CỬA & THANG

THIẾT KẾ CẦU THANG TRONG NỘI THẤT

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Cầu thang không chỉ là phương tiện để giao thông trên chiều đứng của ngôi nhà mà còn tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ, đồng thời là nơi giúp cho sự trao đổi khí mang lại sự thông thoáng cho căn nhà

Những ngôi nhà biệt thự kiểu Pháp trước đây thường bố trí cầu thang thành một buồng riêng. Ngày nay, đất đai chật hẹp, hơn nữa, người ta quan niệm cầu thang cũng là một yếu tố trang trí mang tính thẩm mỹ cao nên được bố trí như một tiêu điểm của ngôi nhà. Khi kết hợp với khu vực hành lang thông thoáng, cầu thang - xương sống của căn nhà lại là nơi “khoe” tất cả vẻ đẹp của ngôi nhà.

PHÂN LOẠI CẦU THANG

Cầu thang có thể phân theo hai loại: thang thẳng và thang cong. 

1. THANG THẲNG:

Thang thẳng có thể là loại 1 đợt, 2 đợt hay 3 đợt. 

  • Thang 1 đợt làm rộng diện tích sử dụng cho tầng trệt nhưng lại tốn diện tích cho các tầng trên vì phải tạo hành lang đi bên cạnh. Loại thang này cũng thường dùng cho các không gian có chiều cao trần thấp.

  • Thang 2 đợt, còn gọi là thang chữ L đổi chiều 90 độ. Loại thang này có diện tích chiếm ít nhất, nhưng các đợt dưới thường tối và bí.

  • Thang 3 đợt , còn gọi là thang chữ U, có sự thông thoáng, giao thông tốt, kết hợp chiếu sáng nếu đỉnh thang làm mái kính, mái nhựa trong. Khuyết điểm là làm thang này chiếm diện tích nhiều, nên làm ở những nơi rộng rãi

Đây là bản vẽ mặt bằng mô tả các loại thang thẳng giúp các bạn hình dung bao quát hơn:

2. THANG CONG:

Thang cong thường thấy hai dạng : dạng cong và dạng thang tròn xoắn ốc.

  • Thang cong tương tự như thang thẳng chữ L, nhưng đường nét thang cong uốn lượn, có tính thẩm mỹ cao hơn

  • Thang tròn là kiểu cầu thang mà các bậc thang xoay quanh một trục, có khi còn gọi là thang xoắn. Nó rất tiết kiệm diện tích và thường đem lại vẻ đẹp về hình dáng rất cao

Lựa chọn kiểu thang nào phụ thuộc vào vị trí và thế đất, nhưng cần chú ý đến một vài đặc điểm sau:

  • Trong điều kiện đất rộng rãi, nên bố trí thang 3 đợt kết hợp làm khoảng không gian thông thoáng chung của cả ngôi nhà. Các bậc thang có thể bố trí chia đều cho mỗi đợt để tạo sự cân bằng, nhưng cũng có thể bố trí kiểu đợt nhiều đợt ít để tạo chiếu nghỉ ở những vị trí hẹp.
  • Thang tròn tiết kiệm không gian hơn thang thẳng, nhưng khó đi và khó mang vác đồ đạc. Thang tròn không nên sử dụng cho những tầng nhà quá cao, thường từ 3 m trở xuống là thích hợp để đỡ có cảm giác chóng mặt khi đi lại. Thang tròn còn là một điểm nhấn tạo dáng đẹp cho công trình, thường hay sử dụng ngoài trời làm thang phụ dẫn lên sân các tầng trên.

NHỮNG TIÊU CHUẨN CHỦ YẾU CHO THANG

Có nhiều nhà xây cầu thang rất cầu kỳ, toàn bộ cầu thang uốn thành một đường cong lượn rất mềm mại, vật liệu sang trọng, nhưng khi bước lên, vẫn có cảm giác khó chịu, dễ bước vấp. Ngược lại, nhiều cầu thang không rộng, lại chỉ đơn giản hai đợt lên xuống nhưng vẫn tạo cho con người sự thoải mái, thích thú khi bước lên. Đó là nhờ bậc thang được thiết kế phù hợp với chiều dài bước đi trung bình của mỗi người. Khi thiết kế cầu thang cần lưu ý đến :

  • Độ dốc của thang được quyết định bỏi chiều cao và chiều rộng bậc thang.
  • Chiều cao cổ bậc 17 cm, rộng bậc 26-28 cm tạo góc thang 33°10 được coi là độ dốc chuẩn. Trên cơ sở đó có thể gia giảm đôi chút tùy thuộc theo ngôi nhà bạn.

