PHONG THỦY
PHONG THỦY
Không gian sống dĩ nhiên là bên trong nhà, nhưng cũng rất cần xử lý ngoại thất sao cho hạn chế được các nguy cơ tiềm ẩn bất an. Từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, ngôi nhà cần phải quan tâm cả trong lẫn ngoài với các biện pháp chếhóa đúng mực.Nhất Thủy Nhì Hỏa
Đó là nguy cơ đe doạ Trường Khí an lành của nhà ở. Thủy Tụ, Thủy Bao, Thủy Hoàn... luôn đem lại thế đất - ngôi nhà tốt. Nhưng Thủy cũng trỏ nên Hung Hoạ nếu không giải quyết được các vấn đề về Ung Thủy (nước đọng, ngập lụt) hay Thủy Trực Xung Môn (nước chảy thẳng trước cửa). Trước khi mua đất, cất nhà cần phải tìm hiểu rất kỹ về hệ thống nước khu vực xung quanh trên diện rộng để tránh tình trạng ở trong khu bị Triều Cường, thường xuyên ngập úng, môi trường sống luôn ẩm ướt lầy lội, ruồi, muỗi bệnh tật dễ sinh sôi. Có thể thấy tại các khu quy hoạch mới, vị trí nắp cống, hốga luôn nằm giữa hai nhà, tránh đượctình trạng "nhà kề miệng cống" như ở các khụ dân CƯ cũ .Tương tự nữa là các trụ điện, trạm biến thế... là các nguồn gây cháy chập, hồa hoạn và nguy hiểm cao. Những khu nhà ở được ngầm hóa hệ thống điện hoặc quy hoạch hợp lý giảm thiểu trụ và dây điện thì luôn tốt hơn. Ngay cả khi trụ điện nằm ở khoảng giữa hai nhà, thì vẫn nên thiết kế mặt ngoài phía gần trụ điện theo lối đặc biệt và hạn chế mở cửa hay đưa ban công ra ở những phía đó. Đặc biệt là tại các tuyến điện cao thế, cần tránh xa hoặc làm nhà trong giới hạn an toàn vì đây là các vùng có Ác Xạ lớn. Nguy cơ cháy nổ dễ xảy ra ở các ngõ hẹp hoặc ngõ cụt mà nhà mình nằm về cuối ngõ, ở bên ngoài có các xưởng, kho, nhà lụp xụp thì dễ cháy (quy luật ống lan truyền), nhà mình nằm về cuối hướng gió chủ đạo, khi có hoả hoạn phía đầu gió rất dễ bị vạ lây. Cặp thế nhà như vậy thì nên làm tách biệt với nhà lân cận, dùng tường dày ngăn phía trước, chuẩn b| tốt hệ thống chữa cháy và tạo lối thoát hiểm thuận tiện.
Hài hòa theo Ngũ Hành Âm Dương
Quan niệm triết học truyền thống Đông phương mong muốn ngôi nhà có đầy đủ Ngũ Hành, không quá thiên lệch để đảm bảo sự phát triển bền vững. Thực tế nếu xây dựng nhà ở chỉ Thuần hoặc Vượng Kim (sắt, thép, tôn) chắc chắn sẽ Xung Khắc với môi trường của phòng ngủ, phòng ăn, phòng sinh hoạt (thuộc Mộc) do đó Vượng Kim chỉ hợp với nhà máy cơ xưởng. Hoặc nhà Vượng Thổ quá (toàn là bê tông, gạch đá) sẽ khắc Thủy (mà đa phần cơ thể con người là nước), do đó ở trong nhà toàn gạch đá luôn thấy lạnh lẽo âm u, giảm Sinh Khí. Môi trường ngoại thất luôn gắn bó với nội thất, cần nắm vững quy luật cân bằng tương đối, cân bằng động của Âm Dương để xử lý. Nếu ngoại có tính Dương thịnh thì nội cần Âm để cân bằng, ngoại tĩnh lặng thì nội cẩn thêm tính sôi động tươi vui. Ngoại cỏ tính Hỏa (chóp nhọn, nắng chói, màu đỏ, các nguy cơ cháy nổ cao) thì phải tăng hành Thủy cho phần ngoại vi nhà mình như : thêm hồ nước, dùng kính chắn nắng để giảm Hỏa. Nếu ngoại thịnh Mộc (có rừng hay vườn cây, cũng là hành sinh ra Hỏa) thì xung quanh nhà nên mé nhánh quang đãng, có khoảng cách ly để tránh bị lan truyền Hỏa. Nếu xung quanh là vùng sông hồ (Thịnh Thủy) thì khí hậu mát mẻ, nhưng cũng cần bố trí các tường ngăn, đê bao đất đá để phòng lụt lội và giảm ẩm thấp. NÓI chung các hành Thủy, Mộc và Thổ hợp với môi trường nhà ở, các hành Klm và Hỏa mang tính bổ sung năng lượng và tiện nghi, tuỳ theo tính chất sử dụng nhà và mệnh cục Ngũ Hành của chủ nhân mà gia giảm cho tương thích với ngoại thất.
Các xử lý cơ bản cho ngoại thất có thể đúc kết nhưsau:
-Tạo sự ngăn cách nhưng vẫn chuyển tiếp được giữa trong và ngoài nhà, thông qua các mái hiên, hành lang, hoa tường, lam chắn... để vừa giảm Xung sát ngoại vi, vừa không ngăn chặn Sinh khí.
-Hình dáng bên ngoài của ngôi nhà là biểu hiện Nội Khí bên trong, chớ làm nhà theo kiểu "đồ giả", trang trí thừa và không tương ứng với chức năng nội tại. Hình nào ắt Khí ấy, tạo Hình cũng chính là tạo Khí.
-Cân bằng Âm Dương và Ngũ Hành trên quan điểm tổng hợp, tránh thiên lệch nhưng cũng tránh bình quân, mỗi thứ một chút thì sẽ dễ gây tranh chấp, đối chọi và lộn xộn cho ngoại thất.
-Sử dụng vật liệu trang trí bên ngoài đơn giản, hiệu quả và giảm công bảo trì. Tránh dùng các vật liệu tạm bợ hoặc không hợp với khí hậu và tính chất của khu vực lân cận (ví dụ, nhà vùng biển tránh dùng kim loại nhiều dễ rỉ sét, nhà hướng Tây nên hạn chế dùng gỗ ở mặt ngoài vì rất mau cong, vênh, nứt và bạc màu...).
( CÙNG BẠN XÂY NHÀ - NXB LAO ĐỘNG )
Bài viết liên quan
Đưa Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vào nhà
Làm thế nào để biết một ngôi nhà có phong thủy tốt?
7 kiến thức phong thủy tốt trong nhà
Mẹo để Tạo Phong Thủy Tốt Trong Khu Vườn Của Bạn
Phong thủy phòng ngủ cho vợ chồng mới
5 Mẹo Trang Trí Nhà Phong Thủy Dễ Dàng Để Có Không Gian Sành Điệu Và May Mắn
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 215 | Tổng lượt truy cập: 9,764,042