TỔNG HỢP CÁC LOẠI KÍNH NỘI THẤT

  • Thứ tư, 12:28 Ngày 07/08/2019   Lượt xem: 606
  • Khi tự trang trí nhà hay tự làm nhà, việc tìm hiểu vật liệu sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng thiết kế cho từng khu vực hay món đồ mình mong muốn. Kính được phân theo nhiều loại, nhưng tiêu biểu thì có loại kính thường và kính an toàn.

    ƯU THẾ CỦA KÍNH AN TOÀN:

    • Hạn chế tia cực tím: Kính an toàn có loại chống được đến 99% tác hại của  tia cực tím mà không ảnh hưởng tới độ sáng cần thiết cho tầm nhìn của người và sự phát triển của cây cối.
    • An toàn: Kính an toàn không thể bị vỡ đột ngột như các tấm kính thường, lớp PVB ở giữa sẽ làm giảm hiệu quả của mọi sự tác động ngoại lực, tấm kính vẫn nguyên vẹn ngay khi bị vỡ, những mảnh kính sẽ vẫn ở nguyên vị trí làm giảm bớt sự nguy hiểm.
    • An ninh: Kính an toàn có khả năng chống lại sự đột nhập cao hơn bởi vì có lớp bảo vệ ngay cả khi kính bị đập vỡ. Kính an toàn không thể cắt từ một phía, vì thế thông thường những  dụng cụ cắt kính và những dụng cụ thông thường là vô dụng. Tùy thuộc vào độ dày, loại kính an toàn có lớp PVB còn có thể chịu đựng được sức nổ của  bom và đạn súng trường
    • Giảm tiếng ồn: Kính an toàn có khả năng cách âm tốt hơn kính thường. Đối với các sân bay, khách sạn, trung tâm xử lý dữ liệu, các phòng thu âm và bất cứ một tòa nhà nào gần sân bay, đường cao tốc hay đường tàu thì kính an toàn rất hữu hiệu. Các tòa nhà lắp kính an toàn giảm tiếng ồn từ bốn phía, bảo đảm cho ta một môi trường làm việc hoặc nghỉ ngơi yên tĩnh hơn.
    • Chịu nhiệt và điều khiển sự hấp thụ nhiệt: Kính làm giảm sự hấp thụ nhiệt, điều khiển độ chói và làm cho tòa nhà mát mẻ hơn. Kính an toàn cũng đáp ứng tiêu chuẩn của thủy tinh cách nhiệt, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao không bị vỡ do đó sẽ giữ chân ngọn lửa, tạo điều kiện cho sự chữa cháy và dập tắt hỏa hoạn
    • Độ bền cao hơn: Kính an toàn có độ bền vững khá cao, thậm chí người ta còn dùng kính an toàn để làm sàn nhà, bể bơi, mái che, mái vòm (uốn), các sun room và các tòa nhà ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt.
    • Ưu thế về mỹ thuật và kiểu dáng: Kính có màu sắc, độ dày, kích thước và hình thể đa dạng giúp các kiến trúc sư có nhiều sự lựa chọn hơn.
    • Sự biến dạng thấp: Nếu được nung với điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, kính vẫn tránh được sự méo mó do đã được nung trước đó. Hình ảnh khi nhìn qua kính đẹp và trung thực hơn thông thường.

    NHƯỢC ĐIỂM CỦA KÍNH AN TOÀN

    • Giá thành khá cao, do đó ảnh hưởng tương đối đến giá thành xây dựng chung.
    • Việc thi công, lắp đặt đều đòi hỏi phải chuẩn hơn bình thường.

    Mình nêu khái niệm một số loại kính có trên thị trường như sau:
    1. KÍNH LAMINATE (kính dán an toàn)
    2. KÍNH ACRYLIC
    3. KÍNH TEMPERED (kính cường lực)
    4. KÍNH PHẢN QUANG
    5. KÍNH LOW-E
    6. KÍNH LOW-I (ultra clear glass)
    7. KÍNH RẠN
    8. KÍNH CÁCH ÂM - CÁCH NHIỆT
    9. KÍNH MÀU - TRANG TRÍ.

