Diễn đàn

“Sự bền vững trong thiết kế kiến trúc” của KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo) - Người đăng: Admin_03 (Đạt)

Kienviet.net đã có cuộc trò chuyện cùng KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh (K59 atelier) để khám phá câu chuyện phía sau công trình Nhà Bình Dương – ngôi nhà đã mang về giải Vàng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2020 – 2021. Công trình được Hội đồng giám khảo đánh giá là “thành công về ý tưởng thăng hoa cho ngôi nhà thôn quê”.

“Sự bền vững trong thiết kế kiến trúc” của KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh

KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh | K59 atelier

PV: Trước tiên, anh chị hãy chia sẻ cảm xúc khi đạt giải Vàng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2020 – 2021 với công trình Nhà Bình Dương?

Chúng tôi rất vui khi nhận được giải Vàng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2020-2021 . Chúng tôi cảm thấy may mắn khi nhận được sự đồng cảm của ban giám khảo.

PV: Anh chị hãy chia sẻ thêm về dự án Nhà Bình Dương của K59 atelier. Bối cảnh của dự án này là gì và đã tác động thế nào đến phương án thiết kế?

Nhà Bình Dương là sự sắp xếp thú vị do dịch Covid-19. Thay vì thiết kế một ngôi nhà phố, chủ nhà lựa chọn xây dựng nhà ngay trong quán ăn của mình và đây cũng là thách thức không nhỏ đối với chúng tôi vì hoạt động của quán ăn khá là ồn ào và có rất nhiều cây lớn trong quán. Chúng tôi xem thách thức này là cơ hội cũng như đầu bài thiết kế của mình: Đảm bảo sự riêng tư của không gian nhà ở trong không gian công cộng (quán ăn) cũng như cố gắng giữ lại toàn bộ hệ thống cây xanh hiện hữu.

“Sự bền vững trong thiết kế kiến trúc” của KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh

Nhà Bình Dương – Công trình đạt giải Vàng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2020 – 2021

“Sự bền vững trong thiết kế kiến trúc” của KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh

Ngôi nhà nằm ẩn hiện dưới những tán cây với không gian riêng tư, yên tĩnh

PV: Thách thức lớn nhất khi thiết kế công trình này và giải pháp của anh chị là gì?

Thách thức lớn nhất của chúng tôi chính là việc tìm đủ cơ sở dữ liệu để thuyết phục được chủ nhà chọn miếng đất nằm sâu trong quán cũng như giữ lại toàn bộ cây hiện hữu. Ngôi nhà được dùng để ở và sử dụng, nó cần đảm bảo đủ chức năng và tiện nghi chứ không cần hữu hình và xuất hiện 1 cách trực diện. Việc nằm ở cuối miếng đất còn đảm bảo sự an ninh và riêng tư cho người ở, nhường lại phần đất lớn gần đường và cổng vào cho quán nhằm tạo sự thoải mái cho hoạt động của quán ăn (vốn nhộn nhịp và đông người sử dụng). Khi thiết kế công trình, chúng tôi luôn trọng yếu tố hài hòa tổng thể chứ không xem xét đơn lập bất kỳ chủ thể nào. Việc giữ lại hệ thống cây xanh cũng là mong muốn giữ lại những yếu tố đặc trưng của vùng nông thôn, nơi con người luôn hòa mình với tự nhiên với cây cối. 

“Sự bền vững trong thiết kế kiến trúc” của KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh

Ngôi nhà được xem là một giải pháp cải thiện giá trị của khu đất hiện hữu

PV: Ý tưởng giữ lại 11 cây xanh hiện trạng có gây khó khăn trong thiết kế và thi công? 

