BẢO DƯỠNG

TÂN TRANG CÁC CẤU TRÚC SÀN CŨ

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Sàn là một đường nét quan trọng khi bạn đi vào một căn nhà. Một sàn hoàn thiện chất lượng được bảo quản tốt tạo nên phong cách của một phòng. Khi bạn đi vào một căn nhà, thì sàn là thứ đầu tiên mà bạn chú ý. Trong những căn nhà cũ, sàn là một nơi thường cần được tân trang. Một phần quan trọng trong việc tân trang một căn nhà là xem xét cẩn thận cấu trúc sàn. Có nhiều điều có thể xảy ra cho cấu trúc sàn, cần đến những việc sửa chữa nhỏ hay sửa óhữa lớn. Nếu điều đầu tiên mà bạn nhận ra là sàn hơi bị võng, thì đó là dấu hiệu cho biết bạn cần phải xem xét cẩn thận.

Xác định sàn có bị võng hay không

Sàn bị võng có thể khiến cho các cánh cửa đi bị kẹt và gây biến dạng lớp lót sàn hoàn thiện. Ví dụ gỗ lát sàn có thể bị oằn và một số chỗ có các đường roăn bị hở. Kiểm tra độ bằng phẳng bằng cách kéo một đường dây phấn qua phòng ở nhiều nơi theo cả hai hướng. Sàn bị võng có thể do một sô" dầm có khuyết tật hay do các xà đỡ có thể bị võng. Xà đỡ phải được kiểm tra như trong hình.

Trước khi chỉnh sửa sàn võng cần phải sửa chữa nguyên nhân gây ra võng. Ví dụ, nếu khoảng dưới tầng hầm bị ẩm, thì theo năm tháng, độ ẩm cao có thể làm cho các dầm bị mục. Để kiểm tra dầm mục, hãy đâm các dầm bằng một cái kẹp nước đá hay một cái dùi thợ mộc. Nếu dùi xuyên vào trong dầm thì cần phải thay dầm. Sự hư hại này thường được gọi là mục khô (dry rot).

Tức là nấm đã sinh sôi do sự phơi lộ lâu dài với độ ẩm của những khu vực ít hay không được thông gió.

Để kiểm soát độ ẩm trong tầng hầm, bạn cần phải chống thấm cho các tường móng để kiểm soát sự rò rỉ nước và khu vực đó phải luôn luôn được thông gió. Có thể cần có các quạt thông gió. Một khoảng tầng hầm cần phải có móng được chống thấm để ngăn chặn rò rỉ nước, và nền đất phải được phủ bằng tấm chất dẻo polyethylene. Dán keo tấm chất dẻo vào móng và dán chồng mí các tấm trong khoảng dưới tầng hầm. Những đường thông gió móng thường được xây dựng khi xây dựng nhà. Trong những thời kỳ khi không khí bên ngoài rất khô, hãy mở các đường thông gió. Khi không khí ẩm. Hãy đóng lại. ơ một số vùng, những đường thông gió có thể luôn luôn đóng kín nếu khu vực bên dưới sàn được bảo vệ cẩn thận như đã nói trên.

Nếu các dầm có vẻ như bị mục và khi đâm lỗ vào dầm bằng một cây dùi, bạn thấy có những con bọ nhỏ bên trong thì đó là mốì. Những dầm này cần phải được thay và khu vực đó phải được xử lý mốì. Đừng cô' tự xử lý. Chỉ có một công ty xử lý mối có giấy phép hành nghề mới làm được việc này.

Chỉnh sửa sàn võng hằng cách kích nâng sàn và xà đỡ

Các dầm và xà bị võng hay bị mục phải được làm cho thẳng hay thay thế để cho sàn được phẳng và bằng. Việc này đòi hỏi phải kích nâng chúng lên để sửa chữa. Vì việc kích nâng sàn sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ bên trên sàn, qui trình này phải được xử lý một cách cẩn thận để không làm hư hại những phần khác trong nhà. Tường thạch cao có thể bị nứt, các cửa đi và cửa sổ có thể bị xiên lệch và thậm chí mái nhà cũng có thể bị ảnh hưởng. Nên tham khảo ý kiến và sự giúp đỡ của ngừơi có chuyên môn trước khi cố nâng căn nhà lên, dù chỉ một ít.

Mặc dầu có nhiều cách để làm, thường thì những cái kích nhà được đỡ trên những thanh gỗ lớn trên sàn tầng hầm hoặc trong tầng hầm. Các dầm gỗ chạy từ những cái kích đến những xà đỡ lớn bên trên sẽ nâng các dầm lên. Sau khi các thành phần đã vào vị trí, hãy siết kích cho đến khi xà đỡ tựa vững chắc vào các dầm. Chờ 12 đến 24 giờ và rồi nâng sàn lên một chút. Lại tiếp tục chờ và nâng sàn lên thêm một chút nữa. Tiếp tục cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.