    1. KÍNH LAMINATE (KÍNH DÁN AN TOÀN)

    Kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt được sản xuất từ hai hay nhiều lớp kính ghép lại giữa các lớp được liên kết bằng màng PVB. Khi có lực tác động, màng phim PVB có tác dụng giữ chặt các mảnh kính vỡ không bị rơi ra ngoài, giảm rủi ro, tránh gây sát thương cho người sử dụng. Đặc biệt, màng phim PVB còn tạo thành màng chắn chống sự xâm nhập từ bên ngoài (Chống đạn, chống trộm…).. Ngoài ra, màng phim PVB còn có khả năng hạn chế hiệu ứng nhiệt và những bức xạ UV có hại cho sức khỏe, giảm thiểu tiếng ồn nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng các sản phẩmkính dán an toàn vì một cuộc sống an toàn, bền vững của chính bạn và gia đình.
    Chính nhờ những tính năng ưu việt nên kính dán an toàn được ứng dụng rộng rất rộng rãi trong kiến trúc xây dựng và nền công nghiệp hiện đại. Kính dán an toàn ứng dụng làm cửa sổ, mái, cửa ra vào, màn chắn mưa, bể cá…
    Kính dán an toàn có các loại 4,38 mm,5,38 mm,6,38mm,8,38mm ,10,38mm…
    Có các màu : trắng trong ,trắng sữa , nâu trà ,xanh đen ,xanh lá cây ,xanh nước biển…



    2. KÍNH TEMPERED (kính cường lực)
    Kính cường lực có tính chịu lực cao gấp nhiều lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày. Kính cường lực có độ bền này là do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau tạo thành liên kết vững chắc hơn, giúp cho kính cường  lực chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh.
    Kính cường lực  khi vỡ sẽ tạo ra các mảnh vỡ nhỏ, đều, không sắc cạnh do đó giảm thiểu khả năng gây sát thương cho con người. Ngoài ra, kính cường lực còn có tính năng thoát hiểm trong các toà nhà khi xảy ra hỏa hoạn (Kính cường lực có khả năng chịu nhiệt cao và không bị biến dạng trong điều kiện nhiệt độ lên đến 2950C).
    Vì vậy, quá trình tôi cường lực là thực sự cần thiết để đảm bảo độ an toàn cũng như đặc tính cơ học của kính kiến trúc và kính trang trí nội thất.

    3. KÍNH ACRYLIC
    Đây là một tấm hỗn hợp nhựa dùng để thay thế cho kính trong trường hợp cần an toàn và nhẹ, được phát minh trong những năm gần đây, có độ cứng gấp 20 lần kính nhiệt luyện và chỉ nặng bằng ½ kính nhiệt luyện. Khi lực tác dụng lớn quá ngưỡng thì kính chỉ nứt ra chứ không vỡ vụn. Tuy nhiên nhược điểm của loại kính này là sẽ bắt cháy nếu tiếp xúc với lửa, vì thế sẽ không có bất kỳ bếp gas hay lò vi sóng nào sử dụng loại kính này..


    4. KÍNH PHẢN QUANG
    Kính phản quang là loại kính phẳng được phủ trên bề mặt 1 lớp phản quang bằng oxit kim loại. Lớp phản quang này có tác dụng giảm luồng nhiệt dư thừa và độ chói sáng, cân bằng những ánh sáng thông thường và ngăn chặn tia UV gây hại cho con người.
    Kính phản quang có khả năng giảm tới gần 21% nhiệt lượng của không khí trong các tòa nhà cao tầng. Chính nhờ khả năng giảm bức xạ nhiệt rất tốt nên kính phản quang thường được dùng làm cửa sổ, mái kính, vách kính để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt của các mảng tường phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
    Kính phản quang vẫn mang đầy đủ tính chất của kính thường phẳng nên ta có thể ghép dán thành kính dán an toàn hay tôi cường lực, uốn cong



