KINH NGHIỆM - MEP

CÁCH SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Trái đất đang nóng lên và khí hậu ngày một biến đổi khắc nghiệt hơn. Chính vì vậy, việc sử dụng các thiết bị điều hòa nhiệt độ trong nhà ở ngày càng phổ biến. Chọn mua và lắp đặt các thiết bị đúng kỹ thuật, sao cho tiêu thụ điện ít nhất trong khi lại đạt hiệu quả tối đa là điều bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện. Chọn mua loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng, lắp đặt ở vị trí phù hợp sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm điện năng đáng kể. Ngoài ra, biết cách điều chỉnh nhiệt độ hợp lý, bảo dưỡng máy định kỳ là cách để kéo dài tuổi thọ máy.

A. ĐIỀU KIỆN VỀ NƠI LẮP MÁY

Trước hết cần xét đến điều kiện phòng dự định lắp đặt máy điều hòa:

  • Diện tích của phòng lớn hay nhỏ?
  • Phòng có nhiều cửa hay không?
  • Cửa có mở về hướng tây nắng nóng hay không?
  • Trần nhà sát tầng mái có được cách nhiệt tốt hay không?

Phòng sử dụng điều hòa tốt nhất là tưởng xây gạch lỗ 220, chiều cao phòng vừa phải, ít cửa sổ và cửa ra vào, các cửa có nẹp kín khít, kính dày. Phòng có nhiều cửa sổ là một bất lợi khi sử dụng điếu hòa. Nếu nhà bạn chỉ có cửa kính một lớp, hãy lắp thêm một lớp rèm vải dày thay cho lớp cửa thứ hai để tiết kiệm năng lượng. Bạn có thể dùng thêm tấm xốp chèn vào các ô cửa kính vì đây là nơi dễ thất thoát nhiệt nhất. Bạn cũng cân nhắc đến yếu tố các thiết bị điện trong phòng có sinh nhiệt nhiều (ví dụ đèn chùm, bếp ga...). Hướng đặt máy cũng ảnh hưởng đến công suất làm lạnh nếu bạn chỉ có thể để phần máy bên ngoài về phía tây nóng bức.

B. CHỌN LỰA MÁY PHÙ HỢP

Theo tiêu chuẩn về hình thức, điều hòa nhiệt độ có hai dạng: máy 1 khối và máy 2 khối.

  • Máy 1 khối : hay còn gọi là điều hòa cửa sổ, khi lắp phải đục tường một diện tích bằng diện tích mặt máy. Máy phải lắp ở vi trí thấp để điều khiển bằng tay (0,8 - 1,8m so với mặt nền) nên không tận dụng được hiệu suất làm lạnh. Máy hoạt động thường gây tiếng ồn.
  • Máy 2 khối (trong và ngoài nhà) đắt tiền hơn, nhưng đỡ ồn và có nhiều chức năng hoạt động hơn. Phần trong nhà có thể lắp ở trên cao do dùng điểu khiển từ xa, thích hợp với quy trình tỏa hơi lạnh từ trên xuống, dẫn đến tiết kiệm thời gian chạy, tiết kiệm điện Theo tiêu chuẩn nguyên lý, có hai dạng là kiểu bơm nhiệt và kiểu điện nhiệt. Kiểu bơm nhiệt tiết kiệm điện nhưng hiệu quả sinh nhiệt kém khi nhiệt độ môi trường quá thấp. Kiểu điện nhiệt tốn điện hơn nhưng dễ sửa chữa, hiệu quả sinh nhiệt cao. Như vậy, đối với khí hậu xứ nóng, nên chọn máy kiểu bơm nhiệt.

Theo công suất điện tiệu thụ của máy nén lạnh, có các loại 9000 BTU/h, 12000 BTU/h, 18000 BTU/h... Phòng có diện tích 14 m2 - 16 m2 nên sử dụng máy 9000 BTU/h; diện tích 16 m2 - 20 m2 sử dụng máy 12.000 BTU/h là phù hợp.

