PHONG THỦY
PHONG THỦY
Trong xem xét nhà đất. Hình và thế để chỉ địa hình và địa thế. Hình và thế có sự phân biệt: Thế là viễn cảnh mang tính đại thể, tổng quát, Hình là cận cảnh mang tính cụ thể, chi tiết. Phép xem Hình - Thế là phải chọn vị thế có lợi chứ không phải chọn hình dáng thuận mắt là đủ, bởi vì Thế có tốt thì Hình dù xấu vẫn điều chỉnh được,nhưng khi mua đất phải coi quy hoạch cả khu vực, tương lai đường sá, hạ tầng ra sao? Từ đất mình đến bệnh viện, trường học, chợ... bao xa? Lộ giới và cảnh quan xung quanh thế nào? Khi mua nhà cũng vậy. Đồng thời còn nhìn bối cảnh hàng xóm láng giềng, trời mưa có ngập lụt không? mua nhà để buôn bán, đi lại cất giữ đồ đạc có thuận tiện không? v.v... Đừng trông vào dáng dấp ngôi nhà mới, đẹp hay giá cả hấp dẫn mà xét đoán vội vàng, tức là bỏ quaThếlớn mà theo Hình nhỏ vậy.
VẬN DỤNG NGŨ HÀNH XEM HÌNH THẾ
*Nguyên lý Ngũ Hành Sinh Khắc và khả năng ứng dụng.
Nguyên lý Ngũ Hành Sinh Khắc xác định vạn vật trong vũ trụ được cấu tạo phân tích tổng hợp từ 5 chất cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thực ra nói Ngũ Hành tương ứng với các vật chất cũng chưa chính xác, bản chất của Hành là sự vận động, tương tác và sự biến chuyển. Do vậy những vật chất cụ thể như nước, lửa, cây... chỉ là bề nổi để dễ nhận diện, dễ nhớ mà thôi.
Quan hệ sinh khắc của Ngũ Hành là biểu kiến (thấy được) có tính tương đối. Ví dụ Thủy Sinh Mộc tức là nước giúp cho cây tươi tốt, trong khi cây hút chất màu của đất nên Mộc Khắc Thổ (tất nhiên cũng có một số loại cây cần ít nước hoặc cây làm giàu đất, nhưng chỉ là thiểu số) Quặng kim loại khai thác từ lòng đất (Thổ Sinh Kim). Vật liệu bê tông cốt thép hiện nay cũng là một phối hợp giữa thép (Kim) và xi măng cát đá (Thổ) v.v...Các Hành trong Ngũ Hành là những khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng và được tổng hợp từ mối các quan hệ vật chất trong thiên nhiên . Ngũ Hành có ứng dụng khá nhiều trong Phong Thủy khi chọn hình, thế nhà đất, phương hướng, sử dụng vật liệu, màu sắc sao cho Tương Sinh hòa hợp.
* Về Hình, Thế Khu Đất.
Theo Ngũ Hành, thế đất được phân thành các hình ngoằn ngoèo (Thủy), hình dài (Mộc), hình nhọn (Hỏa), hình tròn (Kim) và hình vuông (Thổ). Mỗi thế đất tương ứng với mỗi Hành đều Tương Sinh và Tương Khắc với các Hành khác. Từ đó có thể phối hợp - chỉnh sửa cuộc đất sao cho phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ: Khi gặp một khu đất vuông vức bằng phẳng có nhiều nhà mái bằng xung quanh, tức là địa điểm mang Hành Thổ, thì nên xây cấtthế nào cho phù hợp Ngũ Hành?. Các khả năng sau đây sẽ xảy ra:
Kiến trúc làm có Hành Mộc (cao ốc vươn lên), do Mộc khắc Thổ, ngôi nhà này sẽ ảnh hường xấu đến xung quanh như lún nền, che khuất nắng gió, ồn ào... Do đó cao ô'c thường được quy hoạch thành khu riêng, không xen cấy giữa các nhà dân thấp.
Làm theo Hành Hỏa, hình chóp nhọn , do Hỏa sinh Thổ nên khu lân cận được lợi. Chóp nhọn càng cao Hỏa càng Thjnh, do đó phù hợp nếu xây nhà thờ, trường học, công trình công ích có mái ngói (đỏ) cao.
Làm theo Hành Thổ, tức là Song Thổ Đồng Cung, ngôi nhà này hòa nhập với môi trường Thổ xung quanh, không lợi không hại.
Làm theo Hành Kim, có hồ nước, bồn cây tròn, hoặc mái vòm, cửa tròn,... Hành Kim tương trưng cho tiền bạc, nên các trung tâm tài chính hay xây theo dạng hình vuông có mái vòm tròn (Kim) hoặc các cổng, cửa dạng vòm vì được Thổ sinh Kim .
Làm theo Hành Thủy, hình ngoằn ngoèo, lô xô uốn khúc là bất lợi vì Thổ khắc Thủy, các góc cong khó sử dụng, ít khi dùng cho nhà ở . Thường thì Hành Thủy phù hợp với dạng khu vui chơi giải trí, trung tâm thông tin như nhà hát Opera Sidney là một đặc trưng Hành Thủy, được đặt ven biển (Thủy) sử dụng nhiều thép (Kim).
Tương tự các môi trường thuộc Hành khác, tuỳ trường hợp và mục đích sử dụng mà chọn lựa giải pháp cho khu đất và ngôi nhà. Nếu khu đất và công trình phôi hợp hài hòa được cả Ngũ Hành thì khá thuận lợi. Ví dụ: thế đất có sông uốn khúc (Thủy), xa có triều an nhấp nhô (Hỏa),trung tâm nhìn ra Minh Đường vuông vức bằng phẳng (Thổ), bên phải có ao hồ tròn (Kim), bên trái có gò đồi cây cối (Mộc), Phong Thủy xưa gọi là đất phát đế vương (Hình).Xét về mặt cảnh quan môi trường, đất như vậy khá thuận lợi và hài hòa. Điều kiện đô thị ngày nay nên vận dụng Ngũ Hành để đưa thiên nhiên vào trong công trình, tránh làm thiên lệch, khô cứng, ví dụ nhà dạng ống thẳng (Mộc) nên đưa hồ nước, đường mềm mại (Thủy) vào nội thất Thủy Sinh Mộc, dễ chịu hơn.
( CÙNG BẠN XÂY NHÀ - NXB LAO ĐỘNG )
Bài viết liên quan
Đưa Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vào nhà
Làm thế nào để biết một ngôi nhà có phong thủy tốt?
7 kiến thức phong thủy tốt trong nhà
Mẹo để Tạo Phong Thủy Tốt Trong Khu Vườn Của Bạn
Phong thủy phòng ngủ cho vợ chồng mới
5 Mẹo Trang Trí Nhà Phong Thủy Dễ Dàng Để Có Không Gian Sành Điệu Và May Mắn
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 210 | Tổng lượt truy cập: 9,764,213