Có đến 7/11 cây ở khu đất là cây sanh và si, chúng có ưu điểm là sức sống rất tốt, chịu được các chấn động do xây dựng nhưng cũng vì lẽ đó, chúng sẽ ảnh hưởng đến công trình về sau bởi sự phát triển mạnh mẽ của hệ rễ và các nhánh cây lớn. Khó khăn ở mặt thiết kế chính là việc chúng ta phải xác định chính xác vị trí gốc cây, đường kính tán cây và bộ rễ, tìm ra các khoảng trống để bố trí các không gian chức năng. Mặt bằng chức năng hoàn toàn được xác định bởi vị trí cây trong khu đất. 

kienviet su ben vung trong thiet ke kien truc cua kts phan lam nhat nam va kts tran cam linh 3

Tất cả những cây có sẵn lâu năm trên khu đất đều được giữ lại

Khó khăn trong thi công chính là việc đảm bảo sự an toàn cho 11 cây xanh. Chúng tôi lựa chọn ép cọc neo thay vì móng bè hoặc móng đơn với công trình thấp tầng ; điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng đó là lựa chọn duy nhất để thu hẹp độ rộng của móng, móng cọc giúp nền công trình không bị nâng lên bởi sự phát triển của các bó rễ đang phát triển mạnh bên dưới . Quá trình thi công móng là một cuộc chiến giữa người thi công và các cây khi chúng tôi phải liên tục thay đổi vị trí trục máy  và các tim cọc (thời gian thi công móng đã kéo dài hơn 2 tuần so với dự kiến).

“Sự bền vững trong thiết kế kiến trúc” của KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh

Đảm bảo sự an toàn cho 11 cây xanh là một khó khăn trong thi công công trình

PV: Nhà Bình Dương sử dụng khá nhiều không gian đệm. Anh chị có thể nói thêm về chúng? 

Không gian đệm (hiên, độ vươn của mái) là không gian chuyển tiếp trong và ngoài cũng như kết nối các khu vực chức năng, đây cũng là không gian che mưa che nắng cho các không gian chính, giúp các không gian chính có thể tùy nghi đóng hoặc mở. Khí hậu ở miền Nam Việt Nam có lượng mưa và số ngày nắng lớn, nếu không có khoảng đệm này, các không gian chức năng sẽ thường xuyên đóng lại gây nên hiện tượng ngột ngạt và thiếu sự thông thoáng. Chúng tôi khá thích chiếc nón lá, độ vươn dài của vành nón cũng như chóp nón cao giúp thông thoáng hạn chế mưa và nắng táp trực tiếp vào mặt người nông dân khi làm đồng.

“Sự bền vững trong thiết kế kiến trúc” của KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh

Không gian đệm là không gian chuyển tiếp trong và ngoài cũng như kết nối các khu vực chức năng

PV: Theo anh chị, đối với nhà ở nông thôn nước ta hiện nay, đâu là yếu tố “truyền thống” cần giữ và yếu tố “hiện đại” nào cần áp dụng?

Với văn hóa nhà ở của truyền thống người Việt, chúng ta nên lưu tâm đến sự tôn nghiêm của không gian thờ phượng và sự ấm cúng của không gian dành cho người lớn tuổi. Người Á Đông chúng ta khác với người ở phương Tây, chúng ta sống cùng nhau với nhiều thế hệ, việc con cháu ở cùng ông bà và hiểu về văn hóa tín ngưỡng , thờ phượng giúp chúng tôn trọng nguồn gốc và văn hóa bản địa. Yếu tố hiện đại với chúng tôi chính là sự tiện nghi ở các không gian ngủ,dễ dàng sử dụng ở không gian phụ trợ (toilet và giặt phơi) cũng như sự gần gũi và thân thiện ở không gian bếp ăn. Các không gian này  thường tách biệt và không thường được chú trọng ở các nhà ở truyền thống. 

PV: Anh chị đã đề cập đến “sự bền vững trong thiết kế kiến trúc” ở thuyết minh dự án. Anh chị lý giải như thế nào về khái niệm “bền vững” này?

