SÀN EPOXY (SÀN SƠN EPOXY)

  • Thứ ba, 12:25 Ngày 13/08/2019   Lượt xem: 206
  • Sơn epoxy dùng để sơn bảo vệ trang trí sắt thép, gỗ, bề mặt nhựa, xi măng... trong môi trường ẩm ướt, công nghiệp hóa chất, giao thông vận tải biển và trong ngành công nghiệp nói chung. Màng sơn có những tính năng đặc biệt: bám dính tốt, dộ cứng cao, chịu mài mòn, bền nước, bền hóa chất... Sơn epoxy trên kim loại và sơn epoxy trên nền bê tông được sử dụng thường xuyên trong các dự án lớn, các liên doanh nước ngoài ở Việt Nam vì thỏa mãn được các yêu cầu về màu sắc, tính năng, giá trị cao
    Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng lại có những tính chất quan trọng, bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau. Chính vì thế nên sơn được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích trang trí, bảo vệ…..Tuổi thọ của lớp sơn phụ thuộc vào điều kiện thi công và chủng loại sản phẩm. Thông thường các loại sơn cao cấp dùng ngoài trời có tuổi thọ tối đa là 8 năm. Sơn nội thất có tuổi thọ từ 3 - 8 năm. 
    Thông thường, sơn có các thành phần cơ bản như sau:

    A. Nhựa nền, chất kết dính (chất tạo màng): Là chất kết dính cho tất cả  các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn nước đươc xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải  bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.

    B. Bột màu, bột độn :
    -  Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt...), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc.
    - Bột màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền...
    Màu gồm hai loại: Vô cơ và Hữu cơ.
    - Màu vô cơ (màu tự nhiên): Tông màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
    - Màu hữu cơ (màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
     
    C. Dung môi : Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

    D. Các phụ gia : Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản tính chất của màng.

    PHÂN LOẠI SƠN

    1. PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ:
    - SƠN NỘI THẤT : Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà. Loại sơn này ít có khả năng chống rêu mốc, không chịu tác động của môi trường.
    - SƠN NGOẠI THẤT : là loại sơn sử dụng cho bên ngoài công trình. Loại sơn này có khả năng chống rêu mốc, chịu tác động của môi trường.
    Nếu  dùng sơn nội thất cho bên ngoài công trình thì sẽ xảy ra các hiện tượng như: Màng sơn bị phấn hóa, màng sơn bị rêu mốc, màng sơn bị ba màu.

    2. PHÂN LOẠI THEO DUNG MÔI
    - Sơn gốc nước : sử dụng dung môi là nước.
    Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vất chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm. 
    Sơn HD paint cũng là loại sơn gốc nước luôn bao gồm các thành phần phụ gia sơn, dung môi và phần đóng rắn, khi sử dụng sẽ trộn các thành phần này với nhau, theo tỷ lệ,  công thức đặc biệt mà nhà sản xuất quy định.
    Sơn HD paint gốc nước có ưu điểm là không độc, không bắt cháy, thân thiện với người sử dụng và môi trường.
    - Sơn gốc dầu : sử dụng dung môi là gốc dầu như: dầu lanh, thầu dầu... Tất nhiên là kèm theo nó là sự khác nhau về nền nhựa và các phụ gia khác nữa
     sơn không dung môi.

    3. PHÂN LOẠI THEO KỸ THUẬT SƠN
    - SƠN PHỦ
    - SƠN LÓT
    - SƠN CHỊU NHIỆT
    - SƠN CÁCH ĐIỆN : sơn cách điện và sơn thông thường khác nhau ở chỗ, hệ số điện trở khác nhau (electric conductive) Sơn cách điện có hệ số diện trở cao hơn so với sơn thông thường. Sở dĩ như vậy là do trong sơn cách điện người ta thêm vào những phụ gia đặc biệt, cũng như nhựa nền có hệ số cách nhiệt cao hơn...
    - SƠN GIỮA
    - SƠN SẤY
    - SƠN VẠCH ĐƯỜNG


    4. PHÂN LOẠI THEO THÀNH PHẦN HÓA HỌC
    A. Nhóm sơn Alkyd (AK)
    Sơn Alkyd, sơn alkyd melamin, sơn alkyd biến tính (Alkyd biến tính Styren, biến tính phenol...) là sản phẩm truyền thống của công ty. Từ năm 1986, sản phẩm liên tục được tặng huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm Hàng công nghiệp. Sản phẩm rất đa dạng và phong phú có thể tạo bề mặt bóng, bóng mờ, nhát búa... tùy theo ý muốn của con người. Sơn dùng để bảo vệ và trang trí sắt thép, nhà cửa trong nhà và ngoài trời, các công trình dân dụng, các thiết bị máy móc, xe máy, quạt điện, công trình nhiệt - thủy điện, cầu cống, nhà xi măng, cầu cảng, khí tài quân sự.....