Sau khi đã sửa chữa, hãy hạ xuống từ từ. Hạ mỗi ngày một chút cho đến khi sức nặng hoàn toàn nằm trên các xà đỡ và trụ hay cột mới

Sứ dụng một đuờng dây phấn để kiểm tra xem các dầm sàn có bị võng hay không.
Một hệ thống kích tiêu biểu để kích một loạt các dầm bị võng.

Trước khi sửa chữa, hãy kiểm tra qui định xây dựng địa phương đòi hỏi việc chống đỡ vĩnh viễn cho xà đỡ mới như thế nào. Một số địa phương cho phép sử dụng những trụ kích kim loại đicu chỉnh được, trong khi một số nơi khác đòi hỏi sử dụng một cột ống thep (lally). Cột lally là một cột thép tròn được bắt bù loong vào sàn và xà đỡ.Cột lally được lắp đặt vĩnh viễn. Cột kích có thể được tháo vít và lấỵ đi.

Sửa chữa dầm ngưỡng, dầm ngoài ( sill, rim joist)

Thanh ngưỡng bắt bulông vào mặt trên của móng cũng có thể bị mục. Vì dễ bị mục, chúng phải được thay thế bằng gỗ đã được xử lý. Điều này đòi hỏi các dầm trong khu vực tháo ra phải được nâng lên đủ cao để tháo thanh ngưỡng bị mục. Hãy sử dụng đủ các kích để thanh nâng trải ra suốt chiều dài.

Nâng sức nặng lên khỏi thanh ngưỡng ở vùng nó cần được tháo ra. Cắt và phá nó ra.

Thanh ngưỡng thường được bắt bu lông vào móng. Có thể cần phải đục tách ra bằng đục để giải phóng nó ra. Nếu bạn nâng sàn đủ cao để đỡ nó lên khỏi các bulông bạn có thể làm hỏng tường ngoài, các cửa và cửa sổ. Thanh ngưỡng được xử lý ứng suất mới phải được khía rãnh để trượt tì trên các bulông. Rất có thể bạn sẽ không tháo lỏng hay siết chặt được các đai ốc.

Khả năng là thanh dầm ngoài cũng bị mục hay bị nhiễm mối. Đó là dấu hiệu cho thấy mới ở trên các cột tường và cần phải sửa chữa lớn. Nếu sự

nhiễm mối hay hư mục chỉ giới hạn trong thanh ngưỡng và thanh dầm ngoài và căn nhà có một thứ vật liệu bọc ngoài bằng gỗ, vinyl hay một vật liệu nào khác có thể tháo ra được, thì bạn phải chống đỡ sàn và các dầm trần ở khu vực mà thanh dầm ngoài cần phải tháo ra, như trình bày trong hình 15'8. Sử dụng nhiều thanh chống sao cho sức nặng trải đều ra trên một khoảng dài. Tháo lớp ốp tường, cắt lớp bao bọc, và nạy thanh dầm ngoài lên. Trong một số trường hợp, bạn nên cắt các định giữ thanh dầm ngoài vào các dầm sàn. cẩn thận để không làm tét các đầu dầm sàn. Dầm ngoài và thanh ngưỡng phải được cắt thành những mảnh nhỏ để cho việc tháo bỏ được dễ dàng hơn. Trước khi thay, hãy làm sạch móng, xử lý phòng ngừa mốì và quét chất bảo quản gỗ lên các đầu dầm. Sau đó lắp đặt thanh dầm ngoài mới.

Chống đỡ các tải trên sàn và tuờng ngoài trong khu vực mà thanh dầm ngoài cần đuực tháo bỏ. Tháo lớp ốp tường, cắt và tháo lớp bọc và nạy phần bị hỏng của thanh dầm ngoài

Trong những căn nhà rất xưa, các thanh dầm có thể được đặt trực tiếp trên móng. Sự tiếp xúc này sẽ làm cho đáv dầm bị mục, sàn và toàn bộ tường bị võng. Điều này có thể ảnh hưởng đến các cửa đi và cửa sổ trong tường ngoài.

Nếu sự hư hại có giới hạn và có thể sửa chữa bằng cách kích nâng các dầm lên cho đến khi hết võng, đặt một tấm chắn bằng nhôm hay đồng lên trên mặt móng, quét một lớp chất bảo quản gỗ trên dầm bị hư hại và đóng đinh một thanh gỗ đã xử lý ứng suất dài sáu feet cùng kích thước với dầm cũ áp vào bên dầm cũ. Nếu các đầu dầm bị nhiễm mốì, hãy đục bỏ gỗ và xử lý phần còn lại để ngăn ngừa tái nhiễm mốì.

