BỐ TRÍ

BỐ TRÍ NỘI THẤT PHÒNG TẮM CHO NGƯỜI NGỒI XE LĂN

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Làm nội thất cho người khuyết tật cũng tương tự như chúng ta làm nội thất cho người già, khi họ di chuyển khó khăn vì lý do tuổi cao sức yếu nên phải ngồi xe lăn. Không gian nội thất trong phòng họ hoặc các khu sinh hoạt đi qua đều cần được chú ý thiết kế đặc biệt vừa vặn và thoải mái cho xe lăn và cách thức vận hành của nó. 

Theo kichthuoc.xyz, dựa trên lược trích từ Handicap International Vietnam - Tài liêu gốc được viết bởi Samantha Wybrow cho tổ chức John Grooms International - Biên dịch thành bản tiếng Việt được thực hiện bởi anh Phạm Khánh Duy,

Trong việc THIẾT KẾ NHÀ VỆ SINH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, chúng ta thường gặp các vấn sau:

- Ngưỡng cửa quá hẹp hoặc có bậc thềm ở ngay cửa.

- Cửa mở vào bên trong làm giảm đi khoảng không gian phòng.

- Không đủ không gian trong phòng vệ sinh để xoay vòng hoặc dịch chuyển lên bệ toilet, đặc biệt là khi người sử dụng đang ở trên xe lăn.

- Bệ toilet quá thấp, khó di chuyển lên xuống.

- Bồn nước/bồn rửa tay khó tiếp cận hoặc không có.

- Hệ thống dẫn nước không tốt gây đọng nước và có nguy cơ trơn trượt.

- Khóa vòi nước khó mở. - Thiếu các tiện ích hỗ trợ người sử dụng khi dịch chuyển (tay vịn...) 

Như vậy, để tránh các điều trên, chúng ta lần lượt đi vào từng vấn đề.

  • Đầu tiên là các tư thế di chuyển của người khuyết tật trong nội thất phòng tắm : xe lăn khi quay ngang và dọc, rồi khi lùi và tới cần có đủ khoảng không gian. Độ khéo léo của con người như ép sát hay nhón....sẽ không thể làm được. Hình ảnh bên dưới mô tả rõ các chiều quay của xe để tạo điều kiện thoải mái cho người già hay khuyết tật có thể sử dụng nhà vệ sinh trực tiếp mà không nhờ vả người nhà. Có những lối lưu thông dễ bị bỏ quên như lối tạo ra giữa tủ lavabo và vách ngăn toilet vuông góc chẳng hạn.

  • Kích thước ngồi tối thiểu và di chuyển xe lăn ở các vị trí thuận tiện cho người sử dụng trong phòng tắm : Nhà tắm cho người khuyết tật cũng cần đủ rộng để khi họ sử dụng toilet, có đủ vị trí để họ đặt chiếc xe lăn sang một bên, trái phải hoặc phía trước mặt. Nhà thiết kế nội thất giỏi sẽ dự đoán trước tất cả tình hình và sẽ tạo nên không gian tối ưu hóa nhất.  Chúng ta cần cẩn trọng lường hết mọi vị trí. Nếu phòng tắm với lối đi thẳng cho người tàn tật hay người già đi xe lăn thì kích thước chiều dài tối thiểu nhất phải là 1met9 đến 2met và chiều rộng là 1met, cửa cần mở trổ ra ngoài theo đúng chuẩn. Nếu cửa mở vào trong phòng thì chiều dài tối thiểu của phòng tắm phải là 2met7

  • Kích thước thiết bị nhà vệ sinh : Ngoài việc tạo khoảng không để di chuyển cần thiết, nội thất phòng tắm cho nhà vệ sinh của người tàn tật cũng cần có các thiết bị hỗ trợ khác, đặc biệt là phần tay vịn, tay nắm, đỡ) vì họ sẽ cần vịn vào đó mà di chuyển thân người mình lên hoặc ra khỏi thiết bị vệ sinh. các nơi để đồ như cuộn giấy, giá treo khăn.... cũng không được bắt quá cao, cần vừa tầm với của người sử dụng. 
  • Một ví dụ như là : Chiều cao từ sàn nhà đế Bồn cầu cho người tàn tận thường trong tầm khoảng 40 – 45cm. Ngoài ra, khoảng cách từ tâm của bồn cầu đến tường cạnh bên xa nhất (phải có tay vịn) cũng trong khoảng 45cm mà thôi

Các loại tay vịn hỗ trợ cho người già và khuyết tật khá đa dạng. Tay vịn thường là ống inox tròn, đường kính từ 25-50mm, có đường dốc, phải dễ nắm và được liên kết chắc với vách hay tường, đảm bảo chịu được lực 110kg.m/s2 tại bất kì mọi điểm. Lưu ý là, với tính nhân văn cao, màu sắc của tay vịn cần phải được bật lên tone rất rõ so với màu tường để có thể nhận dạng dễ dàng.

  • Thêm một ví dụ khác là đối với vị trí của Hộp giấy cuộn vệ sinh, nó nên được lắp cách mép bồn cầu (toilet) hoặc tay vịn trong tầm 20cm. Chiều cao từ mặt sàn đến cuộn giấy là từ 40cm đến 1met2 thì có thể chấp nhận. Cũng có thể lắp đặt vị trí đựng cuộn giấy nằm luôn phía trên tay vịn, nhưng khoảng cách cũng phải tầm 20-30cm mà thôi

Phần quan trọng dễ bỏ quên khác (rất khó khắc phục), đó là việc sử dụng gạch lát sàn. Trong quá trình thiết kế nội thất, phải chọn ngay loại gạch chống trơn trượt cao nhưng không khó di chuyển khi ngồi xe lăn để sử dụng cho nhà tắm, đặc biệt là cho những người sức khỏe yếu thế này.

Chúng ta có thể tham khảo ở Cotto, một thương hiệu từ Thái Lan hay một vài thương hiệu nổi tiếng khác đã và đang phát triển các thiết bị hướng đến sự nhân văn nhiều hơn, dành cho người người cao tuổi hay khuyết tật, thông qua sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thói quen và cách thức sử dụng, hỗ trợ cho họ một cách an toàn và có thể tự do tận hưởng cuộc sống.

Theo Bộ Xây Dựng VN

Bài viết liên quan

    Nhà ống 50 m2 có nên lắp thang máy?

    Nhà ống 50 m2 có nên lắp thang máy?

    20/10/22 178 0

    Nhà tôi 50 m2 nên muốn xây 5-6 tầng. Gia đình có người già nên được gợi ý lắp thang máy. Với diện tích nhỏ như vậy, có lắp được...

    Lưu ý khi thiết kế phòng ngủ cho con

    Lưu ý khi thiết kế phòng ngủ cho con

    03/09/22 251 0

    Phòng ngủ trẻ em có thể phải thay đổi cấu trúc hoặc phần trang trí khá nhiều theo từng năm, do đó cần tính toán kỹ trước khi thiết kế....

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...