NGHIÊN CỨU

CÁC VÙNG KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM

Muốn giải quyết tốt vấn đề kiến trúc nhà ở phù hơp với điều kiện khí hậu Việt Nam, phải nắm chắc đặc điểm khí hậu ở từng khu vực để xử lí lúc nghiên cứu các giải pháp kiến trúc.

Việt Nam nằm gọn trong khu vực khí hậu nóng ẩm, có gió mùa kéo dài từ vĩ tuyến 8°30’ đến vĩ tuyến 23°22’, Việt Nam tuy mang đặc điểm riêng và trong lãnh thổ Việt Nam thì khí hậu các vùng riêng biệt cũng không hoàn toàn giống nhau tuỳ theo đặc điểm địa lí và môi trường cảnh quan của từng vùng biểu hiện bằng các thông sô khí hậu đặc trưng. Các yếu tô khí hậu trực tiếp ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc và quy hoạch là nhiệt độ không khí, nhiệt độ bức xạ, độ ẩm, chế độ gió, lượng mưa, và độ sáng của bầu trời, chí trên cơ sở nắm vững các yếu tô khí hậu đó và ảnh hưởng của các yếu tố cụ thể đối với kiến trúc mà sáng tạo các hình thái kiến trúc độc đáo, mà nghiên cứu tìm ra các giải pháp bố cục hợp lí về mặt bằng, hình khối, mặt cắt ngang và các chi tiết cấu tạo... theo hướng tận dụng các yếu tố có lợi và hạn chế các yếu tố bất lợi tạo nên môi trường tiện nghi cho người sử dụng bên trong nhà ớ. Nói chung Việt Nam có thể chia làm 2 vùng khí hậu lớn vùng phía Bắc I, và vùng phía Nam II. Trong mỗi vùng còn chí làm 4 vùng nhỏ.

PHÂN VÙNG KHÍ HẬU CỦA VÙNG I :

IA - Tiểu vùng la: (Đông Hoàng Liên Sơn và dãy núi thấp (dưới 900m) của phía Đông Bắc bộ, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Vùng này có mùa lạnh rõ rệt (nhiệt độ trung bình dưới 20°c, nhiệt độ trung bình thấp nhất 18°C), kéo dài 5 tháng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, 4 tháng ở các địa điểm khác.

Mùa nóng bức: (trung bình tháng trên 25°c, nhiệt độ trung bình cao nhất trên 30°C) kéo dài 3 tháng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, 4 tháng ở Móng Cái, 5 tháng ở Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai...

Cả vùng có 2 - 3 tháng mưa phùn, tuy lượng mưa rất thấp những thời tiết rất ẩm ướt. Độ ẩm cao đến 80 - 85% hầu như cả năm, thực tế không có mùa khô, mùa mưa phùn độ ẩm lên tới 90 - 100%.

Mùa mưa trùng với mùa nóng, từ tháng 5 đến tháng 9, có noi kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

Lượng mưa cao cả năm, xác suất trời quang rất thấp, số giờ nắng cả nãm chỉ 1500 - 1800 giờ, các tháng đông xuâa rất ít nắng: 1,5 - 2,5 giời mỗi ngày.

Tổng lượng bức xạ mỗi ngày (trung bình năm) không quá 340 cal/m:/ngày, vì lượng mây cao nên lượng trực xạ mặt trời và lượng tán xạ bầu trời như ngang nhau. .

Tốc độ gió trung bình năm không quá 2,8m/s, chỉ các địa điểm dọc bờ biển mới lên tới 3,0 - 3,5m/s Móng Cái, Hòn Gai, Hải Phòng..

IB - Tiểu vùng Ib: Đông bắc Trường Sơn (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) vẫn còn mùa lạnh: 3 tháng ở Đồng Hới, vào Huế còn 1 tháng.

Mùa nóng bức: 5 tháng ở Đồng Hới như ở Hà Nội, 6 tháng ở Huế, do ảnh hưởng gió Tây (gió Lào) nhiệt độ có ngày rất cao, độ ẩm thấp hơn vùng la. Mưa phùn vẫn còn, nhưng không nặng nề như tại la.

Mùa mưa kéo dài hơn, chuyển dần sang thu đông.

Cũng như vùng la, lượng mưa cao hơn cả nãm, số giờ nắng vẫn chưa đạt 50% khả năng cả năm, nhưng cao hơn la rõ rệt (1800 - 2100) giờ. Các chỉ tiêu khác tương tự la.

IC - Tiểu vùng Ic: (Tây Hoàng Liên Sơn)

Gồm 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La và một số huyện lân cận của Hoà Bình.

Vùng này ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn ở la, cho nên mùa lạnh chỉ còn 3 tháng ở Lai Châu, 4 tháng ở Điện Biên, Sơn La. Mưa phùn hầu như không còn, mùa nóng kéo dài 7 tháng ở Lai Châu, 6 tháng ở Điện Biên, Sơn La. Đặc điểm vùng này là mùa nóng đến sớm hơn ở la (tháng 4 đã rất nóng nực) và có 2 mùa: mùa khô (tháng 10 đến tháng 3) và mùa mưa (tháng 4 đến tháng 9) rõ rệt khác hẳn vùng la.

Hai đặc điểm trên đây (nóng đến sớm, có mùa khô ráo rõ rệt) làm cho vùng tây Hoàng Liên Som giống vùng Tây Nguyên (IIc), nhưng vùng Ic còn nhiều điểm tưomg tự với các vùng khác của khí hậu miền Bắc Việt Nam nên vẫn liệt nó vào vùng I.