Nếu sự hư hại do mục hay mối nhiều hơn là một vùng nhỏ, thì tốt nhất là thay toàn bộ dầm.

Nếu cần thì thay một số dầm sàn, thường thì một thanh dầm mới, thẳng có thể được lắp đặt dọc theo thanh dầm cong hay hỏng. Nâng sàn lên ở chỗ cần sửa chữa cho đến khi bằng phẳng và lắp đặt các dầm mới. Phải chắc chắn là các dầm mới ngang bằng thỏa đáng ở móng và xà đỡ.

Nếu các dầm sàn đã được lắp đặt trực tiếp trên móng, theo thời gian chúng sẽ bị mục.

Phải biết chắc là thanh ngưỡng còn tốt và xà đỡ thẳng và tốt. Đây không phải là một công việc dễ dàng và sẽ cần nhiều người giúp. Sàn bị thụng cần được kích lên ở chỗ mà các dầm thay thế cần được đặt vào.

Kiểm tra dầm mới để xem nó có hơi bị cong lên hay không . Nếu có, thì đặt mặt cong xuống dưới. Nếu dầm mới bị cong hay phồng lên nhiều thì phải bỏ đi.

Sau khi các dầm mới đã vào vị trí, hãy hạ thấp dần dần các kích, để cho trọng lượng từ từ bắt đầu chuyển sang các dầm.

Sàn võng nhẹ hay sàn nhún nhảy

Thường thì thanh ngưỡng và xà đỡ thẳng nhưng sàn hay các dầm sàn hơi bị võng tại một chỗ trong nhà. Có nghĩa là theo năm tháng, các dầm sàn tuy còn tốt, đã bị võng xuống do việc sử dụng bình thường hay do bị quá tải như việc thêm vào một bồn tắm nước nóng hay một đàn dương cầm lớn. Sàn có thể được nâng lên bằng cách kích các dầm vào vị trí bằng phẳng và lắp đặt một xà đỡ tựa trên các cột hay trụ. Những qui trình sau đây cũng có thể được sử dụng để gia cô" các sàn bằng phẳng nhưng nhún nhảy.

Tẩm dầm khồng đúng

Một nguyên nhân thường gặp gây ra võng các dầm sàn bằng gỗ cứng là chúng bị khía rãnh hay có những lỗ khoan xuyên qua để đưa các ống hay đường dây điện qua, Nếu đặt sai chỗ hay cắt quá lớn, dầm có thể bị võng theo thời gian. Bất cứ khi nào có thể thì cần phải tránh việc khía rãnh hay khoan các lỗ trong dầm.

Các dầm đã bị mục trên móng có thể dược sửa chữa bằng cách kích sàn lên cho bằng phẩng và đóng đinh những đoạn dầm đã dược xử lý ứng suất vào mối đầu.

Các rãnh khía hay các lổ trong dầiU chữ I, lớp móng gổ dán mặt, các thanh song song, hay các xà và dầm cần phải chọn vị trí và kích thước đúng theo những chỉ dẫn của hãng sản xuất. Những kích thước rãnh và lỗ được khuyến cáo có trong hình .

Các rãnh khía chỉ có thể ở một phần ba cuối dầm. Chúng phải sâu không quá một phần sáu bề dày dầm và không bao giờ ở giữa đoạn một phần ba.

 
Các dầm cần thay thế thường có thể đuỢc để tại chỗ và một dầm mới được lắp dặt dọc theo dầm củ.
Nếu dầm mới được lấp đặt hơi cong lên, hãy đặt mặt cong quay xuống. Nếu cong nhiều thì đừng sử dụng thanh dầm đó.

Các rãnh khía không bao giờ được dài hơn một phần ba bề dày dầm. Không nên sử dụng những rãnh khía cắt thẳng góc. Thay vào đổ, cắt các mặt bên theo một góc 45° các dầm có khía rãnh ở mỗi đầu không bao giờ quá một phần tư bề dày dầm và cần phải cắt theo góc 45 .

Các lỗ được khoan phải cách đầu và mặt đáy dầm hơn hai inch. Đường kính của lỗ không được vượt quá một phần ba bề dày dầm. Không nên dùng các lỗ vuông.

Nếu việc khía rãnh hay đục lỗ trên dầm có vẽ như góp phần làm cho dầm bị võng, hãy dán keo và đóng đinh những thanh gỗ 2 inch vào hai bên của đoạn dầm có khía rãnh . Điều này được thực hiện trong các sàn bên trên khoảng dưới móng và các sàn trên tầng hầm.

Nếu sàn trên một khoảng dưới sàn, thường thì những trụ bằng gạch block bê tông được sử dụng để đỡ một thanh xà đỡ bên dưới các dầm bị võng. Thường thì gạch block bê tông 8x17 là thích hợp để xây kiểu trụ đỡ này. Đối với những tải nặng hơn, các trụ 12x16 hay 16x16 sẽ được sử dụng.