  • Độ cao bậc chỉ cần nâng lên một chút (đến 19, 20 cm) là người đi lên dễ cảm thấy vấp váp và mỏi mệt. Độ cao này tỷ lệ thuận với độ dốc toàn đợt thang (thang dốc tới 60° đã gọi là dốc đứng), gây nên tâm lý ngần ngại “mỏi gối, chùn chân, chẳng muốn trèo". Nhiều người thích làm nhà cao, tầng 1 trung bình phải đạt 3,9 m - 4,2 m. Trong khi đó, phần diện tích dành làm cầu thang lại muốn giảm thiểu để tiết kiệm đất, nên cẩu thang bị thu hẹp, phải cao, dốc, chật chội là điều dễ hiểu.
  • Nếu vị trí thang quá chật không đảm bảo chiểu rộng tối thiểu 24 cm, cần làm loại bậc thang xương cá giúp cho việc lên xuống dễ dàng, không bị vấp vì kích thước mặt bậc nhỏ sẽ dễ hụt chân khi bước xuống. Chiều rộng bản thang từ 0-9 m đến 1,0 m trong nhà có 4,5 tầng là phù họp, không nên nhỏ hon 0.8 m.
  • Chiểu cao tay vịn cầu thang cũng là yếu tố cần lưu tâm. Thông thường tay vịn không được thấp hơn 90 cm (khoảng cách từ mặt bậc đến tay vịn). Cầu thang cho nhà có trẻ nhỏ, tay vịn phải cao và tránh để khoảng cách lớn giữa các thanh đứng của tay vịn. Lưu ý khe giữa hai thanh đứng không quá 14 cm. Trẻ hiếu động rất dễ bị ngã lọt qua các cột đứng nếu không cẩn thận. Nhưng nếu bạn không muốn có những thanh lan can dày đặc, bạn vẫn có thể làm thưa thoáng và thêm các thanh ngang, dọc theo các bậc thang ở vị trí 1/3 từ dưới lên. Thanh này hầu như đóng vai trò tay vịn riêng cho trẻ nhỏ .

  • Mỗi đợt thang cũng không nên bố trí quá 16 bậc vì nhiều bậc quá sẽ gây mỏi mệt cho người đi. Khoảng trống phía trên mỗi bậc thang ít nhạt là 2,0 m để người đi lên không bị đụng đầu. Cần hết sức lưu ý điểm này khi thiết kế cầu thang một đợt và thang tròn. Ngoài ra, nhiều người lựa chọn số bậc theo quan điểm phong thủy về Sinh, Lão, Bệnh, Tử

CÁC HÌNH THỨC VÀ KIỂU DÁNG CỦA THANG

Cầu thang với những hình khối sinh động và chất liệu đẹp còn là yếu tố trang trí nên nhiều người thích phô trương cầu thang ra các vị trí đẹp ở phòng khách. Những đường cong mềm mại của cầu thang tạo nét uốn lượn sinh động. Những mảng xoáy, mảng cong khi được cân nhắc liều lượng góp phần quan trọng hình thành vẻ đẹp của ngôi nhà. Trong nhà chật, kết hợp cầu thang với tủ tường tạo nơi để các vật dụng trang trí vừa tiện dụng vừa có thẩm mỹ cao.

Có rất nhiều kiểu cầu thang khác nhau, cũng như những vật liệu làm cốt (khung) vật liệu hoàn thiện phong phú.

1. THANG GỖ:

Thang trong nhà cổ hoậc nhà trang trí theo kiểu cổ điển, có thể bằng gỗ hoàn toàn. Các mặt bậc, cổ bậc được ghép mộng, kín khít má không cần dùng đến một chiếc đinh. Góc thang hẹp, từng bậc thang lượn theo chiếu nghỉ rất mềm mại và linh hoạt, hơn hẳn các loại thang bê tông cốt thép sau này. Kiểu bậc thang gỗ thưa thoáng (không có tấm đứng) cũng tạo nên điểm nhấn cho ngôi nhà. Thang gỗ thoáng thường ở vị tri có thể uốn lượn dẫn từ tầng 1 lên tầng lửng hoặc lên tầng thượng rất điệu đà. Mặt bậc cầu thang lát đá để chống trượt cần xẻ rãnh hoặc đặt thêm một vài gioăng đồng vừa làm đẹp thêm cho cầu thang.