C. VỊ TRÍ THÍCH HỢP ĐẶT MÁY

  • Trong một căn phòng dài và hẹp, bạn nên đặt máy ở phía tường hẹp để gió tản đều theo dọc chiều dài phòng.
  • Khối trong nhà nên lắp ở vị trí cách trần khoảng 1m, không nên lắp phía trên cửa ra vào chính vì khi mở cửa, gió sẽ hút nhanh luồng không khí bên ngoài vào, gây mất nhiệt. Mặt sau của khối ngoài nhà có dàn ngưng cần phải để thoát nhiệt tốt, cách tường 1m. K
  • hông nên quay áp vào mặt tường để cho gọn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả tản nhiệt của dàn ngưng.
  • Không lắp máy ở vị trí đầu giường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Vị trí tốt nhất là từ hướng đối diện.
  • Nếu bạn đặt phía trên cửa sổ (bên ngoài có ô văng che nắng) càng thuận tiện cho việc giấu đường ống dẫn từ khối trong nhà tới khối ngoài nhà và tiết kiệm ống dẫn, tiết kiệm năng lượng tiêu hao dọc đường. Khối ngoài nhà nên đặt ở vị trí thông thoáng (ban công hay ô văng che cửa, sân thượng).
  • Khối ngoài không đặt ở nơi có nguồn khí thải vì khí đó làm ô nhiễm máy, ăn mòn han rỉ các bộ phận. Không cần có mái che, tuy nhiên nếu máy ở vị trí bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp cần có mái che. Mái che này không được lắp thấp để không ảnh hưởng đến sự thông gió của máy, tốt nhất là ở những vị trí dễ bảo dưõng, vệ sinh máy.
  • Khoảng cách giữa khối trong nhà và khối ngoài nhà càng ngắn càng tốt, chênh lệch độ cao giữa hai khối không nên vượt quá 5m để tránh làm giảm công suất. Tuyệt đối không phơi quần áo trước quạt gió của cả khối trong nhà và khối ngoài nhà.
  • Nếu nơi đặt máy không bằng phẳng, cần lắp chặt chân máy xuống sàn tránh sự rung động gây tiếng ồn.

D. HẠN CHẾ CHÊNH LỆCH NHIỆT ĐỘ QUÁ LỚN

Một hệ thống điều hòa có nhiều thành phần khác nhau như máy lạnh làm lạnh, bộ gia nhiệt và hâm nóng, hệ thống phun ẩm cho môi trường quá khô, hệ thống giảm ồn, lọc bụi, chống cháy và khử mùi. Hệ thống thải không khí bên trong ra ngoài và đưa không khí mới vào phòng. Cuối cùng là bộ điều chỉnh và khống chế tự động để duy trì các thông sô hoạt động của hệ thống (bộ điều khiển).
Các nghiên cứu cho thấy con người có thể cảm giác dễ chịu ở nhiệt độ 27°c, độ ẩm 50 %. Không nên để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch quá 3 - 6°c. Thông thường về mùa hè nên để nhiệt độ khoảng 27°C; về mùa đông cần làm ấm nên để nhiệt độ 18 - 20°c. Nếu mức chênh lệch nhiệt độ quá lớn, máy nén phải liên tục làm việc nên tiêu hao điện nhiều hơn. Độ ẩm cũng thay đổi theo mùa. về mùa hè độ ẩm cao, cần làm khô dưới 40 %, trong khi mùa đông cần nâng độ ẩm lên đến 80 %. Hệ thống thông gió trong điều hòa cần làm giảm được lượng C02 do con người thải ra khi hít thở, do sinh hoạt, khói thuốc. Không nên để máy thổi trực tiếp gió lạnh vào da bạn trong một thời gian dài vì gây ảnh hưởng sức khỏe.
Khi bật tắt máy tốt nhất là dùng điều khiển (remote) hoặc ngắt aptomat,không nên rút phích cắm điện. Khi lắp đặt máy, chú ý ống thoát nước luôn phải có độ dốc để nước thoát ra dễ dàng, không chảy ngược hoặc bị tắc trong ống,-gây hư hại cho máy. Nếu máy chạy lâu, đã giảm nhiệt độ xuống mà vẫn không lạnh, có thể do lượng gas trong bình đã bị hao hụt, cần nạp ga bổ sung.