    B. Nhóm sơn Silicone (SLC) và Cao su Clo hóa (CSC)
    Sơn cao su clo hóa có thể dùng để thay thế sơn XB (Pecloviny) của Liên Xô cũ, có màng sơn khô nhanh, bền nước, bền hóa chất, không bắt cháy. Dùng để sơn bảo vệ, trang trí cho các thiết bị máy móc, cấu kiện, nhà xưởng. Sơn dùng dưới nước, ngoài trời, trong ngành công nghiệp hóa chất, giao thông vận tải.. Sơn bền nhiệt Silicon được chế tạo trên cơ sở tổ hợp các chất tạo màng bền nhiệt, bột màu bền nhiệt, dung môi hữu cơ và các phụ gia đặc biệt. Sơn bền nhiệt silicon dùng để sơn cho các thiết bị chịu nhiệt độ tới 400 độ C hoặc 500 độ C.

    C. Sơn Supreme coatings
    Là sản phẩm sơn trên nhựa, kim loại như sắt, nhôm… Là sản phẩm sơn màu, phủ bóng, lót, dùng bảo vệ, trang trí máy móc thiết bị, ô tô, xe máy, xe đạp, quạt điện, tủ lạnh, máy điều hòa, bếp điện… và các sản phẩm yêu cầu tính năng cơ lý và mỹ thuật cao. Sản phẩm sơn cao cấp có nhiều tính năng ưu việt: Màng sơn bền đẹp, bám dính tốt, độ bóng và độ cứng cao, bền nước, bền nhiệt, bền thời tiết, bền tia tử ngoại… tạo bề mặt đều, đẹp cho tất cả các chi tiết có kết cấu phức tạp, tiết kiệm sơn, giảm độc hại cho môi trường xung quanh. Sơn trong nhiều lĩnh vực, nhiều loại vật liệu.
    • Sơn trên nhựa : Under Ureall + Top Ureall
    • Sơn trên kim loại : Primer Acryka + Under Acryka + Top Acryka Ngoài việc sử dụng sơn theo bộ (khuyên dùng), khách hàng có thể dùng riêng từng chủng loại tùy theo yêu cầu trên bề mặt thành phẩm. Phạm vi ứng dụng :
    • Sản phẩm sơn cao cấp được dùng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp nặng, vừa, nhẹ.
    • Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
    • Trang trí nội, ngoại thất.

    D. Nhóm sơn Epoxy (EP)
    Sơn epoxy dùng để sơn bảo vệ trang trí sắt thép, gỗ, bề mặt nhựa, xi măng... Trong môi trường ẩm ướt, công nghiệp hóa chất, giao thông vận tải biển và trong ngành công nghiệp nói chung. Màng sơn có những tính năng đặc biệt: bám dính tốt, dộ cứng cao, chịu mài mòn, bền nước, bền hóa chất... Sơn epoxy trên kim loại và sơn epoxy trên nền bê tông được sử dụng thường xuyên trong các dự án lớn, các liên doanh nước ngoài ở Việt Nam vì thỏa mãn được các yêu cầu về màu sắc, tính năng, giá trị cao

    E. Nhóm sơn Polyurethane (PU)
    Sơn cao cấp polyurethan được chế tạo trên cơ sở nhựa polyol cộng hợp với disocyanate, các loại bột màu cao cấp, dung môi hữu cơ và các phụ gia đặc biệt. Sơn polyurethan S.PU-P1; S.PU-P1(U/C) & S.PU-P1(T/C) dùng để trang trí và bảo vệ cho các loại ôtô, xe máy, máy móc, thiết bị quạt điện, đồ gỗ cao cấp có yêu cầu cao về mỹ thuật và chất lượng

    F. Nhóm sơn Acrylic (AC) và sơn nước
    Sơn Acrylic là loại sơn rất nhanh khô, bền nhiệt, chịu mài mòn, bền thời tiết...Dùng để sơn trang trí các thiết bị máy móc, khung nhà xưởng công nghiệp: Hoàn thiện, tôn tạo các công trình nhà cửa, phục vụ các ngành giao thông vận tải
    Nhóm chất xử lý bề mặt (CXL)
    Chất xử lý bề mặt được chế tạo trên cơ sở chất tạo màng Polyvinylbutyral, bột màu cromat kẽm, dung môi hữu cơ và các phụ gia đặc biệt.

    G. Nhóm sơn PA và AM
    Sơn alkyd melamin, sơn alkyd biến tính (Alkyd biến tính Styren, biến tính phenol...) là sản phẩm truyền thống của công ty. Từ năm 1986, sản phẩm liên tục được tặng huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm Hàng công nghiệp. Sản phẩm rất đa dạng và phong phú có thể tạo bề mặt bóng, bóng mờ, nhát búa... tùy theo ý muốn của con người. Sơn dùng để bảo vệ và trang trí sắt thép, nhà cửa trong nhà và ngoài trời, các công trình dân dụng, các thiết bị máy móc, xe máy, quạt điện, công trình nhiệt - thủy điện, cầu cống, nhà xi măng, cầu cảng, khí tài quân sự.....

