* NHÀ BẾP
* NHÀ BẾP
Tôi đang phân vân không biết cách tính kích thước hệ tủ bếp ra sao để vừa tiết kiệm, vừa thuận tiện trong sinh hoạt.
Đơn vị thi công có gửi tôi phương án lắp đặt hệ tủ bếp chữ L. Tủ dưới cao 75 cm, sâu 40 cm, ngang 3m. Tủ trên làm kịch trần, khoảng cách giữa hai tủ là 60 cm. Tôi hơi phân vân về kích thước này, vì các thành viên trong nhà đều cao: tôi và các con cao trên 1m7, thấp nhất là vợ tôi - 1m6.
Liệu có công thức tính kích thước tủ bếp để thuận tiện khi sử dụng không? Mong được các chuyên gia và độc giả tư vấn!
Độc giả: Xuân Trường
Chuyên gia tư vấn:
Chào bạn! Bếp là không gian rất quan trọng đối với một ngôi nhà. Khi thiết kế, thi công khu vực này cần đảm bảo các yếu tố như: thông thoáng, đủ sáng và tiện dụng. Trong đó, hệ tủ được coi là "linh hồn" của gian bếp, hỗ trợ đắc lực cho công việc nấu nướng.
Tùy theo kiến trúc và công năng mà gia chủ mong muốn, tủ sẽ được bố trí sao cho phù hợp. Hệ tủ bếp thông thường có tủ trên và dưới: tủ trên được treo vào tường hoặc trần, tủ dưới đặt ở sàn nhà. Các kiểu thường thấy là hình chữ I, L, U... , vật liệu sử dụng cũng khá phong phú và đa dạng.
Hệ tủ bếp chữ L với chất liệu gỗ tự nhiên. Ảnh: Debee Studio
Trong trường hợp câu hỏi của bạn, thì không có một công thức chung nào có thể tính ra kích thước tủ bếp phù hợp với mọi gia đình. Thay vào đó, mỗi không gian và người dùng khác nhau sẽ có cách bố trí và lắp đặt khác nhau.
Bạn nên căn cứ vào chiều cao của người chủ căn bếp, hay nói cách khác là người sử dụng khu vực này thường xuyên. Bên cạnh đó, cần liệt kê các thiết bị định lắp, và tham vấn thêm ý kiến của đơn vị có kinh nghiệm để chọn ra kích thước cụ thể. Bạn có thể tham khảo cách tính dưới đây:
Tủ bếp trên
Chiều sâu tủ trên trung bình từ 30 đến 35 cm. Khoảng cách từ đáy tủ bếp trên đến mặt đá tủ bếp dưới thường từ 55-60 cm. Kích thước này vừa đủ cho bạn với tay lấy đồ và không va đầu khi nấu nướng.
Chiều dài tủ trên sẽ phụ thuộc vào nhu cầu chứa đồ của gia chủ và độ cao của trần nhà. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hạn chế để khe hở giữa tủ bếp trên và trần, có thể khắc phục bằng cách kéo tủ lên kịch trần hay bịt phần hở bằng vách thạch cao hoặc gỗ. Nếu phần hở quá lớn thì cân nhắc phương án làm phào trang trí.
Mẫu thiết kế tủ bếp kịch trần. Ảnh: NTTart
Tủ bếp dưới
Chiều cao tủ bếp dưới bị chi phối bởi các thiết bị bếp lắp thêm như máy rửa bát, lò nướng... nhưng sẽ xê dịch trong khoảng 78-90 cm.
Chiều sâu tủ bếp dưới thường là 60 cm (tính từ mép gờ mặt đá đến tường). Kích thước này phù hợp để lắp máy rửa chén âm tủ, lò nướng hoặc bếp âm.
Lưu ý, kích thước tủ bếp có thể điều chỉnh tùy diện tích và điều kiện thi công thực tế. Chúc bạn và gia đình có một căn bếp đẹp và thuận tiện sử dụng!
KTS Nguyễn Trường Thành
Công ty tư vấn kiến trúc và nội thất NTTart
Bài viết liên quan
Những chiếc đèn treo hoàn thiện nhà bếp (P1)
5 vật liệu ốp tường bếp khi chán gạch men
Ấn tượng thiết kế bếp nhỏ có điểm nhấn là bức tường gạch trần
9 nguyên tắc thiết kế giúp căn bếp nhỏ nhìn rộng rãi, thoáng đãng hơn
Sử dụng thiết bị bếp đúng cách để tiết kiệm điện trong mùa hè
Lời khuyên khi chọn gạch ốp tường hoàn hảo cho nhà bếp
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 119 | Tổng lượt truy cập: 9,762,950