Với chúng tôi, khía cạnh đầu tiên là bền vững văn hóa: đó là tôn trọng văn hóa của người Việt (lễ nghi, giỗ chạp, viếng thăm), các không gian tín ngưỡng hay lối sống cá biệt của từng vùng, từng miền . Khía cạnh thứ hai là bền vững về mặt môi trường xây dựng: như rác thải hậu xây dựng, ô nhiễm nước ngầm do bê tông hóa, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, đây chính là hậu quả của quá trình đô thị hóa nhanh nông thôn đang diễn ra ở nhiều nơi. Chúng ta nên dành thời gian đánh giá các hệ thống tự nhiên hiện hữu đã tồn tại từ nhiều năm (mạch nước ngầm, kênh rạch cũng như hệ thống cây cùng các bó rễ ngầm dưới mặt đất). Nước thải từ công trình nên được lọc nhiều lớp trước khi thải ra ngoài, vật liệu dễ thấm hút sẽ giúp nước mưa nhanh chóng ngấm xuống đất và bổ sung cho mạch nước ngầm. Cây xanh cần thời gian gấp nhiều lần xây dựng công trình để phục hồi và phát triển, chúng ta cần xác định vị trí cây chính xác để gìn giữ lại càng nhiều cây càng tốt chính là việc quan trọng nhất trong khái niệm bền vững trong thiết kế kiến trúc.

PV: Khi làm việc với chủ đầu tư, anh chị gặp khó khăn hay thuận lợi gì không? 

Khó khăn lớn nhất chính là tìm đủ cơ sở dữ liệu và lý do để đưa ra quan điểm thiết kế một cách khách quan và hợp lý nhất. Chúng tôi cố gắng không đưa quá nhiều quan điểm cá nhân để giải quyết việc của chung. Điều thuận lợi là chúng tôi rất may mắn khi nhận được sự thấu hiểu và lắng nghe của chủ đầu tư  trong một thời gian dài, một điều rất khó trong cuộc sống vội vã hiện nay.

PV: Nếu có một quan điểm hay triết lý về kiến trúc của mình, anh chị có thể nói gì? 

Chúng tôi luôn quan tâm đến văn hóa địa phương, lối sống giản dị của con người và sự tự nhiên của khu đất. K59 atelier dành khá nhiều thời gian ở giai đoạn đầu cho cơ sở dữ liệu đầy đủ để tìm ra câu trả lời đúng và hợp lý cho các dự án khác nhau, đôi khi điều đó có thể kéo dài thời gian thiết kế từ năm này sang năm khác, chúng tôi thật sự cần thời gian để thiết kế! 

Chân thành cảm ơn KTS Phan Lâm Nhật Nam và KTS Trần Cẩm Linh với những chia sẻ rất tâm huyết!

Theo KIến Việt

Bình luận chủ đề

0 Bình luận

Bài viết liên quan

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    Nơi làm việc hay ngôi nhà thứ hai?

    13/02/24 23 0

    Văn phòng 4DH2 Design, nơi kiến trúc gặp gỡ nghệ thuật và cảm xúc, mang đến một không gian làm việc độc đáo và đầy cảm hứng. Tại đây, sự...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

    Bản hoan ca của đời sống

    Bản hoan ca của đời sống

    13/02/24 25 0

    Trước hết, căn nhà là một công trình cải tạo tương đối phức tạp với diện tích 600m2 khá...

    Văn phòng FPT telecom

    Văn phòng FPT telecom

    13/02/24 32 0

    FPT Telecom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet hàng đầu tại Việt Nam trên...

    Nhà mới với vật liệu cũ

    Nhà mới với vật liệu cũ

    13/02/24 24 0

    Trước một căn nhà nhỏ tường xây gạch mộc, mái tranh, một người bạn của tôi kể về...

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    NƠI TÌNH YÊU QUAY VỀ

    20/11/23 51 0

    Mỗi ngôi nhà được xây dựng đều là một câu chuyện của kiến trúc sư, nhà thiết kế...
Update data ...