DESIGN - DECOR
DESIGN - DECOR
Theo quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ngôi nhà khỏe mạnh là ngôi nhà thông thoáng tự nhiên, không dùng điều hòa và các phương tiện thông gió cưỡng bức. Trong những căn nhà hình ống, cầu thang được ví như xương sống của một cơ thể. Bên cạnh đó, giếng trời là lá phổi để cơ thể ấy có thể sống khỏe mạnh.
Thực ra giếng trời không phải là một thành phần kiến trúc mới mẻ trong ngôi nhà, thế nhưng nó chỉ trở nên phổ biến khi cơn sốt nhà chia lô bùng nổ. Bởi đó chính là phương thức thông thoáng, cứu cánh cho những căn nhà hình ống, khi mà ba mặt tường tiếp giáp với những bức tường nhà hàng xóm, chẳng lấy đâu ra khoảng không cho ánh sáng và thông hơi. Mọi sự chỉ còn cách “ngửa mật cầu trời’’!
Khi bạn có nhu cầu xây một căn nhà ống, tìm đến với người thiết kế, bạn sẽ được nghe lời khuyên, nên dành đất để làm giếng trời. Bởi bạn không còn lựa chọn nào khác, nếu không muốn sống trong những hình hộp bức bối và tối tăm. Không thể trổ cửa lấy ánh sáng và gió trời từ các bức tường quanh nhà thì bạn “trổ cửa” từ mái và tận dụng tối đa nắng, gió trời theo phương đứng.
Khởi nguốn từ yếu tố truyền thống
Thật ra, từ “giếng trời” đã có nguồn gốc từ rất xa xưa, bắt nguồn từ chữ “thiên tỉnh” trong Hán tự. Thời trước, nhà phô' ở các con đường buôn bán sầm uất như khu ba mươi sáu phố phường của Hà Nội cũng rất hẹp bề ngang mà lợi bề dài. Có những ngôi nhà bề ngang chỉ từ 2,5 m đến 3,0 m mà chiều sâu tới gần 100 m (!). Các ngôi nhà được chia thành nhiều gian xếp nối nhau, xen kẽ là các khoảng sân. Chính đâỵ là nơi hứng được nguồn sáng, nguồn gió thiên nhiên lọt vào các gian nhà, thực sự xứng đáng với tên gọi “giếng trời”. Ngay giữa mùa hè nóng nực, luồng không khí nóng từ ngoài thổi vào, luồn qua các ô cửa “bức bàn” (loại cửa đi nhiều cánh có bậu cửa rất cao) rồi ùa theo giếng trời mà hút lên, tạo nên luồng lưu thông khí tích cực trong nhà. Các khoảng sân giếng trời thường được kết hợp làm vườn cảnh, có bể non bộ, cây xanh um tùm, luôn có bóng râm mát rượi. Nếu nhà có tầng hai, đây là nơi có các nhà cầu (hành lang dẫn từ phòng nọ sang phòng kia), vừa là nơi thư giãn ngắm nhìn trời đất.
Giếng trời là lá phổi của căn nhà ống
Ngôi nhà phế hiện đại có diện tích đất kh- m tốn hơn nhiều so với nhà phố cổ (thường chỉ dài từ 15 m đến 20 m tối đa), nhưng lại xây cao tầng hơn nhiều (thông thường dưới 5 tầng, cá biệt có nhà tới 8, 9 tầng). Để lấy sáng và thông thoáng, người ta vẫn áp dụng một phương thức truyền thống là tạo ra giếng trời. Có lẽ chính lúc này, thuật ngữ giếng trời mới được phổ biến rộng rãi và phát huy tác dụng tối đa.
Diện tích đất hạn chế nên nhiều người coi giếng trời là một khu vực xa xỉ, thậm chí lãng phí trong nhà. Nhưng những người đã từng sống trong những căn nhà ống chật chội không có giếng trời thì thấu hiểu vai trò tích cực của nó trong không gian nhà ở. Có thể coi đó là lá phổi của ngôi nhà, đem lại hơi thở tự nhiên không gì thay thế được cho những căn phòng hình hộp bị quá nhiều hạn chế.
