MDF LAMINATE - MELAMINE

  • Thứ sáu, 12:27 Ngày 27/09/2019   Lượt xem: 199
  • 1. CẤU TẠO LAMINATE

    Laminate được chế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.


    Lớp Overlay (lớp màng phủ) trên cùng được bao phủ bởi một lớp keo Melamine trong suốt, có tác dụng ổn định và tạo độ cứng cho bề mặt, chịu lửa, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất và dễ vễ sinh lau chùi.

     Lớp Decorative paper là lớp phim tạo màu mỹ thuật, các mẫu màu và hoa văn được thiết kế trên máy rồi in lên loại giấy phim đặc biệt này, dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao (220oC) lớp overlay nỏng chảy và bám chặt vào lớp giấy phim, giúp cho bề mặt Laminate luôn bền màu và thật màu.

     Lớp Kraft Papers bao gồm nhiều lớp giấy nền kraft được ép chặt với nhau dưới tác dụng của lực ép ở nhiệt độ cao. tùy theo yêu cầu về độ dày của tấm Laminate mà tăng giảm lượng giấy nền cho phù hợp. Giấy nền Kraft được làm chủ yếu từ bột giấy và phụ gia ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ), nên bền, dai và thô, thường có mầu nâu hoặc xám với định lượng 50-135 g/m2.

    Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm Laminate là 1220 x 2440 mm, dày 0.6~0,8 mm với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm post-forming (Laminate có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiểu loại: mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân nổi, sần, gương bóng...

    2. ƯU ĐIỂM CỦA LAMINATE

    •  Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
    • Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp
    • Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.

    3. CÔNG NGHỆ GIA CÔNG GỖ DÁN LAMINATE
    Laminate chỉ là vật liệu trang trí bề mặt nên muốn sử dụng cần phải ép dán lên trên một tấm cốt gỗ khác. Trước tiên, tấm cốt gỗ (ván dăm PB, ván sợi MDF) được lăn keo đều  hai mặt rồi đem đi phơi trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó tấm Laminate sẽ được đặt ốp lên mặt ngoài tấm cốt gỗ và ép bằng máy ép chuyên dụng. Chất lượng keo dán, kỹ thuật và thời gian phơi ép sẽ quyết định chất lượng của các sản phẩm laminate có bị thấm nước, phồng rộp trong quá trình sử dụng hay không. Đặc biệt là khi ứng dụng làm mặt bàn bếp, thường xuyên tiếp xúc với nước và môi trường ẩm ướt thì các cạnh viền cần được dán kín bằng nẹp bo không thấm nước. Ngoài ra, chất lượng tấm cốt gỗ bên trong cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của sản phẩm dán Laminate.
    Laminate là vật liệu bề mặt khá mỏng và giòn, vì thế luôn cần phải dán lên trên một tấm cốt gỗ khác mới có thể đem đi sử dụng. Laminate có độ cứng nhất định do được phủ bởi keo Melamine, vì thế khi ép dán cũng đỏi hỏi trang bị đồ dùng và thiết bị gia công chuyên dụng.
     
    Các bước gia công ép dán Laminate chủ yếu như sau:

    1) Cắt tấm laminate theo kích thước cần thiết, mỗi cạnh thừa ra khoảng 0.25 inch (6mm) để sau này chỉnh sửa viền. Lưỡi cưa tốt nhất nên dùng loại làm từ thép carbon, khi cưa cần chú ý đưa lưỡi cưa vào từ phía mặt màu để tránh mặt cắt bị nứt vỡ nham nhở.

    2) Làm sạch các mặt của tấm cốt gỗ, mặt dưới của Laminate và mặt trái của chỉ viền PVC.

    3) Dán Laminate: Bôi keo đều lên mặt dưới của Laminate và hai mặt của tấm cốt gỗ bằng máy lăn keo chuyên dụng, đợi đến khi keo sờ không còn dính tay nữa thì ốp tấm Laminate lên bề mặt của tấm cốt gỗ.
    Nếu diện tích cần ép dán rộng, bạn có thể dùng vài thanh gỗ nhỏ đặt lên tấm cốt gỗ để ngăn cách với tấm laminate, sau khi điều chỉnh vị trí của tấm Laminate khít với tấm cốt gỗ bên dưới thì rút các thanh gỗ này ra và ấn miết dần dần để tấm Laminate dính chặt vào bề mặt tấm cốt gỗ.
    Khi tấm Laminate được ép lên tấm cốt gỗ, cần chú ý đẩy hết không khí ở giữa các tấm, sau đó dùng lô lăn tì mạnh và lăn đều một lượt bên ngoài tấm Laminate để Laminate bám đều vào cốt gỗ rồi mới đem ép chúng trong máy ép chuyên dụng (máy ép nguội hoặc máy ép nhiệt). Nhất thiết phải lăn keo thật đều và tránh để không khí lưu lại bên trong khiến cho Laminate bị phồng rộp, mất thẩm mỹ.

