MÀU SẮC*

Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Nghệ thuật thủ công kính màu trở nên bứt phá dưới góc nhìn đương đại, kết hợp sự quyến rũ trong các thiết kế truyền thống với ý tưởng táo bạo của nghệ sĩ thời đại mới.

Kính màu (Stained Glass) là một loại hình nghệ thuật mang tính mỹ thuật cao ở Châu Âu với nguồn gốc từ La Mã cổ đại, khi những người thợ thủ công bắt đầu sử dụng chúng cho mục đích trang trí. Đến thế kỷ thứ 7, các nghệ nhân tạo ra những bức tranh kính màu kích thước lớn trên trần, cửa sổ để tô điểm cho nhà thờ, tu viện, thánh đường,…, đánh dấu bước tiến vượt bậc của loại hình nghệ thuật này. 

Kính màu tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở thời kỳ kiến trúc Gothic và Baroque, thể hiện tối đa công năng trang trí của mình. Ngày nay, với sự xuất hiện của kính Opal, nghệ thuật kính màu dần trở nên phổ biến và được chào đón nồng nhiệt bởi vẻ đẹp lung linh huyền ảo, tôn lên những yếu tố nội thất cầu kỳ. 

Nghệ thuật kính màu trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với những thay đổi trong kỹ nghệ sản xuất kính và làm tranh. Các công trình tranh kính màu là thành quả của sự khéo léo, biểu thị cho cảm hứng sáng tạo của con người. Vẻ đẹp của chúng đã khiến cho nghệ sĩ từ các lĩnh vực khác say đắm, thôi thúc họ dấn thân vào sáng tạo và mở rộng tính ứng dụng của loại hình nghệ thuật này trong nhiều thế kỷ. 

Brian Clarke

Một trong những nghệ sĩ luôn khao khát nâng cao vị trí của kính màu trong hệ thống phân cấp sáng tạo là Brian Clarke. Sự nghiệp của ông ghi dấu với các dự án khảm mosaic và kính màu quy mô lớn, các bức tranh mang tính biểu tượng, thiết kế bối cảnh và các công trình hợp tác với những kiến trúc sư nổi tiếng của thời kỳ Hiện đại như: Zaha Hadid, Norman Foster và Arata Isozaki,… 

cua kinh nghe thuat brian clarke

Sáng tạo của Brian Clarke. Ảnh: The Arts Desk

Brian Clarke Foster & Partners stained glass

Bức tường kính màu sống động tại Trung tâm Al Faisaliah ở Riyadh, Ả Rập Saudi là thành quả kết hợp sáng tạo giữa Brian Clarke và Norman Foster. Các họa tiết được khai thác từ nhiều lĩnh vực với đa dạng chuyển động: cá bơi trong nước, chim bay trên không trung và những đám mây bom nguyên tử. Ảnh: Brian Clarke, Foster & Partners.

Henri Matisse

Họa sĩ, nhà điêu khắc người Pháp Henri Matisse (1869-1954) nổi tiếng với khả năng sử dụng ngôn ngữ màu sắc biểu cảm và tài năng hội họa tuyệt vời. Với những đóng góp không ngừng nghỉ ở vai trò tiên phong của trường phái Dã thú (Fauvism), ông được xem là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 20 và là người nâng tầm truyền thống cổ điển hội họa Pháp. 

cua kinh nghe thuat Nuit de Noël Henri Matisse

Tác phẩm Nuit de Noël. Ảnh: Succession H. Matisse

Những ngày cuối đời, Henri Matisse ngồi trên xe lăn và bắt đầu thiết kế cửa kính màu, nổi bật nhất là tác phẩm Nuit de Noël (Đêm Giáng sinh) tại Trung tâm Rockefeller, được lắp đặt vào năm 1952. Với sự hỗ trợ của một nghệ nhân kính màu, Henri đã hiện thực hóa thiết kế cửa sổ ấn tượng này từ những bức tranh cắt màu rực rỡ của mình. 

Joaquin Torres-García

Joaquín Torres García (1874-1949) là một nghệ sĩ, nhà điêu khắc người Uruguay gốc Tây Ban Nha, tiên phong trong phong cách Chủ nghĩa Phổ quát kiến ​​tạo (Constructive Universalism). Những tác phẩm của ông thường có sự xuất hiện của các biểu tượng và chữ tượng hình như mặt trời, ngôi sao, con người, nhà cửa, cá và thuyền, là những ví dụ điển hình cho ngôn ngữ sáng tạo của Chủ nghĩa Phổ quát kiến tạo. Năm 1948, sau khi trở về Uruguay, Joaquín đã thực hiện tác phẩm cửa kính Constructivist Glass độc đáo, lấy cảm hứng từ sự trừu tượng hình học của một con cá, một ngôi nhà và mặt trời.

