Diễn đàn
Diễn đàn
Tọa đàm khoa học nội thất bền vững: Xu hướng phát triển và giải pháp thực hiện
Ngày 24/4, Đại học Kiến trúc Hà NộI đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Nội thất bền vững”. Tọa đàm là cơ hội để các chuyên gia kiến trúc, các doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị thiết kế…cùng thảo luận, đưa ra những góc nhìn đa chiều về nội thất bền vững, các tiêu chí sản xuất để đảm bảo nội thất bền vững và các giải pháp, cơ sở pháp lý để phát triển xu hướng này trong tương lai.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của: Bà Hồ Thúy Hiền – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Gỗ An Cường chi nhánh Hà Nội; Ông Bùi Văn Liêm – Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Caslastone; PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên – Viện Khoa học công nghệ Đô thị xanh cùng các chuyên gia, giảng viên ngành kiến trúc, nội thất, các đơn vị doanh nghiệp về nội thất, vật liệu xây dựng cùng tham dự.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Hồ Thúy Hiền – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Gỗ An Cường chi nhánh Hà Nội có bài giới thiệu về sản phẩm gỗ công nghiệp và tính đồng bộ của các sản phẩm nội thất của An Cường nhằm đáp ứng yêu cầu về nội thất xanh, nội thất bền vững. Đại diện An Cường cho biết: “Những năm gần đây, gỗ công nghiệp trở thành xu hướng, thay thế gỗ rừng trồng vì giải quyết được vấn nạn khai thác rừng. Công ty đi theo xu hướng này nhằm mang lại cảm giác thân thiện, gần gũi với môi trường mà vẫn đảm bảo được thiết kế đa dạng, vẻ đẹp giống tự nhiên, tăng sự đồng bộ với không gian nội thất và vẫn đảm bảo bền vững lâu dài, bền màu với thời gian. Trong sản xuất, nhà máy của An Cường sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và các thiết bị đo mức độ tiêu hao năng lượng nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo môi trường xanh và tiêu chí Netzero mà Chính phủ đã đề ra. Ngoài ra, công ty cũng quan tâm đến xử lý chất thải, kiểm tra định kỳ từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất”.

Với các sản phẩm công nghiệp thường gặp ấn tượng là gây độc cho sức khỏe, nhưng ở An Cường đều có chứng chỉ đảm bảo tiếp cận tích cực đối với sức khỏe, tiếp cận với môi trường xanh và theo đúng mục tiêu chính phủ là đến năm 2050 sẽ thực hiện netzero.
Liên quan đến vật liệu đá thạch anh nhân tạo, ông Bùi Văn Liêm – Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Caslastone cho biết: “Đá tự nhiên đang bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch gây mất cân bằng về sinh thái. Đá thạch anh nhân tạo là lời giải cho vấn đề này với các ưu điểm: đa dạng về màu sắc và độc đáo trong thiết kế, là vật liệu mang tính bền vững, xanh sạch; sản phẩm lấy cảm hứng từ thiên nhiên nên tạo sự gần gũi; có tính năng kháng khuẩn đảm bảo an toàn cho sức khỏe; chống nước, chống va đập, độ bền tốt; ứng dụng được trong nhiều không gian từ bàn bếp, bàn họp, bàn làm việc, quầy lễ tân, ốp cầu thang, sảnh đón tiếp, ốp lavabo…Đây là loại vật liệu gần gũi, mộc mạc, có vẻ đẹp tự nhiên, mang giá trị bền vững nhờ độ bền cao, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe”.

PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên – Viện Khoa học công nghệ Đô thị xanh đã có bài chia sẻ về các nội dung liên quan đến nội thất bền vững: lí do nên sử dụng nội thất bền vững, cơ sở pháp lý để phát triển nội thất bền vững, một số nghiên cứu về công tác đào tạo nội thất bền vững và những cách thức để xây dựng một không gian nội thất bền vững.
PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên nhận định: “Xanh không phải chỉ nói đến màu sắc mà bản chất là nhắc đến các công trình hướng đến con người, xã hội, mang ý nghĩa nhân văn. Nội thất bền vững chia làm 3 nhóm tác động: đến sức khỏe con người – lấy con người làm trung tâm; đóng góp cho cộng đồng và đáp ứng nhu cầu về sở thích của người sử dụng. Một không gian nội thất bền vững sẽ đảm bảo chất lượng không khí, tiện nghi chiếu sáng, giảm thiểu tiếng ồn – tất cả những yếu tố tác động đến trải nghiệm thoải mái và sức khỏe của con người. Không gian đó còn cần có ý nghĩa đối với cộng đồng xung quanh, thông qua việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, nước…Nội thất bền vững cũng phải cân bằng với việc giải quyết nhu cầu của người sử dụng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của kiến trúc nội thất bền vững đối với môi trường”.
Nói về bộ công cụ hỗ trợ thực hiện và phát triển xu hướng PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên cho biết: “Mô phỏng hiện đang là giải pháp tối ưu để thực hiện một không gian nội thất bền vững. Giải pháp này giúp định lượng tác động của nội thất trong một không gian. Mô phỏng giúp định lượng trước về tác động của việc cải tạo nội thất đối với ánh sáng, chất lượng không khí, yếu tố tiếng ồn…từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý để bảo vệ sức khỏe con người. Ngoài ra, các công cụ đánh giá vòng đời vật liệu, chỉ số phát thải C02, công cụ đánh giá chất lượng không khí, nghiên cứu tác động của ánh sáng đến tâm lý người sử dụng…cũng hỗ trợ quá trình thiết kế một không gian nội thất bền vững”.
PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên đề xuất về việc đưa nội dung nội thất bền vững vào trong chương trình đào tạo đại học để nâng cao nhận thức của các kiến trúc sư tương lai về mối quan hệ giữa kiến trúc với yếu tố xanh, môi trường, công trình bền vững.


Buổi tọa đàm cũng nhận được rất nhiều ý kiến quan tâm đến nguyên liệu đầu vào, yếu tố xử lý chất thải, dây chuyền công nghệ khi sản xuất các sản phẩm nội thất, làm sao để giảm mức phát thải C02, những tiêu chí cơ bản để những doanh nghiệp thiết kế, sản xuất nội thất có thể phát triển xu hướng bền vững, những hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đối với người dùng trong việc ứng dụng vật liệu nội thất như thế nào để đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường trong tương lai.
Một số ý kiến nhắc đến vai trò của cơ sở pháp lý đối với quá trình phát triển xu hướng nội thất bền vững, từ các mục tiêu giảm phát thải C02 mà Chính phủ đã đặt ra đến việc xây dựng các bộ quy chuẩn của Việt Nam về kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái bền vững.
Biên tập: Ngọc Hà
Bình luận chủ đề
Bài viết liên quan
Những thiết bị công nghệ hiện đại cho ngôi nhà thông minh
Mái bậc thang xanh: Vườn treo sống động
Kính siêu trắng – Nâng tầm không gian trưng bày, thổi hồn thiết kế nghệ thuật
Màu vàng ấm áp trong không gian sống hiện đại
Tủ Jintana – Trí tưởng tượng hóa thân vào gỗ thích và tre
8 mẫu bàn gỗ thông cho phòng khách - Vẻ đẹp tinh tế từ vật liệu mộc mạc
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
SỞ HỮU PHÒNG TẮM ĐẬM CHẤT RIÊNG VỚI HANSGROHE FINISHPLUS
Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?
Chàng trai Sài Gòn được trao giải tại Giải thưởng kiến trúc quốc tế Architecture MasterPrize – AMP 2023
The CORE: Sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và công năng hiện đại | AD+ Studio
Ứng dụng vật liệu sinh học trong thiết kế nội thất
Camila Material Solutions – Giải pháp vật liệu từ kinh nghiệm chuyên môn
Bản hoan ca của đời sống
Văn phòng FPT telecom
Nhà mới với vật liệu cũ
Triển vọng vật liệu xây dựng nguồn gốc sinh học tại Việt Nam
KTS. Võ Trọng Nghĩa gây tiếng vang tại giải thưởng quốc tế TADA với công trình “Nhà Tân Bình”
NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ
Những lỗ gạch dịu dàng đón nắng hắt
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 27 | Tổng lượt truy cập: 10,163,240
