NGHIÊN CỨU

TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Theo lịch sử, ta thấy chỉ có giai đoạn từ 1954 - 1985 trong thời kì bao cấp nhà nước quản lí toàn bộ từ việc xây dựng đến phân phối nhà ở, còn trước 1954 trở về trước là nhà ở do dân tự xây, từ 1980 trong cơ chế của kinh tế thị trường với chính sách "nhà nước và nhân dân cùng làm" - nhà do dân xây dựng đã chiếm tỉ lệ đáng kể.

Việc huy động tiềm lực của cán bộ và nhân dân vào xây dựng nhà ở cho mình trong đô thị là rất phù hợp với thực tế khách quan của các thành phố bởi vì:

  • Thành phô thiếu nhà ở một cách nghiêm trọng: Bình quân diện tích nhà ở của các đô thị phía Bắc là 3m2/người; trên 10% số hộ có diện tích < 2m2/người. (1980)
  • Nhà nước không thể có đủ vốn và vật tư để xây dựng nhà ở nhằm thoả mãn yêu cầu nhà ở của mọi người dân thành phố.
  • Sự xuất hiện kinh tế đa thành phần đã nảy sinh tính đa dạng của các thành phần kinh tế gia đình và cơ cấu căn hộ; các gia đình kinh tế tư nhân, hợp tác...v.v... phải tự lo lấy nhà ở. Một số gia đình cán bộ có khả năng về kinh tế, có nhu cầu xây dựng nhà ở theo sở thích của mình.
  • Các nhà ở hiện đang tồn tại trong các đô thị, đa phần vẫn là nhà ở của tư nhân sở hữu (do cha mẹ, họ hàng để lại.v.v....), nhà đã xuống cấp nay đang có nhu cầu sửa chữa để đảm bảo an toàn cho cuộc sống, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu sử dụng mới ngày một đòi hỏi nâng cao về tiện nghi, trang thiết bị đồ đạc và trang trí trong ngoài nhà. 
  • Trong các khu nhà ở đang tồn tại ở các đô thị còn nhiều đất đai, ao hồ xen kẽ, có khả năng san lấp và phù hợp với phương pháp quy hoạch chia lô cho cán bộ và dân tự xây nhằm để đền bù cho các khu vực cần mở rộng đường, cải tạo các nút giao thông.
  • Sự bao cấp phân phối nhà ở trong những năm 1980 trở về trước gặp nhiều khó khăn, vì quỹ nhà xây mới có hạn không đáp ứng cho nhu cầu của cán bộ công nhân viên nhà nước; những gia đình chưa được phân phối căn hộ đang có nhu cầu xin cấp đất làm nhà. Theo điều tra năm 1982 tại 10 thành phố thì thị xã Thái Bình có 8,5% số hộ tự xây dựng trong 1978 - 1980. Thanh Hoá hàng năm có 1,5% số hộ tự xây; Ninh Bình là 1,9%; cẩm Phả là 1,7%; Uông Bí là 2,6%; Hòn Gai là 4,2%. Các đô thị tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1981 có 5,5%; Sông Bé năm 1981 có 3,2% số hộ tự xây nhà.... Theo số liệu dự báo của năm 1980 thì từ 1981 - 1985 dân sẽ tự xây khoảng 5,5 triệu m2 nhà ở bằng vốn của mình.

Kể từ 1980, nhà dân tự xây đã được thực hiện theo các phương thức sau:

1. Các cán bộ công nhân viên chưa được phân phối nhà ở; đã tổ chức theo các cơ quan; xí nghiệp xin thành phố cấp đất. Thành phố cấp đất theo quy hoạch chia lô từ 40 - 60m2/ hộ. Các cơ quan được cấp đất nhờ các tổ chức tư vấn thiết kế, rồi xin phép sở xây dựng hay văn phòng KTS trưởng; sau đó tiến hành thi công xây dựng. Việc thi công xây dựng các khu vực cấp đất chia lô này diễn ra dưới nhiều dạng khác nhau:

  • Có cơ quan thuê đơn vị thi công đồng loạt theo thiết kế được duyệt sau khi hoàn thành mới trao chìa khoá cho các hộ gia đình, ở các khu như vậy chất lượng kiến trúc đường phố đảm bảo được trật tự; có cái đẹp chung của toàn bộ dãy, toàn bộ khu vực đạt được tính thống nhất, song tính muôn hình muôn vẻ lại kém và người đến ở vẫn phải cải tạo lại đôi chút. Thể loại này chiếm tỉ lệ ít, thuộc giai đoạn đầu của việc cấp đất chia lô.
  • Có cơ quan sau khi xin xong thủ tục, trao lại các lô đất cho từng hộ tự xây theo thiết kê đã duyệt, do thiếu sự quản lí chặt chẽ của các cơ quan có trách nhiệm nên nhiều hộ đã thay đổi thiết kế cả về diện tích, không gian hình thức mặt đứng công trình; vì vậy đã tạo ra sự lộn xộn trên các mặt phố. Ớ những khu này nếu tách riêng từng nhà có thê thấy mỗi nhà mỗi vẻ; có nhà đẹp, nhà chưa đẹp; song toàn bộ dẫy phố thiếu cái đẹp của tổng thể bởi sự cao thấp khác nhau giữa các nhà; bởi sự xử lí hình thức kiến trúc từng nhà theo khả năng kinh tế và "gu" thẩm mĩ riêng.V.V....
  • Ở các khu đất mà thành phố cấp cho các cơ quan tự lo xây dựng; thường thì nhà xây trước còn công trình, hạ tầng kĩ thuật (đường, nước...) sau đó mới được xin giải quyết; vì vậy cảnh quan môi trường, tiện nghi khu vực không đồng bộ với kiến trúc hiện đại của từng nhà....