    4) Dán cạnh: Phun hoặc lăn keo đều lên các cạnh của tấm và mặt trái của chỉ viền PVC. (Khoảng 5~10 phút) rồi phơi cho đến khi keo không còn dính tay thì dán dây bo lên cạnh tấm bằng máy dán cạnh, độ rộng của dây bo vượt ra ngoài hai bên tấm cốt gỗ khoảng 1mm là thích hợp, để sau này mài gọt đường viền.

    5) Đợi cho máy ép xong, dùng máy mài cạnh hoặc dao gọt góc 10 độ để chỉnh sửa cạnh viền của tấm, cuối cùng dùng dũa sắc để dũa đường viền cho mịn và tròn. Chú ý: Chỉ dũa theo một chiều hướng xuống dưới, không được dũa theo kiểu đưa lên đưa xuống sẽ làm cho bề mặt không mịn bóng. 

    6) Phần keo thừa lộ ra ngoài có thể dùng giẻ hoặc dung môi để lau sạch.
    Chú ý: Khi cắt tấm Laminate, nhất thiết phải đưa lưỡi cưa vào từ phía mặt màu, sau đó đẩy trượt cắt tấm tương tự như kỹ thuật cắt kính, như thế sẽ giúp cho đường cắt mịn và viền không bị nứt vỡ, nham nhở gây mất mỹ quan.

    B. MELAMINE
    Melamine được làm từ giấy phim in màu hoặc vân gỗ sau khi được ngâm qua keo Melamine trong suốt thì được sấy khô và ép dán trực tiếp bằng máy ép nhiệt lên bề mặt cốt gỗ. Lớp nhựa Melamine phủ ngoài có tác dụng chống mài mòn, chống chầy xước, chống thấm nước… nên khá phù hợp với yêu cầu của tủ bếp.

    Laminate và melamine đều là vật liệu trang trí bề mặt phổ biến trong lĩnh vực gia công đồ gỗ (đặc biết là tủ bếp), nhưng rất nhiều người vẫn thường lẫn lộn chúng với nhau, gọi melamine là laminate và ngược lại. Trên thực tế, hai loại vật liệu này rất khác nhau.

    SO SÁNH LAMINATE VÀ MELAMINE
    Laminate tuy được nhắc đến như là một vật liệu bề mặt đặc biệt có thể chịu lửa nhưng nó chỉ có tính năng chịu lửa ở mức độ nhất định chứ không hoàn toàn chống lửa. Gỗ dán laminate là gỗ tấm (ván dăm hoặc ván sợi MDF) được dán bên ngoài bằng laminate, sau đó trải qua quá trình ép dán trong các xưởng gia công đồ gỗ.

    So với Melamine, ép dán laminate lên bề mật tấm cốt gỗ phức tạp hơn một chút. Melamine có thể ép dán trực tiếp lên cốt gỗ, còn laminate cần phải lăn qua keo và ép ít nhất trong khoảng 1 ngày bằng máy ép mới có thể sử dụng. Nhiều xưởng sản xuất đồ gỗ không trang bị máy móc chuyên dụng nên ép tấm thủ công, khiến cho chất lượng gỗ dán laminate không đảm bảo, dễ bị phồng rộp.

    Laminate thông thường gồm ba lớp: lớp bề mặt, lớp giấy thẩm mỹ và lớp giấy nền (nhiều lớp giấy graft). Lớp bề mặt và lớp giấy thẩm mỹ được ngâm qua keo melamin, giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn… Các lớp giấy graft tạo cho Laminate có tính dẻo dai và chống va đập tốt hơn.

    Laminate cấu tạo gồm 3 lớp, tương đôi dày (Laminate của các nhãn hàng nổi tiếng như Wilsonart, Fomica đều có độ dày từ 0.8mm trở lên), còn Melamine chỉ có 1 lớp, khá mỏng. Cho nên, tính năng chịu xước, chịu mài mòn của Laminate cũng tốt hơn Melamine, giá cũng cao hơn Melamine. Tuy chúng đều là hai vật liệu bề mặt được phủ keo Melamine nhưng độ dày và cấu tạo không giống nhau khiến cho tính năng của chúng cũng khác nhau. Tùy vào mục đích và yêu cầu của từng sản phẩm mà người thợ gia công đồ gỗ lựa chon cho mình loại vật liệu bề mặt thích hợp.

    0 Bình luận
    Update data ...