DESIGN - DECOR
DESIGN - DECOR
Khi nhắc đến cụm từ “Nhà ở và nghệ thuật”, ta có thể nghĩ đến những ngôi nhà có trưng bày những tác phẩm điêu khắc, hội họa… để tăng tính thẩm mỹ và cảm hứng sống cho gia chủ. Nhưng cách thổi hồn nghệ thuật vào kiến trúc như thế nào cho hợp lý?
Cách đây khoảng hơn 10 năm, nhiều người – thậm chí cả những người có tiền tài để xây dựng những căn nhà sang trọng – nếu có chơi tranh thì cũng chỉ chơi tranh chép. Họ nghĩ họ dễ dàng tải một bức ảnh đẹp của một nhiếp ảnh gia nổi tiếng nào đó, sau ấy in ra và treo trong nhà. Họ không để tâm đến vấn đề vi phạm bản quyền. Và một điều quan trọng hơn, những tác phẩm kia đều là chất xám sinh ra từ nỗ lực và đam mê không ngừng của người sáng tạo. Chính điều này mới cần sự tôn trọng nhất.
Một trong những vị KTS “se duyên” đưa những tác phẩm nghệ thuật vào nhà cửa là Trần Lê Quốc Bình, anh chia sẻ: “Tôi đã từng bảo với khách của mình rằng: ‘Nếu chị mua một chiếc túi, chỉ mình chị cảm nhận được, đôi khi, bạn bè nhìn vào thì họ khen, nhưng với bức tranh, giá trị lớn hơn ở chỗ nó làm đẹp không gian nhà ở, và con cái ít nhiều được ảnh hưởng bởi cái đẹp mà tranh mang lại. Đó cũng là một hình thức giáo dục. Khi con cái lớn lên cùng cái đẹp xung quanh nó, đó sẽ là giá trị mà chúng muốn theo đuổi xuyên suốt cuộc đời. Nó sẽ giúp trẻ hình thành gu thẩm mỹ trong tiềm thức, và khi treo một bức tranh thật trong nhà, lớn lên, thế hệ trẻ sẽ không bao giờ dùng tranh giả.”
Công trình của Qbi
Như vậy, ngoài giá trị thẩm mỹ, tranh còn có giá trị giáo dục. Một trong những biểu hiện giáo dục là tranh thúc đẩy sự chiêm nghiệm, và sự cảm nhận một cách vô thức và ý thức. Khi một đứa trẻ ngắm tranh, có một sự tương tác năng lượng qua lại giữa tranh và nội tâm đứa trẻ. Hình trên tranh sẽ đi vào qua mắt, sinh ra sự tưởng tượng, và nảy sinh sự suy nghĩ. Như vậy, cái đẹp có một chức năng hữu ích là khuyến khích con người đặt ra những tự vấn, đặc biệt là sự tự vấn về chân – thiện – mỹ.
Kết hợp tranh vào nhà ở có thể đơn giản, và cũng có thể không, tùy vào nhận thức và mong muốn của gia chủ. Tất nhiên, một số trường hợp không thể quá đơn giản là thấy bức tường trắng là treo lên, đôi khi nó còn cần tư duy về bố cục, màu sắc, không gian này là không gian gì, phù hợp với loại tranh nào,…
Như một điểm nhấn thêm nhưng không bị quá cầu kỳ
Tại công trình Terraces Field House có bố trí bức tranh ở phòng khách hay phòng sinh hoạt, đóng vai trò như một điểm nhấn cho không gian, và cũng có thể có ý nghĩa nào đó với gia chủ. Vì thiết kế nội thất đã vừa vặn và đầy đủ nên tranh nhìn chung có cách tiếp cận tối giản, không quá màu mè. Như ở lối đi này, bức tranh được treo ở cuối đường có sự hài hòa với phong cách kiến trúc được thiết kế.
Hòa quyện nhưng không bị mờ nhạt trong không gian
BST nghệ thuật 50 triệu USD của NTK Eva Chow được trưng bày tại dinh thự lộng lẫy của cô. Ta thấy, nội thất ở các căn phòng này hết sức tối giản, trần cao, tường rộng, nhưng chỉ bố trí khoảng một bức tranh cho mỗi bức tường, thậm chí có những bức tường không treo tranh. Cách này nhằm hạn chế sự rối về mặt thị giác, đồng thời để mỗi người chiêm ngưỡng mỗi bức lâu hơn, thấy được sự hòa quyện của nghệ thuật vào kiến trúc nhưng không bị mờ nhạt trong đó.
Nét tĩnh lặng
Ngôi nhà hiện đại và rộng rãi này tọa lạc ở Seattle, được thiết kế bởi Andi Yablonski từ thương hiệu Tanner Hale Studio. Chủ nhân là một cặp đôi với niềm đam mê nghệ thuật mãnh liệt. Họ đã đề nghị Andi Yablonski thiết kế ngôi nhà mơ ước của mình, với toàn bộ không gian trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật, sinh hoạt thư thái và giải trí cùng bạn bè và người thân. Các không gian trên trưng bày tranh, và điêu khắc, với một nét tĩnh lặng phù hợp với năng lượng của công trình. Màu xám, đen “trầm mặc” của nghệ thuật thể hiện cho điều đó. Nhưng chính vì vậy, mà nó cũng toát lên sự sang trọng.
Khoảng lặng thi vị cho tâm hồn
Là sự quyện hòa nhuần nhuyền giữa nghệ thuật và kiến trúc, giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài công trình, ngôi nhà này là một dự án thú vị trong thời gian vừa qua của KTS Trần Anh Tuấn. Ngôi nhà có trưng bày các tác phẩm của các họa sĩ tài năng và thú vị trên thị trường nghệ thuật Việt như Hùng Rô, Cao Nam Tiến, Nguyễn Văn Thể và Nguyễn Quang Thanh, từ đó thể hiện tinh thần duy mỹ của gia chủ.
Ngôi nhà toát lên một thiết kế đậm “tính nữ” được thể hiện qua những đường cong của trần, cầu thang, ánh sáng lãng mạn hắt qua từ những tán cây gần ô cửa kính rộng rãi, nội thất với “điêu khắc” tối giản mà độc đáo, sắp đặt vật dụng có sự chọn lọc rõ ràng,… Chính phong cách kiến trúc phóng khoáng mà thơ mộng này khiến những tác phẩm hội họa như vừa nương tựa vào kiến trúc vừa độc lập khỏi nó.
Nguồn Luxuo
Bài viết liên quan
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Sắc thái của gương trong trang trí nội thất
Trang trí tổ ấm với điểm nhấn từ sắc xanh cây cảnh
Decor nhà xinh với những ý tưởng trang trí bằng giấy dán tường
Trang trí Noel cho căn nhà ấm cúng
10 món đồ bé nhỏ trang trí phòng ngủ
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 99 | Tổng lượt truy cập: 9,485,590