2. Trong 1 số các khu nhà ở tập thế thuộc cơ quan, nhà máy, trường đại học v.v... do nhà ở quá xuống cấp, công đoàn và chính quyền đã phối hợp tự chia lô lại các nhà chung cư cấp 4 (đa phần 1 tầng, tường đơn chung mái ngói...) trên cơ sở đất đai hiện có và số gia đình cán bộ với thang điểm đánh giá thứ tự ưu tiên (sô năm công tác, thành tích, số nhân khẩu.v.v...) để phân chia lô....

3. Các khu vực được nhà nước thiết kế quy hoạch; giải quyết hạ tầng kĩ thuật trước (làm đường, tuyến điện, cấp nước, làm hệ thống thoát nước.v.v...) giao cho các công ty xây dựng gọi vốn đầu tư xây dựng nhà theo thiết kê mẫu được duyệt, sau đó bán lại cho cán bộ, nhân dân.... ở các khu vực này nhà thường xây 3 -4 tầng, tầng 1 làm cửa hàng, các tầng trên để ở; mỗi nhà được sử dụng 1 lô, từ đất đến mái nhà, có đặc điểm là chung tường, chung mái, V.V.... chất lượng xây dựng cả khu là đồng đều nhau. Nhìn chung các khu xây dựng này đảm bảo được trật tự của cảnh quan - Song tâm lí của' người mua vẫn lo ngại về chất lượng xây dựng; và vẫn mong muốn được độc lập riêng rẽ toàn bộ nhà từ móng đến mái để tiện sau này cải tạo sửa chữa, hoặc thuận tiện để lại cho con cháu mai sau...

Tâm lý chung người dân muốn mỗi nhà có một mảnh đất riêng, được xây nhà ở theo ý của mình có nghĩa là được trực tiếp tham gia ngay từ khâu thiết kế, thi công, trang trí nội ngoại thất; nhà ở sau khi hoàn thành là phù hợp ngay với yêu cầu sử dụng của từng gia đình, không phải sửa chữa lại như trong trường hợp mua nhà theo thiết kế mẫu đồng loạt...

Nhìn chung nhà do dân xây trong thời gian qua đã tạo ra được những sắc thái mới cho các khu dân cư trong các đô thị; trong đó có mặt được và những mặt chưa được; có thể nêu lên như sau:

  1. Nhà theo kiểu chia lô phù hợp với ý nguyện của đa phần nhân dân, phù họp cho giai đoạn hiện nay; song rất tốn đất; mỗi lô trung bình phải từ 40 ~ 60m2 cho 1 gia đình - khi đó kiểu nhà ở chung cư nhiều tầng, hoặc cao tầng mỗi gia đình bình quân chỉ chiếm từ 8 - 15m2/đất; do vậy kiểu nhà chia lô tỏ ra không thích hợp với các đô thị đặc biệt là các thành phố lón đất chật người đông.
  2. Nhà cho dân xây mà thiếu quản lí kiểm tra chặt chẽ, thiếu sự hướng dẫn cụ thể trong việc chấp hành luật lệ xây dựng, rất dễ làm xấu một tổng thể kiến trúc của đường phố, khu phố.
  3. Nhà chia lô, hoặc nhà phố, nhà liền dãy là loại nhà phổ biến trong các khu phố cổ, cũ, nay chỉ phù hợp với ngoại ô, thị trấn, thị xã, hoặc các khu đất mảnh lẻ xen kẽ trong các khu đô thị hiện có phù hợp với các ngõ xóm làng trong lòng đô thị đang dần dần bị đo thị hoá mà quy hoạch chi tiết của thành phố chưa có điều kiện để giải quyết. Để cải tạo các loại nhà ở này nằm trong các khu phố cổ, cũ, hoặc xây mới nhằm tạo ra vẻ đẹp của đường phố cần thiết phải hợp khối về mặt đứng nhiều nhà lân cận để tạo ra sự trật tự.
  4. Để cho khu dân cư do dân xây dựng được đẹp, có trật tự nhất thiết phải có quy hoạch đồng bộ từ tổng thể đến chi tiết, đảm bảo vệ sinh môi trường, tiện nghi ở được nâng cao, được hoàn thiện đồng bộ về mạng lưới công trình công cộng phục vụ đời sống như nhà trẻ, trường học, cửa hàng, chợ, vườn hoa, sân chơi thể thao, thuận tiện giao thông gần với các khu làm việc của người dân V.V.... Tất cả cần theo đúng Quy chuẩn Xây dựng mà nhà nước ban hành

Hình ảnh mô tả hình thức vì kèo trong nhà ở truyền thống

Biên tập dựa trên tài liệu của NXB XÂY DỰNG

Bài viết liên quan

    AI, kiến trúc hình thái và phong thủy

    AI, kiến trúc hình thái và phong thủy

    09/08/23 104 0

    Trong thời đại công nghệ, trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ, sự kết hợp của lĩnh vực kiến trúc với công nghệ sinh học và dữ liệu môi...

    Khoa Học đằng sau Âm học - Tiêu Âm

    Khoa Học đằng sau Âm học - Tiêu Âm

    17/04/22 193 0

    Giải pháp âm học trong thiết kế văn phòng: chúng ta đều biết rằng cần phải làm gì đó với nó để đảm bảo chất lượng cũng như sức khỏe và năng...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...