Giếng trời hiện nay nên hiểu là một khoảng không nằm lọt giữa bốn bức tường thông suốt theo chiều cao toàn nhà để các phòng đều có thể mở cửa trông ra, tạo nên luồng khí đối lưu để thông thoáng cho phòng ở. Giếng trời tốt nhất là không có mái che, hoặc có mái che thoáng, có cửa sổ để lấy thoáng, hoặc kết hợp mái che di động để con người chủ động khép lại lúc trời mưa, đóng vào khi thời tiết bất lợi (mưa, gió, nắng to), mở ra khi thời tiết mát mẻ, hứng trọn những gì tinh túy của thiên nhiên.
Vị trí cho không gian giếng trời
Nơi đặt giếng trời trong nhà tốt nhất là kết hợp với khu cầu thang để đỡ tốn diện tích, hoặc phía sau nhà. Những nhà có địa thế đất méo hoặc vát cạnh, trồi thụt bất thường không nên tận dụng phần diện tích này làm phòng ở mà cắt lại làm giếng trời thông thoáng. Diện tích dành cho giếng trời không cố định mà tùy thuộc theo mảnh đất và cách bố trí chia phòng. Ngay cả những khe hẹp chỉ rộng 50 cm dọc theo cạnh ngắn của mảnh đất (3,0 m) cũng có thể làm giếng trời. Nhờ giếng trời, không gian cầu thang như được nới rộng và có chiều sâu. Hay nhất là để giếng trời không có mái che, tức là bạn có thể hứng trực tiếp chút nắng, chút gió và cả những giọt mưa thiên nhiên. Nhưng nếu bạn không muốn mưa nắng hắt vào nhà, bạn có thể lợp mái cho giếng trời. Mái nên làm bằng vật liệu trong suốt như tấm nhựa, kính... có khung thép đỡ và bảo vệ an toàn. Tuyệt đối không nên đổ bê tông kín cả khoang giếng trời hoặc chỉ để lại một ô cửa kính nhỏ. Những cái hộp như vậy sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính trong nhà bạn, gây ngột ngạt, oi bức rất khó chịu. Khi lợp mái, cũng nên để mái ở một độ cao cách trần nhà, bốn mặt xung quanh làm cửa lật để có luồng khí. Có nhiều loại cửa nhôm kính hoặc kính khung sắt lật ngang có thể đảm bảo yêu cẩu thoát khí mà vẫn chống được mưa hắt vào nhà. Hiện nay, có nhiều nhà làm mái kính có thể trượt ra vào để hoàn toàn thông thoáng khi cần, đóng lại khi mưa gió. Những bức tường cạnh giếng trời có thể lắp thêm những tấm gương lớn phản quang. Chúng sẽ tạo nên những không gian ảo làm sáng nhà bạn.
Vái giếng trời khi kết hợp trong khoang thang, bạn có thể làm kiểu nhà lệch tầng để tạo nên luồng không khí đối lưu tích cực hơn. Kết hợp việc bỏ một số vách ngăn ở phòng khách, bếp cho giếng trời rộng và dễ dàng lưu thông hơn. Các phòng ngủ, phòng vệ sinh đều mở cửa trông ra giếng trời. Các phòng có chức năng sử dụng chung như phòng sinh hoạt, phòng bếp ăn, phòng khách thông thẳng ra giếng trời không xây tường ngăn cách.
