GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
Khi nhận xét một công trình xấu hay đẹp và do ai? Câu trả lời rất đơn giản và logic là: do người thiết kế, tức là KTS. Câu trả lời đó về lý thuyết thì đúng, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Giới làm nghề lâu năm thừa biết rằng vai trò quan trọng nhất của một công trình thành hay bại chính là do chủ đầu tư. Một trong những cây đại thụ của nền kiến trúc hiện đại thế giới Le Corbusier từng nói: “Không có KTS tồi, mà chỉ có những ông chủ kém thông minh”.
Với kinh nghiêm trong nghề mình xin thống kê nhanh gọn các kiểu khách hàng khiến KTS rất dị ứng khi làm việc.
1-Chủ nhà thích làm kiến trúc sư (KTS)
Khi chủ nhà làm… KTS, có nghĩa KTS làm… thợ vẽ, hay họa viên. Chủ nhà muốn phải như thế này, phải như thế kia, và kiến trúc sư chỉ có nhiệm vụ triển khai ý tưởng, yêu cầu của chủ nhà qua bản vẽ.
Thường những chủ nhà này hay thuộc diện có nhiều tiền, đi nhiều, thấy nhiều, cũng như có biết các thông tin liên quan… nên thường tự cho mình là đúng, là đủ; cũng như nhìn nhận không đúng vai trò của KTS. Có lẽ dạng chủ nhà này làm mình sợ nhất, bởi vai trò của KTS là sáng tạo mà giờ lại bị triệt tiêu mất.
Nhưng cũng không ít KTS lại thích, bởi lý do chủ nhà có nhiều tiền, làm ít phải nghĩ, và cũng không phải chịu trách nhiệm lớn với sản phẩm của mình, với lý do: tôi có thiết kế đâu, tôi chỉ vẽ theo ý ông chủ thôi mà!
2-Chủ nhà hay nghi ngờ:
Họ luôn nghi ngờ và không tin tưởng, luôn muốn được thấy mọi thứ trực quan nhất, luôn muốn có nhiều phương án nhất để chọn, lựa như kiểu đi siêu thị mua đồ. Thật ra đây cũng là nhu cầu chính đáng, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thông cảm.
Bởi khi đưa ra một giải pháp, kiến trúc sư đã có sự chọn lựa, chắt lọc về mặt chuyên môn rồi. Nhưng chủ nhà (dù đã ưng) vẫn muốn thêm phương án, thêm giải pháp; có thể chỉ là một yếu tố rất nhỏ không đáng kể, mà làm mất nhiều công sức và thời gian.
Những chủ nhà này cũng không tin cả bản thân. Nên thường đem phương án thiết kế hỏi hết người này người kia, và ôm lấy thêm một đống băn khoăn thắc mắc. Sau đó lại đòi kiến trúc sư sửa đổi, thêm thắt. Kết quả những trường hợp này hay rơi vào tình trạng "đẽo cày giữa đường", chắp vá lộn xộn.
3-Chủ nhà tập thể
Thường thì khi làm việc với kiến trúc sư, khách hàng sẽ có một đại diện. Với những dạng công trình nhà ở gia đình thì người đó là người đàn ông trong nhà, người chủ gia đình. Người đó sẽ tổng hợp các ý kiến của các thành viên, đưa ra định hướng chung để đề xuất yêu cầu với kiến trúc sư cho ngôi nhà của mình. Song không phải lúc nào cũng vậy, có nhiều khi cả hai vợ chồng, hoặc cả nhà cùng tham gia trao đổi với kiến trúc sư; và "chín người mười ý", không ai chịu ai, ai cũng muốn phải theo ý mình. Làm việc với chủ nhà tập thể quả thật là rất khó khăn và mệt mỏi. Với trường hợp này các KTS thường sẽ ko nhận, hoặc nếu có nhận sé tính phí rất cao vì họ phải phục vụ nhiều người cùng một lúc.
4-Chủ nhà hời hợt...bảo sao cũng gật
Ngược lại với kiểu chủ nhà khó tính thì có kiểu chủ nhà hời hợt với chính công trình của mình"bảo sao cũng gật". Lúc đầu, trong quá trình tư vấn, thiết kế thì nghe có vẻ suôn sẻ, nhanh chóng vì không phải đưa nhiều phương án, không phải sửa đổi, không phải thuyết phục nhiều. Nhưng thực tế do không quan tâm đến công trình nên đến lúc lên hình hài, chủ nhà lúc đó mới "Ơ ớ,chị tưởng thế nọ ,chị tưởng thế kia…" Quá nhiều thứ, nhiều điều, nhiều chỗ khi thiết kế họ không quan tâm, không tưởng tượng. Nên khi thi công công trình phải chỉnh sửa,phát sinh rất nhiều. Làm tăng chi phí dự kiến, kéo dài thời gian thi công gây mệt mỏi chán nản cho 2 bên.
5-Chủ nhà tin tưởng thầy phong thủy hơn kiến trúc sư:
Chủ nhà dứt khoát bắt kiến trúc sư làm theo một "thiết kế phong thuỷ" mơ hồ nào đó. Mặc dù đó là yêu cầu kỳ quái khác thường, phi logic, phi khoa học và vô lý với thực tế thiết kế – xây dựng
Ví dụ như ngay chỗ lối vào thì làm bếp, mà như lẽ thường thì là sảnh, nơi để xe; hoặc đất đang vuông vắn nhưng lại cứ bắt xoay xở vẹo vọ đi… Khi ấy, kiến trúc sư chỉ có chào thua!
________________________________________
Nếu bạn ko thuộc 5 kiểu trên chắc chắn bạn là những khách mà bất cứ KTS nào cũng muốn được làm việc cùng. Bởi vì KTS chọn nghề, gắn bó với nghề không phải vì danh, vì lợi mà là vì yêu nghề, tâm huyết với nghề.Trân trọng KTS cũng là trân trọng ngôi nhà, tổ ấm, sức khỏe tinh thần của mỗi người. Chúc các bạn sẽ là những ông chủ thông minh để có được ngôi nhà đẹp cho chính mình!
Bài từ Kts LeeHoai
Bài viết liên quan
Cách chọn bồn tắm trong không gian nội thất nhỏ
Có nên đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang?
Tường mới xây đã không láng mặt
Thiết kế giúp chung cư trên 100m2 tiết kiệm điện
Có nên dùng kính cường lực thay thế sàn bê tông?
Làm nhà nên nghe kiến trúc sư hay nhà phong thủy?
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 108 | Tổng lượt truy cập: 9,763,880