    5. KÍNH LOW-E
    Kính Low-e là loại kính đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ những đặc tính vượt trội trong việc làm giảm sự hấp thụ nhiệt và quá trình truyền tải nhiệt lượng. Loại kính này được phủ lên bề mặt lớp metalic siêu mỏng có khả năng làm chậm sự phát tán nhiệt và ngăn ngừa sức nóng của ánh sáng mặt trời, nên nó đặc biệt phù hợp với các công trình xây dựng tại khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam trong việc chống nóng vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông. Với tính năng hạn chế sự truyền nhiệt từ ngoài vào và từ trong ra ngoài, kính low-e sẽ giúp bạn có được một giải pháp tối ưu cho việc giữ nhiệt độ trong phòng luôn ổn định theo ý muốn mà không cần mất quá nhiều chi phí.
    Ngoài ra, ta còn có thể gia tăng tính năng của kính low-e bằng cách ghép dán thành kính dán an toàn, tôi cường lực hay ghép hộp…Kính Low-E được sử dụng công nghệ thổi từ tính để phủ một hoặc nhiều lớp kim loại hoặc hóa chất đặc biệt lên bề mặt kính, có thể cản sức nóng mặt trời.



    6. Kính LOW-I (Low iron glass)
    Còn gọi siêu trong (kính pha lê/ ultra clear glass) : loại kính này có thể được sử dụng hầu như bất cứ nơi nào mà kính nổi thông thường có thể sử dụng. Thay vì kính nổi trong có hơi ngả xang màu xanh nếu chúng ta nhìn ở cạnh kính thì đối với kính siêu trong, kính siêu trắng, kính pha lê LCL glass thì trắng tuyệt đối vì kính siêu trong hoặc kính siêu trắng chứa ít nhất là 10% hàm lượng sắt của kính thông thường, cho phép truyền tải 91% ánh sáng mà đối với kính nổi thông thường chỉ đạt 83%.
    Các loại kính nổi thông thường hiện nay đều ngả sang một màu nhất định, cho dù là kính nổi trong nếu áp dụng theo tiêu chuẩn thì cũng có sự sai lệnh về màu sắc, kính siêu trong, kính siêu trắng, kính pha lê có thể dẹp bỏ được mối quan tâm này
    Kính siêu trong, kính siêu trắng, kính pha lê được ứng dụng thiết kế cho nội ngoại thất, mặt dựng, bao gồm cả cửa ra vào, cửa sổ … đặc biệt có thể kết hợp với kính đúc để làm vách ngăn nội thất, kính đúc ốp tường trang trí, ốp bếp, quầy bar, kính mặt tiền và phòng trưng bày …mang lại hình ảnh sắc nét và ấn tượng độc đáo
    Lợi ích của kính siêu trong, kính siêu trắng, kính pha lê LCL glass là vì đã được xử lý hàm lượng sắt nên làm tăng khả năng truyền dẫn ánh sáng và trung hòa với các màu xanh thủy tinh tiêu chuẩn làm cho hình ảnh nhìn qua được rõ ràng và sắc nét.

    7. KÍNH RẠN
    Kính rạn của kính an toàn được sản xuất dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ tôi cường lực và dán an toàn (1 lớp kính cường lực được ghép vào giữa hai lớp kính thường bằng màng phim PVB, sau đó tấm kính cường lực ở giữa sẽ được làm nổ nhưng nhờ màng phim PVB liên kết và 2 tấm kính thường bên ngoài tạo thành màng chắn khiến các mảnh vụn không bị văng ra ngoài).
    Với sự kết hợp này đã tạo ra một loại sản phẩm kính dán an toàn độc đáo, mang đến một phong cách mới cho nghệ thuật trang trí bằng kính.



    8. KÍNH CÁCH ÂM - CÁCH NHIỆT
    Đây là loại kính hộp được cấu tạo bởi 2 hay nhiều lớp kính ghép lại nhau. Giữa các lớp kính được ngăn cách bởi thanh đệm nhôm bên trong có chứa hạt hút ẩm. Lớp keo bên ngoài sẽ liên kết các lớp kính và thanh nhôm định hình. Các hạt hút ẩm có tác dụng hút lớp không khí bên trong, tạo thành một lớp không khí khô và ngăn cản sự truyền nhiệt hết sức hiệu quả. Sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc làm giảm tiếng ồn và sự nóng bức khi sử dụng sản phẩm kính hộp .



