DESIGN - DECOR
DESIGN - DECOR
Những tác nhân gây ô nhiễm
Bếp và khu vệ sinh trong nhà khi hoạt động luôn thải ra một lượng khí ô nhiễm. Hút thuốc lá, hơi người, hơi dầu, các nhiên liệu khi cháy cũng tạo ra các khí độc hại. Các công việc nấu ăn, tắm rửa, rửa bát, giặt quần áo. phơi, sấy quần áo ít nhiẽu tạo ra một lượng hơi nước trong môi trường sinh hoạt của con người.
Những người sống lâu trong một căn phòng bị ô nhiễm thường không cảm thấy sự khó chịu bằng những người khách mới bước vào. Nhiều người không nhận thức được tác hại của không khí tích tụ, thường xuyên đóng Ún cửa hay có những biện pháp ngăn cản sự lưu thông không khí trong nhà. Không phải lúc nào con người cũng nhận biết được các mùi độc hại trong không khí. Khi mới bước vào một căn phòng, con người có thể nhận biết được mùi khó ngửi. Vài phút sau, các giác quan thích nghi với môi trường mới, con
người không còn cảm giác rõ rệt nữa, nhưng bấu không khí ô nhiễm vẫn tồn tại và vẫn tác động đến sức khỏe con người. Do đó cần phải triệt tiêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Cải thiện chất lượng không khí
Không khí sẽ được cải thiện khi con người kiểm soát được nguồn phát sinh gây ô nhiễm, làm loãng đi chất ỏ nhiễm bằng các con đường tự nhiên (cửa sổ, lỗ thông hơi...) hay nhân tạo (điểu hòa nhiệt độ, quạt gió...). Bên cạnh đó là việc luôn đưa nguồn khí sạch từ ngoài trời vào. Luồng khí mới này luôn được lưu thông nên lượng ô nhiễm dễ dàng phát tán.
Khu vệ sinh cần có thông hơi riêng, các thiết bị dẫn nước thải đến bể phốt như bàn cầu, chậu rửa tay, phễu thu nước sàn đều phải có bẫy nước (lượng nước giữ lại trong đường ống để ngăn chặn khí thải xông lên từ bể phốt)
Mỏ nắp phễu thu hoặc bỏ đi có thể làm thoát nước dễ dàng, nhưng lại tạo điều kiện cho khí thải xông lên. Mùi độc hại sau khi sử dụng nhà vệ sinh cần được làm tản đi trong không khí bằng cửa sổ hoặc quạt gió. Tốt nhất là sử dụng quạt hút vào hộp kỹ thuật đi lên mái. Quạt hút này có thể sử dụng chung nguồn ngắt mạch với đèn phòng, khi bật đèn sử dụng nhà vệ sinh là quạt khởi động luôn. Không nhất thiết phải lắp các loại có đường kính lớn. Đối với phòng vệ sinh có diện tích 3 - 4 m2, dùng loại quạt đường kính cánh 10 -15 cm cũng đủ. Chú ý cánh cửa phòng vệ sinh không làm bằng vật liệu đặc toàn bộ mà nên có các khe hút gió, để tạo được luồng đối lưu khi thải khí qua quạt gió và hút không khí mới vào phòng. Phòng vệ sinh khô ráo cũng là điều kiện để ngăn chặn nấm mốc. Trong điều kiện phòng quá kín, khó có điều kiện thông gió tự nhiên, bạn nên dùng máy sưởi làm nóng khô không khí trong phòng theo định kỳ, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.
Bếp luôn là khu vực tạo ra nhiều khí thải nhất trong nhà. cần coi trọng kiểm soát nguồn ô nhiễm phát sinh từ bếp. Ngoài điều kiện thông thoáng tự nhiên, người ta còn áp dụng máy khử mùi để lọc khí. Máy khử mùi cục bộ có màng than hoạt tính, lọc và đưa không khí trở lại trong phòng. Tuy nhiên do tập quán nấu ăn của nước ta có nhiều đồ ăn nặng mùi và xào, rán nhiều, bạn nên dùng loại máy hút mùi có ống thải ra ngoài. Luồng không khí được lưu thông bao giờ cũng tốt hơn là luồng không khí cục bộ. Ngay cả điều hòa nhiệt độ cũng phải định kỳ lấy một luồng khí mới, sạch vào để thay thế một phần khí cũ.
Thông thoáng chung trong nhà
Tiếp xúc thường xuyên với không khí chuyển động có tác dụng tốt với bề mặt da trên cơ thể. Trong nhà, các cửa nên bố trí thẳng hàng, để tạo được luồng lưu thông tốt cho không khí. Nếu phòng luôn phải đóng kín cửa cho mục đích sử dụng kín đáo, nên lắp quạt gió phía trên cửa theo cùng chiều trên cùng trục, tạo luồng lưu thông gió rất hiệu quả. Các ô cửa thoáng phía trên cao có thể là giải pháp trung hòa cho việc sử dụng kín đáo trong khi vẫn cho luồng khí lọt qua. Nhưng chú ý làm ô cửa có cánh mở chứ không dùng ô kính chết chỉ có tác dụng lấy sáng. Quạt thông gió tự động lắp trên mái nhà cũng đóng vai trò tích cực trong việc thoát khí thải, tạo sự đối lưu rất rẻ tiền, hữu hiệu.
Độ ẩm tác dộng dến con người
Trong những ngày nhiệt độ bình thường, ảnh hưởng của độ ẩm tác động đến con người là không đáng kể, nhưng vào những ngày nhiệt độ lên cao, ẩm thấp là nỗi ám ảnh khó chịu của con người. Do đó hạn chế độ ẩm vào những ngày nóng cũng làm tăng cảm giác thoải mái. Sử dụng máy hút ẩm có thể có tác dụng như máy làm lạnh, mà lại không gây ra những bệnh như cảm cúm, khó chịu do chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài. Nhiệt độ chênh lệch giữa bên trong và ngoài phòng tốt nhất ở mức 2°c là lý tưởng, không nên quá hạ vào những ngày nóng bức.
KHÔNG THỂ SỐNG ĐƯỢC TRONG MỘT NGÔI NHÀ KHÔNG CÓ PHƯƠNG TIỆN THÔNG THOÁNG. QUAN TÂM ĐẾN LUỒNG LƯU THÔNG TỰ NHIÊN HÌNH THÀNH TỪ CÁC CỬA, BỐ TRÍ THÊM CÁC PHƯƠNG TIỆN LƯU THÕNG CƯỠNG BỬC NHƯ QUẠT HÚT GIÓ, TẠI CÁC KHU VỆ SINH, CÁC PHÒNG CHẬT CHỘI; QUẠT TỰ ĐỘNG CHO MÁI TUM LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ CÓ ĐƯỢC NGÔI NHÀ THÔNG THOÁNG.
( KINH NGHIỆM LÀM NHÀ - NXB XÂY DỰNG )
Bài viết liên quan
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Sắc thái của gương trong trang trí nội thất
Trang trí tổ ấm với điểm nhấn từ sắc xanh cây cảnh
Decor nhà xinh với những ý tưởng trang trí bằng giấy dán tường
Trang trí Noel cho căn nhà ấm cúng
10 món đồ bé nhỏ trang trí phòng ngủ
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 78 | Tổng lượt truy cập: 9,765,240