏ, cửa sổ nhỏ à không nên để rèm thả xuống chạm sàn mà nên cách sàn chừng 30 cm hoặc thả dưới cửa sổ khoảng 20 cm. Nếu rèm thả xuống những khoảng cách lưng chừng sẽ gây cảm giác rèm bị ngắn cũn cỡn.
+ Nếu cửa sổ ở vị trí lộng gió, nên sử dụng kiểu rèm kéo lên, có thanh trục may ở phía dưới rèm, tạo sức nặng cho rèm không bị gió thổi bung, đồng thời khi kéo lên khá gọn gàng.
+ khoảng cách màn với sàn :
Nếu căn phòng có chiều cao khá thấp, cửa sổ nhỏ và tối, hoặc phong cách kiến trúc hiện đại, bạn nên dùng một loại rèm thật thoáng, nhẹ, màu sáng, kiểu cách thật đơn giản.
+ Rèm hai lớp cho phép ngăn ánh sáng theo từng nhu cầu sáng tối khác nhau. Vải dày chắn sáng tốt. Người ta có thể may thêm một lớp lót vào vải rèm để tăng tác dụng ngăn sáng của vải. Để bộ rèm cửa thêm sinh động, bạn có thể kết hợp hai loại vải khác nhau: vải dày để dùng khi cần kín đáo, tối, vải mỏng khi chỉ muốn che thưa thoáng, để lọt sáng tương đối. Cũng có thể kết hợp hàng trơn với hàng có hoa, tuy nhiên đứng dùng màu quá đối chọi.
+ Cửa quá sáng dùng vải dày, khi kéo lên vẫn đảm bảo ánh sáng chan hòa cho căn phòng.
+ Ở vị trí cửa về hướng nắng, nên dùng loại vải dày, sẫm màu, may hai lớp, có lớp lót bằng vải thô màu sáng để tăng cường tín chắn sáng.
+ Cửa sổ về nơi quá ồn à chọn vải dày tăng thêm tác dụng cách âm.
CHÚ Ý PHỤ KIỆN
- Trước kia rèm thường treo trong hộp gỗ, phần thanh treo không được lộ ra
- Ngày nay, người ta ít treo rèm trên suốt gỗ mà dùng các thanh treo kim loại vừa nhẹ nhàng, thanh thoát vừa có độ bền chắc hơn nhiều lần. Thanh treo có thể tạo nên những hoa văn ở hai đầu rất trang nhã. Chúng có thể là những chiếc lá hoặc chùm quả hoặc các đường cong uốn lượn mềm mại. Thanh treo rèm và đầu rèm thực sự là những chi tiết đắt giá để hoàn thiện một ô cửa sổ. Nhà nhỏ có nét hiện đại, nên dùng các loại thanh treo bằng thép uốn, có hoa văn tinh tế và duyên dáng.
- Các móc treo rèm cũng là những chi tiết mà nhiều nhà sản xuất để mắt tới. Ngày càng có nhiều mẫu mã đa dạng, vừa sinh động vừa thuận tiện cho bạn tháo vải rèm xuống để giặt rửa.
- Dùng băng vải thay cho vòng móc cũng là một cách làm sinh động hình thức rèm cửa
ST&BS
Bài viết liên quan
Giải pháp lắp cửa kính cho nhà hướng Tây
Lời khuyên vàng khi chọn rèm cửa
Sự khác biệt giữa thanh kéo tay màn cuộn của Singgapore và Trung Quốc
MÀNH RÈM LÀM DUYÊN CHO CỬA
CÁC LOẠI MÀN RÈM TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 124 | Tổng lượt truy cập: 9,763,899