Lượng mây trung bình tương đối thấp (5-6/10) vào mùa khô, nên tỉ lệ nắng trong ngày không khu nào dưói 40%, cả năm có đến 1800 - 1900 giờ, cao hơn hẳn vùng la. Tốc độ gió trung bình năm khá thấjp: 0,8 - 1,2 m/s. Tổng lượng bức xạ đạt đến 370 cal/cm2/ngày cao hơn tại vùng la.

ID - Tiểu vùng Id

Núi cao 900 - 1000m trở lên (Sa Pa, Sình Hồ, Mù Căng Chải, Tam, Đảo, Mẫu Sơn, Phó Bảng, núi Yên Tử) không phải là á nhiệt đới như một số tác giả đã lầm lẫn vì nó vẫn có các đặc trưng của nhiệt đới gió mùa.

Đặc điểm khí hậu vùng núi cao là mát cả năm, không có mùa nóng, có đến 7 tháng rét ở Tam Đảo (890m), 9 tháng rét ở Phó Bảng (1482m) và 12 tháng rét Sa Pa (1600m), Sình Hồ (gần 1500m). Mưa có phần nhiều hơn, độ ẩm cao hơn, không có mùa khô rõ rệt. Giờ nắng thấp hơn ở đồng bằng vì chân trời bị che lấp một phần bởi địa hình, nhưng cũng tuỳ theo địa điểm nằm vào sườn núi phía Nam, Bắc hay Đông Tầy - Građiên nhiệt độ khi lên cao mùa đông xấp xỉ 0,5°c/100m, mùa hè xấp xỉ 0,5°c/100m.

PHÂN VÙNG KHÍ HẬU CỦA VÙNG II

Khác vùng I ở chỗ không có mùa lạnh, nóng quanh năm, và có mùa khô rõ rệt, ít mưa, độ ẩm thấp, tỉ lệ trời quang cao, nắng nhiều. Tuy nhiên các tiêu vùng vẫn có đặc điểm khác nhau, ảnh hưởng đáng kê đến xây dựng kiến trúc

IIA - Tiểu vùng lIa:(Từ mũi Dinh đến Rạch Giá, Cà Mau) là tiểu vùng điển hình của vùng II

Nhiệt độ trung bình tháng cao hơn 25°c cả năm, trung bình cao lên đến 33°c vào các tháng 2, 3, 4, 5 là các tháng nóng nhất trong năm.

Có hai mùa khô và mưa khác nhau rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3: mưa không quá 30mm mỗi tháng, mỗi tháng không quá 5 ngày mưa, độ ẩm trung bình dưới 75%, độ ẩm trung bình tối thiểu dưới 50%, lượng mây trung bình 5,5/10, vì vậy tỉ lệ giờ nắng cao (7,0 - 9,5 giờ/ngày), tỉ lệ trời quang cao. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 cho nên hè mát ở vùng I. Cả năm có 2100 - 2900 giờ nắng.

IIB - Tiểu vùng Ilb:(Từ Đà Nẵng đến mũi Dinh)

Cũng nóng quanh năm, nhưng có 2 - 3 tháng tương đối mát (tháng 12, 1,2) không có tháng lạnh.

Cũng như các tiểu vùng II khác, tiểu vùng Ilb có mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Đặc điểm khác lia là mùa mưa không trùng với các tháng hè, mà chuyển về cuối năm (tháng 9 đến 12), mùa xuân và hè rất ít mưa, đặc biệt hè khô nên dễ chịu hơn vùng la và Ib.

Lượng mây thấp nhất vào các .tháng 2 đến tháng 8, tỉ lệ trời quang cao, giờ nắng các tháng này cũng nhiều (7-9 giờ/ngày) cả năm có 2100 - 2900 giờ.

IIC - Tiểu vùng IIc: (Tây Trường Sơn tức Tây Nguyên)

Vùng này mang đầu đủ các đặc tính của lia, nhưng vì cao hơn mặt biển trung bình 500 - 700m, nên nhiệt độ không khí thấp hơn 2 - 4°c, do đó có đến 7, 8 tháng mát, chí có 4 - 5 tháng nóng (không có mùa lạnh).

Mùa khô trùng với cuối đông đầu xuân (mỗi tháng chỉ có 0 - 3 ngày mưa), mùa mưa trùng với hè thu như lia. Mùa khô, lượng mây trung bình khoảng 5/10, tỉ lệ trời quang rất cao, tỉ lộ giờ nắng 8 giờ/ngày: mùa mưa nhiều mây (7/10), ít nắng (khoảng 6 giờ/ngày).

IlD - Tiểu vùng IId (độ cao 1400 - 1500m trở lên):

Lạnh cả năm, cũng chia ra mùa khô (tháng 12 đến tháng 3) và mùa mưa (tháng 4 đến tháng 11).

 Theo Bộ Xây Dựng VN - Hình ảnh từ Atlat Địa lý VN

Bài viết liên quan

    AI, kiến trúc hình thái và phong thủy

    AI, kiến trúc hình thái và phong thủy

    09/08/23 170 0

    Trong thời đại công nghệ, trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ, sự kết hợp của lĩnh vực kiến trúc với công nghệ sinh học và dữ liệu môi...

    Khoa Học đằng sau Âm học - Tiêu Âm

    Khoa Học đằng sau Âm học - Tiêu Âm

    17/04/22 252 0

    Giải pháp âm học trong thiết kế văn phòng: chúng ta đều biết rằng cần phải làm gì đó với nó để đảm bảo chất lượng cũng như sức khỏe và năng...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...