NGHIÊN CỨU

Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Mang đến sự hấp dẫn về thị giác và hài hòa trong không gian, những đường cong sở hữu sức mạnh mềm mại, được các nhà thiết kế thường xuyên vận dụng trong suốt quá trình lịch sử của đồ nội thất.

Đã từ lâu, đường nét uốn lượn trong những sản phẩm nội thất đã lôi cuốn và thử thách các NTK nội thất. Chúng vượt qua chức năng và tính thẩm mỹ đơn thuần trong thiết kế đồ nội thất. Bên cạnh dáng vẻ quyến rũ và sự hấp dẫn hài hòa, chi tiết đường cong còn tăng tính linh hoạt, làm mềm mại làm cân bằng không gian vốn được tạo thành và bị chi phối bởi những hình tuyến tính. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những đường cong mỹ miều trên những thiết kế baroque cổ điển. Nhưng với đồ nội thất hiện đại, đường cong lại mang đến cách tiếp cận mới mẻ, đơn giản hơn, nhằm đem lại sự thoải mái.

Sự chuyển biến về lối thiết kế này được áp dụng bởi nhiều nhà thiết kế tiên phong, để lại nhiều di sản cho ngành thiết kế: từ chủ nghĩa hiện đại tự nhiên (organic modernism) của Alvar Aalto cho đến những thiết kế mang tính cách mạng của Eero Saarines, Charles và Ray Eames… Sự đa dạng này không thể không nhắc đến trào lưu Art Nouveau từ cuối thế kỷ 19-đầu thế kỉ 20 tôn vinh những đường nét uốn lượn lấy cảm hứng từ thiên nhiên trong kiến trúc và đồ nội thất, trong đó tiêu biểu có những công trình và thiết kế của kiến trúc sư, nhà thiết kế Antoni Gaudí.

Đồ nội thất cho Casa Batllo của Antoni Gaudí

Vào năm 1905, trong dự án cải tạo và làm mới tòa nhà Casa Batllo (gồm mặt tiền, nâng lên 2 tầng và nâng cấp cầu thang và thang máy), Antoni Gaudi còn được giao phó công việc thiết kế đồ nội thất nhằm đồng bộ hóa thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Không chỉ kết hợp hài hòa những đường thẳng và đường cong, cũng như các chi tiết trang trí đặc trưng của Art Nouveau, ông còn thể hiện góc nhìn tiên phong trong thiết kế dựa trên công năng của sản phẩm.

do noi that antoni gaudi ghe go

Ảnh: Tertius Collection

Bộ dao nĩa Ménagère của Salvador Dali

Mặc dù những kiểu dao nĩa cho bàn ăn thông thường vốn đã được tạo thành bởi đường cong, BST Ménagère của Salvador Dali ra đời năm 1957, với phong cách siêu thực trứ danh lại mang đến sự lãng mạn đầy táo bạo cho bàn tiệc. Tính ngẫu hứng cùng chi tiết trau chuốt đầy nghệ thuật đến từ tạo hình độc đáo trên các thiết kế pha trộn giữa động vật và thực vật như “Voi 3 Ngà” và “Nước Mắt của Ốc Sên”.

salvador dali do noi that dao nia

Ảnh: Artnet

Xe đẩy Tea Trolley 900 của Alvar Aalto 

Thiết kế lấy cảm hứng từ văn hóa trà chiều của người Anh cùng kĩ nghệ mộc và kiến trúc Nhật Bản, được Aino và Alvar Aalto thu thập được qua các chuyến du lịch. Kiểu dáng tối giản của Tea Trolley 900 là sự kết hợp giữa những đường cong và đường thẳng, với phần khung chính làm bằng gỗ, mặt bàn bằng gạch lát tráng men và được trang bị thêm một giỏ mây đan. Chiếc xe đẩy được giới thiệu lần đầu tiên tại Paris vào năm 1937.

xe day tea trolley do noi that Alvar Aalto

Ảnh: Artek

Ghế thư giãn Eames Lounge Chair

Được xem là một trong những sáng tạo kinh điển của cặp đôi Charles và Ray Eames ra mắt vào năm 1956, bộ ghế thư giãn Eames Lounge Chair và Ottoman vẫn được ưa chuộng và đặt trong các không gian sang trọng và hiện đại nhờ kiểu dáng, kỹ thuật chế tác và thiết kế công thái học. Thân gỗ ép sơn veneer được làm từ ba lớp gỗ chất lượng cao và uốn cong tạo dáng như vỏ sò, vải da bọc đệm có độ căn vừa đủ và giữ được kết cấu nhăn tự nhiên, phần chân nhôm tích hợp bánh xe để có thể dễ dàng di chuyển. Ngoài ra, ghế còn được thiết kế thêm tay vịn, mang lại sự thoải mái trọn vẹn cho cơ thể lẫn tâm trí.

ghe eames lounge chair ottoman do noi that thiet ke

Ảnh: Eames Office

eames lounge chair thiet ke ghe phac thao

Ảnh: Eames Office

Bàn Noguchi Coffee Table 

Thể hiện những cá tính đặc trưng của trường phái Hiện đại, chiếc bàn cà phê của nhà thiết kế, kiến trúc sư Isamu Noguchi được cấu thành chỉ bởi ba bộ phận được tạo hình từ những đường cong tinh giản có nhịp điệu. Ra mắt vào năm 1947, chiếc bàn mang hình dáng như một tác phẩm điêu khắc đương đại, thể hiện được phần nào vai trò khác của Isamu Noguchi là một điêu khắc gia. Bản quyền của thiết kế này ngày nay vẫn thuộc về Herman Miller và được ví von là một tác phẩm nghệ thuật hữu dụng.

ban coffee table noguchi isamu do noi that

Ảnh: Isamu Noguchi

Đèn sàn Arco

Chiếc đèn được thiết kế bởi Achille và Pier Castiglioni vào năm 1962 có thể mang lại ánh sáng chiếu từ trên cao xuống nhưng không cần lắp đặt vào trần nhà. Công năng ấn tượng đó có được từ thiết kế thân đèn rũ cong theo dạng bầu tròn của chao đèn bằng thép. Phần chân được làm bằng đá hoa cương Carrara có trọng lượng nặng giúp giữ thăng bằng.

den arco Achille and Pier Castiglioni thiet ke do noi that

nh: Tư liệu

Nguồn

Bài viết liên quan

    AI, kiến trúc hình thái và phong thủy

    AI, kiến trúc hình thái và phong thủy

    09/08/23 190 0

    Trong thời đại công nghệ, trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ, sự kết hợp của lĩnh vực kiến trúc với công nghệ sinh học và dữ liệu môi...

    Khoa Học đằng sau Âm học - Tiêu Âm

    Khoa Học đằng sau Âm học - Tiêu Âm

    17/04/22 271 0

    Giải pháp âm học trong thiết kế văn phòng: chúng ta đều biết rằng cần phải làm gì đó với nó để đảm bảo chất lượng cũng như sức khỏe và năng...

    Tấm Tiêu Âm hoạt động như thế nào?

    Tấm Tiêu Âm hoạt động như thế nào?

    04/04/22 762 0

    Tấm tiêu âm cung cấp vật liệu tiêu âm hoàn hảo để giảm âm trong nhà hàng, văn phòng và nhiều không gian khác. Có rất nhiều thiết kế tiêu âm để lựa chọn...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...