E. NGUYÊN LÝ CHUNG ĐỂ TIẾT KIỆM

Để tiết kiệm năng lượng điện và duy trì tuổi thọ bền vững cho máy, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản:

  • Bộ phận trong nhà phải lắp ở độ cao tối thiểu 2,5 m trở lên để hơi lạnh lan tỏa đều trong phòng.
  • Không bố trí quá gần khu vực ngồi (trong phòng khách) hay khu vực nằm (trong phòng ngủ) dễ gây cảm lạnh.
  • Nếu phòng lắp quạt thông gió, không nên gắn ở cùng bức tường, tối kỵ vị trí gần điều hòa vì nó sẽ làm thất thoát nhiều hơi lạnh ra ngoài.
  • Phòng sử dụng điều hòa phải đóng kín cửa, không có khe hở gây thất thoát nhiệt.
  • Không để mặt trời chiếu thẳng vào trong phòng, dù qua cửa kính. Hiện tượng bức xạ nhiệt càng làm cho khí hậu trong phòng khó chịu hơn. Khi cần mở cửa trao đổi không khí mới vào phòng, nên tắt cho máy nghỉ và mở tung các cửa cho thoáng, sau 1 giờ bật máy trở lại.
  • Sử dụng điều hòa ban đêm nên để nhiệt độ chênh lệch ngoài trời từ 3 - 5°c, để tắt điều hòa vào lúc 5 - 6 giờ . Sáng (trước khi ngủ dậy 1 giờ), thời gian ngừng nghỉ hợp lý này làm nhiệt độ trong phòng vẫn giữ được mà máy không phải làm việc quá liên tục. Tốc độ gió cao cũng làm phòng mát nhanh và tiết kiệm điện.
  • Lưới lọc không khí sau cửa hút gió của máy cũng cần được lau rửa sạch để không làm tắc nghẹt đường ống dẫn khí.

G. TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG

  • Đặt nhiệt độ phòng giảm từ 3 - 5°c so với nhiệt độ ngoài trời, khi máy làm việc đến nhiệt độ đã định sẽ tự ngắt, sẽ tiết kiệm điện.
  • Không giảm nhiệt độ dưới quá 26°c, đặc biệt là khi trời nắng gắt, máy phải làm việc liên tục rất tốn điện.
  • Để tốc độ gió cao làm giảm nhiệt độ nhanh hơn và cũng tiết kiệm điện hơn.
  • Bạn nên rửa sạch lưới lọc để thông gió tốt, có thể tăng hiệu quả làm lạnh lên đến 20 %. Có thể làm sạch bằng máy hút bụi, hoặc dùng nước xà phòng rửa và chờ lưới khô lắp lại rồi mớl bật máy thử.

Phòng thường xuyên sử dụng điều hòa nên hạn chế cửa sổ, làm kín các khe hở, treo rèm vải dày kín. Tường sơn màu sáng ít hấp thụ nhiệt hơn màu sẫm. Nếu là phòng ở vị trí sát mái nên làm trần cách nhiệt. Khi mất điện, phải đợi ít nhất 3 phút rồi mới bật máy trở lại và để nắp đảo gió hoạt động cho đến khi hơi lạnh tỏa đều khắp phòng.

Dùng vải mềm nhúng trong nước ấm 40°c, lau lên các bộ phận bên ngoài vỏ máy và tháo tấm mặt nạ lọc bụi phía trong là cách bảo dưỡng tốt nhất. Tránh làm ướt các bộ phận điện, lau chùi sạch sẽ các đường gió ra vào, các cửa chớp lật của máy.
Theo Kinh nghiệm làm nhà - Ngô Huy Nam

Bài viết liên quan

    Ống bảo ôn máy lạnh là gì? Có chức năng gì?

    Ống bảo ôn máy lạnh là gì? Có chức năng gì?

    28/11/22 179 0

    Ống bảo ôn máy lạnh là vật liệu cách nhiệt, được dùng để bọc quanh ống đồng dẫn gas của máy lạnh. Ngoài ra, loại ống này còn đạt hệ số dẫn nhiệt thấp và mức...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...