    H. Nhóm sơn bột tĩnh điện
    được chế tạo trên cơ sở tổ hợp các loại nhựa , bột màu, bột độn và các phụ gia. Sơn được sản xuất bằng công nghệ đặc biệt tạo ra sản phẩm dạng bột khô mịn. Sơn bột dùng để sơn trang trí, bảo vệ trên kim loại: sắt, thép, nhôm…Cụ thể như: đồ dùng nội thất, thiết bị máy tính, thiết bị văn phòng và một số chi tiết xe máy, ôtô.v.v. Sơn bột có thể sử dụng cho sơn trong nhà và ngoài trời. Sử dụng sơn bột không gây độc hại cho môi trường và người lao động. Màng sơn có tính năng cơ lý cao, bền kiềm, bền nước, bền nhiệt. Sử dụng sơn bột hao phí thấp vì độ phủ cao và chỉ cần sơn 1 lần để đạt độ dày mong muốn.

    5. MÀU SƠN
    Màu sơn phụ thuộc vào loại nguyên liệu màu được sử dụng và cường độ màu. Vì thế sẽ có sự chênh lệch giá giữa màu thường và màu đặc biệt. Chỉ cần có mẫu màu thì hoàn toàn có thể đặt màu theo yêu cầu.
    Màu trên bảng màu và màu trên thực tế có sự chênh lệch chút ít vì còn phụ thuộc vào kỹ thuật in ấn. Thông thường  màu trên thực tế sẽ đậm hơn màu trên bảng màu một chút vì do màu thực tế được sơn trên diện tích rộng hơn. Ngoài ra màu trên bảng màu sáng hơn hay đậm hơn lại phụ thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng.
    Dưới tác động của môi trường thì màu sắc sẽ phai dần theo thời gian. Chất lượng và độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt và điềukiện thi công.

    6. QUY TRÌNH SƠN
    Xử lý bề mặt ---> Sơn lớp sơn lót ---> Sơn 2 lớp sơn phủ

    A. XỬ LÝ BỀ MẶT
    Việc xử lý bề mặt trước khi sơn bằng bột trét tường rất quan trọng, xử lý càng tốt thì kết quả thu được (chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư...) sẽ càng tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại, cũng phải bắt đầu bằng việc chuẩn bị bề mặt. Các giai đoạn trong quá trình xử lý bề mặt:
    - Loại bỏ tạp chất trên bề mặt: lớp gỉ sét, sơn cũ, bụi bẩn, dầu mỡ...
    - Sửa chữa các khiếm khuyết bề mặt: trám trét các lỗ, tạo bề mặc bằng phẳng..
    - Lau sạch và để khô. 
    Bột trét tường hay gọi là bột bả matit là một loại vật liệu xây dựng có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước. Bột trét tường thường đuợc sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm:
    - Tạo bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện.
    - Tăng độ bám dính kết cấu màng sơn.
    Các thành phần cơ bản của bộ trét tường gồm: Chất kết dính + Chất độn + Phụ gia
    Chất kết dính: Gồm 2 loại chất kết dính dạng khoáng (thường là Xi-măng hoặc Gypsum) và chất kết dính polymers.
    Chất độn: Được sử dụng để tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy và tăng thể tích. Chất độn thường sử dụng là Carbonate calcium...
    Phụ gia: Là loại nguyên liệu chiếm 1 phần rất nhỏ trong thành phần nhưng đóng vai trò rất quan trọng: tạo cho sản phẩm một số tính chất cần thiết; Giữ nước cho thời gian ninh kết; Giúp thi công dễ dàng; Tăng thời gian thi công: Cải thiện tính đóng rắn và thời gian đóng rắn.
     
    B. SƠN LÓT
    Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có cá tác dụng như sau:
    - Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
    - Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm hóa, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc, hay gỉ sét... Như vậy lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp phủ. 
    Vì tính chất quan trọng của lớp lót nên khi thi công lớp lót này phải đảm bảo toàn bộ bề mặt đã được sơn. Đối với bề mặt phẳng, không có các khiếm khuyết có thể sử dụng bất kỳ dụng cụ nào để sơn nhưng đối với bề mặt lồi lõm, có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công cho phù hợp.
    Ví dụ: Đối với bề mặt bêtông có thể sử dụng rulô hay cọ để thi công nhưng đối với bề mặt kim loại thì nên dùng súng phun sơn hay cọ. Có sản phẩm có nhiếu loại sơn lót đi kèm với nó. Tuy nhiên trong một số điều kiện nhằm tăng tính sử dụng thì người ta có thể sử dụng loại sơn lót thích hợp khác.
     
    C. SƠN PHỦ
    Lớp sơn phủ phải có khả năng trang trí và bảo vệ, chịu được điều kiện môi trường hay những yêu cầu khác. Vì vậy tùy theo yêu cầu của công trình mà ta lựa chọn loại sơn phủ.
    Các phương pháp thi công sơn phủ: Lăn bằng Rulô /Quét sơn bằng cọ / Phun sơn bằng súng phun/ Trét sơn/ Nhúng sơn. Các lựa chọn phương pháp thi công phụ thuộc vào loại sơn và điều kiện bề mặt

    0 Bình luận
    Update data ...