stained glass Constructivist Glass Joaquín Torres-García

Tác phẩm Constructivist Glass. Ảnh: Cecilia de Torres Gallery

Bart van der Leck

Họa sĩ, nhà thiết kế người Hà Lan Bart van der Leck (1876-1958) là thành viên tiêu biểu của phong trào nghệ thuật De Stijl. Ông được biết đến với lối thiết kế trừu tượng độc đáo, sử dụng màu sắc cơ bản kết hợp với những thành phần thiết kế tối giản như: hình học, đường kẻ,… Năm 1914, Bart van der Leck thực hiện tác phẩm cửa sổ kính màu lớn De mijnbouw cho trụ sở chính của Wm H. Müller & Co ở The Hague. Bối cảnh của ngành công nghiệp khai thác mỏ được tái hiện hoàn hảo qua những hình dạng đặc trưng, hiện đại. 

cua kinh nghe thuat Bart van der Leck

Ảnh: Kröller-Müller Museum

Marc Chagall

Danh họa Marc Chagall (1887-1985) bắt đầu làm việc với cửa kính màu vào giai đoạn cuối sự nghiệp của mình. Các thiết kế của ông phải kể đến như: cửa sổ cho Nhà thờ Metz ở Pháp, một loạt 12 cửa sổ tại Trung tâm Y tế Đại học Hadassah-Hebrew ở Jerusalem, “Peace Windows” tại Tòa nhà Liên hợp quốc ở New York, “America Windows” cho Nghệ thuật Viện ở Chicago, và đặc biệt nhất là cửa sổ kính màu cho Nhà thờ St. Stephan ở Mainz, Đức. Marc và cộng sự – bậc thầy chế tạo kính Charles Marq đã sử dụng 18 sắc thái xanh lam cho tác phẩm này, mô tả nhiều chủ đề trong Kinh thánh như: Adam và Eva trên Thiên đường, Abraham,… một cách đẹp đẽ và sống động.

Marc Chagall cua kinh nghe thuat marc chagall

Một ô cửa kính màu tại nhà thờ Marc Chagall. Ảnh: Peter Klaus

Edgar Miller

Trong suốt sự nghiệp, nghệ sĩ đa tài người Chicago Edgar Miller (1899-1993) đã hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm: hội họa, điêu khắc, kiến ​​trúc, thiết kế nội thất,… tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là kính màu. Ông được xem là một trong những nhà thiết kế kính màu hàng đầu của thế kỷ 20. Các tác phẩm của Edgar Miller luôn thể hiện góc nhìn độc đáo về thế giới xung quanh, về cách mà con người kết nối với nhau qua những hình khối mạnh mẽ và hiện đại. 

cua kinh nghe thuat Kogen-Miller Studios

Ảnh: Kogen-Miller Studios

Gerhard Richter

Nghệ sĩ thị giác nổi tiếng người Đức Gerhard Richter (1932-) gây ấn tượng bởi thiết kế cửa kính màu khổng lồ cho Nhà thờ lớn Cologne. Tác phẩm dài hơn 22 mét, rộng 1.220 mét vuông với 11.500 ô vuông nhỏ và 72 màu sắc được sắp xếp ngẫu nhiên bằng máy tính. 

stained glass gerhard richter

Tác phẩm của Gerhard Richter tại nhà thờ Cologne Cathedral. Ảnh: Gerhard Richter

Sigmar Polke

Họa sĩ người Đức Sigmar Polke (1941-2010) nổi tiếng với các tác phẩm trừu tượng thử nghiệm trên nhiều chất liệu, phong cách và chủ đề khác nhau. Năm 2009, ông chịu trách nhiệm thiết kế 7 cửa sổ kính màu cho gian giữa của Nhà thờ Grossmünster, Zurich bằng đá mã não. Những viên đá được cắt lát mỏng, tạo ra màu sắc và hình dạng đẹp mắt khi ánh sáng xuyên qua chúng. 

cua kinh nghe thuat sigma polke nha tho Grossmünster Church

Tác phẩm của Sigmar Polke tại nhà thờ Grossmünster. Ảnh: Grossmünster Church

Kehinde Wiley

Nghệ sĩ người Mỹ Kehinde Wiley (1977-) được biết đến với những bức chân dung sống động tôn vinh hình ảnh và địa vị của những thanh niên Mỹ gốc Phi trong văn hóa đương đại. Khi sáng tạo tranh kính màu, Kehinde thường thay các nhân vật truyền thống gắn liền với tôn giáo và thần thoại của lịch sử Tây Âu bằng hình ảnh những người đàn ông và phụ nữ da đen trong trang phục đường phố hiện đại như: áo hoodie, quần jean…

Kehinde Wiley stained glass

Ba bức Kehinde Wiley, Mary, Comforter of the Afflicted II. Ảnh: Kehinde Wiley

Thực hiện: Thùy Như | Theo: Artland Magazine

Bài viết liên quan

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...