DESIGN - DECOR
DESIGN - DECOR
Chức năng của kiến trúc và sự kết nối của nước trong cùng một ngôn ngữ đã khơi gợi ý nghĩa sâu xa hơn tượng trưng cho sức sống và sự đổi mới.
Mặc dù có nhiều sự chênh lệch trong mô hình sống giữa thành thị và nông thôn, song cả hai luôn nhận được nhiều lợi ích từ nước một cách trực tiếp lẫn gián tiếp. Về mặt vĩ mô, nước trong tự nhiên ở sông, hồ góp phần tạo nên cảnh quan đẹp cho quy hoạch kiến trúc. Với từng công trình, từ công cộng cho đến tư nhân ở mọi quy mô, nước đóng vai trò là chất xúc tác tương phản với khối vật liệu rắn chắc, tạo nên vẻ thơ mộng và mềm mại cho không gian trong lẫn ngoài trời.
Với các kiến trúc sư, nước đôi khi đóng vai trò chủ chốt cho việc hình thành và thực hiện các ý tưởng thiết kế của họ. Kiến trúc sư lỗi lạc Carlo Scarpa từng chia sẻ về tác động của yếu tố này đến bản thân, đồng thời thể hiện xuyên suốt trong các dự án của ông khi hình dáng tự do của nước luôn đi cùng với các hình khối kiến trúc. Điển hình nhất là trong dự án sân Palazzo Centrale, tại XXVI Bienalle (1952), ông đã sử dụng nước như một bản chỉ dẫn ngẫu nhiên giúp xác định các khu vực khác nhau.
Một vài cái tên như Monument Writ in Water, 6M House hay Loma House là những công trình được cũng cần được biết đến khi nói về mối quan hệ giữa nước và kiến trúc. Cách khai thác của các kiến trúc sư và nhà thiết kế đằng sau mỗi dự án tạo vai trò tích cực giúp định hướng việc trải nghiệm không gian đa dạng, cân bằng hơn khi xã hội dần hình thành các mô hình sống mới. Với các chức năng và yếu tố trang trí khác nhau, nước và kiến trúc dần trở thành một ngôn ngữ xây dựng chung luôn được thúc đẩy xuất hiện cùng nhau.
Trong nhiều ghi chép của các nền văn hoá cổ, nước được tôn sùng và có vị trí quan trọng trong tín ngưỡng đối với con người, mang đến sự phồn vinh, phước lành cho đời sống. Tại Varanasi, người theo đạo Hindu tắm và thực hiện các nghi lễ trên các bậc thang của những tòa “ghat” lâu đời (theo tiếng Hindu là những bậc thang dẫn xuống bờ sông) ngay bên sông Hằng. Khối kiến trúc đồ sộ này được xây trên những nền móng được hình thành qua nhiều năm, xếp chồng lên nhau mà không hề có một quy hoạch hay cải tạo đô thị cụ thể nào. Hay công trình Temple of Steps tại Ấn Độ với lối kiến trúc đương đại, trở thành biểu tượng di sản văn hoá mới được xây dựng dựa trên một ngôi đền thế kỷ thứ 10, có các bậc thang dẫn xuống mặt nước – phù hợp với những niềm tin về tín ngưỡng vốn có trong văn hoá tại đây. Đền thờ Tejorling Radiance được thiết kế đơn giản, hiện đại với một lỗ mở dành cho dòng nước lưu thông từ bên trong công trình ra bên ngoài – gần với hình ảnh trong nghi thức lễ Hindu truyền thống giúp người dân địa phương dễ dàng liên kết hơn.
Thực hiện: Trà Giang | Theo: ArchDaily I Nguồn
Bài viết liên quan
Sắc thái của gương trong trang trí nội thất
Trang trí tổ ấm với điểm nhấn từ sắc xanh cây cảnh
Decor nhà xinh với những ý tưởng trang trí bằng giấy dán tường
Trang trí Noel cho căn nhà ấm cúng
10 món đồ bé nhỏ trang trí phòng ngủ
4 yếu tố để định hình phong cách Scandinavian thành công
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 62 | Tổng lượt truy cập: 9,761,871