Khoảng cách khuyến cáo cho việc khúx rãnh hay khoan lỗ trên các dầm.
Các dầm bị võng vă những lỗ hay rãnh khÙ2 có thể được gia cố bằng cách thêm những thanh gỗ 2 inch vào cả hai mặt
Một trụ tiêu biểu bằng gạch block bê tông đỡ một xà đỡ.

Đổ bê tông chân trụ cho mỗi trụ như trình bày trong hình. Chân trụ thường dày 8 inch và dài ra hai bên trụ mỗi bên 4 inch. Thường thì một xà đỡ 4x6 có thể được sử dung với các trụ đặt cách nhau bốn đến sáu feet. Nếu xà đỡ lớn hơn thì các trụ có thể đặt cách xa nhau hơn. Nếu có tải nặng đang tập trung trên sàn, thì kích thước của xà đỡ và các trụ cần phải được tính toán.

Kích các dầm bị võng iên cho đến khi chúng bằng phẳng hay hơi cao hơn mức cần thiết một chút như đã trình bày trong hình. Xây các trụ bằng gạch block bêtông và để cho vữa khô cứng cho đến khi đặt được sức bền chịu tải. Số ngày để cho vữa đông cứng khác nhau phụ thuộc vào loại vữa được sử dụng. Sau khi vữa đã đông cứng, sử dụng một khôi gỗ đặc để chêm các dầm vào trụ như trong hình. Bạn có thể muốn kích dầm lên cao hơn mức cần thiết một chút để có thể chèn khối chêm vào. Lõi của khối gạch block trên cùng cần được lấp đầy bằng bê tông. Để lấp bê tông, nhồi giấy báo xuống trong lõi gạch và đổ bê tông lên trên. Khối gỗ chêm được đỡ tốt hơn nếu lõi gạch được đổ bê tông. Một sô" người đặt khối chêm trên lõi gạch không đổ bê tông. Bạn cũng có thể đặt một khối .bê tông dày 4 inch trên khối gạch block 8 inch. Bây giờ hạ từ từ các kích, đặt các dầm lên xà đỡ.

Các sàn trên tầng hầm

Các sàn trên tầng hầm bị võng được xử lý theo cách rất giống như cách vừa được mô tả cho các khoảng dưới sàn, chỉ có khác là xà đỡ được đỡ bởi các cột. Một vấn đề là việc thêm nhiều cột gây ra sự cản trở cho việc sử dụng khoảng không gian tầng hầm.

 trụ 8” X 16”                                                             trụ 12 ” X 16”                                                                 trụ 16” X 16”
Lấp đầy lõi của khối gạch block bê tông trên cùng bằng bê tông, tốt hơn nữa thì lấp đầy cả lõi chân trụ.

Các cột kích là những cột kim loại có thể được điều chỉnh sau khi thanh chịu lực trên được nâng lên gần xà đỡ. Phần trên được vặn lên, ép thanh chịu lực vào xà đỡ. Thanh đáy cần phải tựa trên một bản thép dày 3/8 inch rộng khoảng 2 feet vuông. Bản này trải đều tải trên sàn bê tông của tầng hầm sao cho sàn không bị nứt. Nếu lắp đặt được sử dụng chỉ để giảm độ nhún nhảy của sàn, thanh đáy cột có thể tựa trực tiếp trên sàn bê tông.

Cột kích có thể được sử dụng để làm giảm lượng nhún nhảy của một sàn nhún nhảy. Hay lượng nảy lên rất nhỏ thì việc sử dụng các kích nặng là không cần thiết. Nếu khu vực được nấng là lớn hay khi có độ võng đáng kể, các dầm phải được nâng bằng kích thủy lực. Sau đó lắp đặt các cột kích

Sau khi các dầm sàn đã được kích thắng, chúng được giữ tại vị trí với một xà đỡ và nhiều cột kích. Cột kfch được vặn cho tì vào xà đỡ sau khi các dầm đã được kích thẳng. Nếu tải nặng thì một bản thép được đặt trên sàn bên dưới mỗi cột kích.
Các sàn bị dốc dọc tường ngoài có thể dược sửa chữa bằng cách cắt hạ sàn dưới xuống sao cho nó không vượt cao hơn thanh ngưỡng.

( TỦ SÁCH DẠY NGHỀ - NXB KHKT )

Bài viết liên quan

    Cách giữ quần áo bền mới

    Cách giữ quần áo bền mới

    29/05/23 78 0

    Giặt với nước nhiệt độ thấp, xà phòng dịu nhẹ, bảo quản đúng cách, dùng thiết bị chuyên dụng giúp trang phục len, vest... sạch bẩn, bền màu, giữ dáng.  

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...