    QUY TRÌNH SẢN XUẤT KÍNH HỘP:

    • Bước 1: Kính tấm nguyên khổ được đưa qua máy cắt để cắt theo quy cách đơn đặt hàng. Sau khi đã được cắt theo yêu cầu, kính sẽ được đưa qua thiết bị rửa và sấy khô để xử lý sạch bề mặt kính. Tiếp theo đó chúng sẽ được chuyển sang vị trí chờ ghép.
    • Bước 2: Cắt các thanh cữ kính theo quy cách phù hợp với quy cách kính cần ghép.
    • Bước 3: Các thanh cữ sẽ được đưa qua thiết bị bơm để bơm các hạt hút ẩm vào phần rỗng bên trong, sau đó chúng sẽ được gắn các phụ kiện định vị vào hai đầu thanh cữ.
    • Bước 4: Các thanh cữ kính được đưa qua thiết bị bơm keo butyl để phủ một lớp keo butyl lên hai mặt bên của thanh cữ. Sau đó chúng sẽ được chuyển sang thiết bị treo và truyền thanh.
    • Bước 5: Các thanh cữ đã được phun keo sẽ được chuyển từ thiết bị treo sang dây chuyền ép keo tại vị trí các tấm kính đã được xử lý sạch ở Bước 1 để ép lại với nhau. Từng tấm kính sẽ lần lượt được ép chặt vào bề mặt các bên của thanh cữ.
    • Bước 6: Các tấm kính đã được ghép ở Bước 5 sẽ được chuyển sang dây chuyền ép keo Silicone đặc chủng để được ép một lớp keo Silicone dày 5mm->10 mm xung quanh tấm kính(theo nhu cầu và kích cỡ tấm kính).
    • Bước 7: tiến hành kiêm tra trước khi nhập kho thành phẩm.

    Có thể thay đổi các lớp kính với độ dày và chủng loại khác nhau (ghép 1 tấm kính dán + 1 tấm kính cường lực, ghép 2 tấm kính cường lực hoặc 2 tấm kính dán…). Với những tấm kính hộp có diện tích ≥1.8 m2 thì nên ghép 1 hoặc 2 lớp kính cường lực, kính dán để đảm bảo độ an toàn.



    9. KÍNH TRANG TRÍ

    • Kính màu là kính đã được phủ một lớp sơn với màu sắc bạn đã chọn lựa phù hợp. Kính thường sau khi được được đo đạc chuẩn theo thông số kỹ thuật công trình, sẽ được gia công theo kích thước phù hợp: khoan khoét, cắt,... sẽ được tôi cường lực ở nhiệt độ 700 độ C, sau quá trình xử lý kính sẽ được phủ một lớp sơn màu pha chế chuẩn theo yêu cầu màu cần thiết, sau khi phủ sẻ được phủ một lớp sơn lót nhằm tăng độ bóng, không bị bong tróc, không phai màu. Việc sản phẩm tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sơn, kỹ thuật,.. nhưng chủ yếu là do sơn vì trên thị trườngcó rất nhiều loại sơn như: Sơn trung quốc, sơn nhập khẩu cao cấp
    • Kính khắc axit (etching glass) : kính được nngâm axit (phun axit) theo hoa văn được thiết kế sống động giúp bề mặt kính trở nên mờ hơn mà vẫn cho phép ánh sáng được xuyên qua một cách dịu mát và có thể che không cho nhìn thấy

    Ngoài ra còn có thể nghe thêm những cụm từ thiên về kỹ thuật sản xuất kính các loại như : Kính tôi, Kính uốn cong, Kính kháng hóa chất, Kính phun cát, Kính chịu nhiệt, Kính nổi, Kính định hình, Kính độ sắt thấp, Kính kéo, Kính hoa văn.....

    Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết NHỮNG ỨNG DỤNG KÍNH TRONG NHÀ Ở 

    0 Bình luận
    Update data ...