Khi không có được điểu kiện lấy sáng từ cửa sổ mở trên tường, những luồng sáng rọi thẳng từ giếng trời xuống đôi khi để lại một vạt nắng hiếm hoi cũng trở nên quý giá trong căn nhà hình ống. Những luồng khí nóng thường bốc lên cao, nên chỉ một khe nhỏ dọc theo bức tường cao hun hút cũng tạo được luồng đối lưu cho khí chuyển động. Nếu như căn phòng phía sau của tầng trệt được bô' trí làm bếp đun nấu, khe thoáng này tỏ ra cực kỳ tác dụng trong việc thoát bớt mùi và nhiệt phát sinh trong quá trình đun nấu. Môt ngôi nhà sẽ có được thông thoáng khi tạo thành được các đương hút gió. Các căn phòng sinh hoạt quây quần xung quanh khu cầu thang và giếng trời, tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên và luồng thông thoáng từ giếng trời
Bố trí không gian sống bao quanh giếng trời
Bạn có thể hình dung một mô hình lý tưởng của ngôi nhà hình ống và các không gian bao quanh khu giếng trời như thế này. Từ ngoài bưỏc vào, tầng trệt là khoảng không dành cho xe cộ và cầu thang. Tiếp theo, căn bếp không xây tường kín mà trông thẳng ra khu cầu thang, để tận dụng luồng khí lưu thông làm thoáng cho bếp. Không khí và mùi đun nấu trong bếp không bị lưu cữu, bếp luôn sạch sẽ và thoáng đãng. Bức tường giữa cầu thang có tác dụng như một vách ngăn nhẹ nhàng mà vẫn tạo được sự kín đáo để ngăn tầm nhìn từ phòng khách phía ngoài vào bàn ăn bên trong. Từ đây, ngửa mặt nhìn lên, có cả một tầm nhìn thoáng đãng lên tới tận trời .
Hành lang các tầng trên nối liền từ cầu thang tới phòng ngủ nhìn ra giếng trời cũng chính là khoảng thư giãn cho chủ nhân những khi đi lại trong nhà
Các phòng ngủ đểu mở cửa sổ lớn trông ra giếng trời, khi cần thiết có thể mở cửa ra lấy khí mới tràn vào căn phòng. Đây là giải pháp rất tốt cho những căn phòng không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, ở đây cửa ra vào, cửa sổ các phòng từ các tầng sẽ là luồng hút gió, đẩy vào qua hành lang và lên theo giếng trời, tạo nên luồng không khí lưu thông trong căn nhà. Bức tường nằm giữa cầu thang đóng vai trò vách ngăn chắn tầm nhìn. Giữa hai phòng từ hai bên giếng trời không thể nhìn trực diện vào nhau, khiến bạn có thể mở cửa sổ trong mọi sinh hoạt mà vẫn kín đáo. Tùy theo sự khéo léo và linh hoạt của chủ nhân và người thiết kế, người ta có thể tạo ra được những phòng ngủ có cửa nhìn ra giếng trời, nhưng vẫn giữ được sự kín đáo, riêng tư cần thiết. Giải pháp có thể là bức tường thang chạy suốt từ tấng một lên đến mái, như bức binh phong ngăn cách giữa hai khối nhà. cầu thang, hành lang và cửa sổ các phòng ngủ đều trông ra giếng tròi, nơi tập trung được sự giao hòa với thiên nhiên trong sạch.
GIẾNG TRỜI LÀ GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ CỦA NHỮNG CĂN NHÀ HÌNH ỐNG, ÍT CÓ ĐIỀU KIỆN TIẾP xúc VỚI KHÔNG KHÍ THIÊN NHIÊN. DIỆN TÍCH DÀNH CHO GIẾNG TRỜI THƯỜNG KẾT HỢP VỚI KHU CẦU THANG HOẶC PHẦN PHÍA SAU CỦA CĂN NHÀ ỐNG, ĐỂ TẠO LUỒNG KHÍ ĐỔI LƯU TỐT NHẤT.
( KINH NGHIỆM LÀM NHÀ - NXB XÂY DỰNG )
Bài viết liên quan
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Sắc thái của gương trong trang trí nội thất
Trang trí tổ ấm với điểm nhấn từ sắc xanh cây cảnh
Decor nhà xinh với những ý tưởng trang trí bằng giấy dán tường
Trang trí Noel cho căn nhà ấm cúng
10 món đồ bé nhỏ trang trí phòng ngủ
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 68 | Tổng lượt truy cập: 9,486,918