Cầu thang gỗ trong nhà nên làm bậc thoáng xen lẫn các yếu tố trang trí tăng sự sinh động. Phổ biến là mặt bậc thang ốp đá granlte hoặc làm granito, hoặc gần đây có loại mặt bậc bằng đất nung đem lại cảm giác dân dã mà sang trọng. Trên thị trường vật liệu ốp hoàn thiện mặt bậc và cổ bậc thang ngày càng đa dạng, khiến người chủ nhà dễ dàng lựa chọn hơn .

2. THANG KIM LOẠI

Một kiểu cách gấn gũi với thang gỗ là thang sắt, gọi chung là thang kim loại. Thang cổ có loại bằng gang và sắt đúc, rất tinh tế như những mảng phù điêu chạm lộng (chạm khắc vào gỗ tạo các lỗ thủng xuyên qua họa tiết). Những thanh lan can bằng gang rất nhiều chi tiết tinh xảo ngày nay chỉ còn trong hoài tưởng. Phổ biến nhất là thang bằng bê tông cốt thép, tạo ra một mặt phẳng bê tông dốc, sau đó xây bậc bằng gạch. Phần vật liệu hoàn thiện, có thể là mặt đá, mặt granito (một loại vữa xi măng và đá dăm) đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn, tay vịn con tiện gỗ hoặc inox, cầu thang mặt đá chỉ phù hợp với lan can con tiện sứ, hoặc đá, tay vịn to bản, bằng bê tông sơn trắng. Còn nếu đã là inox, nên dùng mặt bậc bằng kim loại hoặc vật liệu tổng hợp. Cầu thang hiện đại có tay vịn gỗ, thành lan can là tấm kim loại hoặc tấm kính rất sang trọng và khoẻ khoắn. Kết hợp giữa gỗ và đá hay gỗ và gạch cũng là ý tưởng hay. Lan can bằng thép hộp hay thép dẹt với muôn vàn kiểu tổ hợp, sơn màu đa dạng, cũng tạo nên vẻ đẹp chẳng bao giờ cũ kỹ. Inox với ưu điểm luôn luôn sáng bóng, đầy vẻ đẹp hiện đại cũng sẽ là một vật liệu được ưa chuộng.

Các bạn đọc thêm bài CẢI TẠO CẦU THANG để tham khảo nhiều hình ảnh chi tiết hơn về thang cũng như mặt bậc, tay vịn trên thị trường nội thất

 3. CHIẾU NGHỈ, CHIẾU TỚI:

Chiếu nghỉ không phải là từ để chỉ các bậc thang ở vị trí nối giữa hai đợt thang mà là vị trí đợt thang bằng phăng, để làm “chiếu” nghỉ chân. “Chiếu” đó có thể ở giữa thang nếu một đợt thang quá dài (thường thấy ở công trình công cộng như trường học, rạp hát), mà cũng có thể ở giữa 2 đợt thang. Do đó không nên chia bậc ỏ giữa 2 chiếu nghỉ. Lên cao 8 -10 bậc, nên có một chiếu nghỉ làm cho người đi lên được nghỉ chân vài nhịp sau loạt bước liên tục, dễ cảm thấy thoải mái.

Chiếu tới thông thường là hành lang, nơi bậc thang cuối cùng gặp sàn. Chiếu tới này nhất thiết phải có bề dài bằng 2 lần chiều rộng bản thang và không nên có bậc ở đây. Chiếu tới rộng rãi đôi chút có thể làm sảnh đón của tầng, bạn đặt thêm đôi ba ghế ngồi chơi cũng không lãng phí. Đây có thể là không gian thư giãn chung cho cả tầng nhà, nếu kết hợp với giếng trời thông thoáng.

Tham khảo thêm bài viết về Cải tạo cầu thang cũ và Những mẫu cầu thang đẹp đến ngẩn ngơ

JS.

Hình ảnh & Biên soạn theo nhiều nguồn từ net

Bài viết liên quan

    Cầu thang trong con mắt của KTS tài hoa

    Cầu thang trong con mắt của KTS tài hoa

    22/06/20 493 0

    Khi mọi người nghĩ về việc thiết kế ngôi nhà của họ, cầu thang có lẽ là một trong những điều cuối cùng được nghĩ đến. Dù sao thì có...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...