SÂN - BAN CÔNG

CÁCH CHỌN LỰA & CHĂM SÓC CÂY PHÙ HỢP VỚI SÂN VƯỜN

Đánh giá: (Tốt) (Báo cáo)

Cây xanh trong nhà là phương thức bảo vệ môi trường hữu hiệu. Chúng được coi là lá phổi của thiên nhiên, với chức năng hấp thu chất ô nhiễm trong không khí như íormaldehyd, benzen, oxylen... (các loại khí gây bệnh suyễn, dị ứng đường hô hấp) và “thở" ra khí sạch. Chúng hấp thu chất ô nhiễm vào lá và chuyển độc tố xuống rễ. Rễ sẽ biến các độc tố thành nguồn thức ăn cho cây. Bên cạnh đó, chúng nhả ra hơi nước làm thành một màn sương mù quanh gốc cây, khi đọng xuống gốc cây hút theo các độc tố xuống đất. Một khu vườn xanh mát còn giúp bạn xóa đi sự căng thẳng bức bối của cuộc sống thường nhật.

A. TẬN DỤNG TỐI ĐA DIỆN TÍCH CHO KHU VƯỜN NHỎ

Dù ở nhà chung cư chật chội hay nhà lô phố, bạn vẫn có quyền mơ ước một không gian xanh nếu tận dụng mọi không gian trống làm vườn. Đôi khi, bạn chẳng cần đến một khu vườn vài chục mét vuông đất mà với một góc ban. công vài ba mét bạn vẫn có thể tạo ra mỏi trường không gian xanh. Vườn trên ban công không phải là ý tưởng mới, nhưng quan trọng là cách sắp xếp để tạo được ấn tượng thiên nhiên và làm “giãn nở” không gian.

Bạn chỉ cần dùng đến một chiếc lu sành, vài chục viên gạch, một cải bể nhựa, tôn hoặc kính chứa nước. Bạn trồng trong đó một vài loại cây ưa nước như sen, súng, khoai, thủy trúc thậm chí cả bèo tây. Chỉ một vòi nước nhỏ, giống như chảy từ một lạch nước ra cũng có thể kéo thiên nhiên gần lại trong bốn bức tường khô cứng.

Sân thượng nóng bức có thể sẽ mát mẻ hơn nếu bạn tạo ra một vườn cảnh với những luống cây trổng sát tường có nhiều độ cao khác nhau, mềm mại tự nhiên. Để tạo ấn tượng thiên nhiên đơn sơ, bạn không nên hoàn thiện bức tường rào quá trơn tru, quá trau chuốt mà phải dùng các vật liệu thô mộc như gạch gốm, đất nung, gạch trần hay ốp đá rối (đá vỡ tự nhiên).

B. CHỌN CÂY THÍCH HỢP CHO TỪNG VỊ TRÍ

1. CÂY TRỒNG NGOÀI VƯỜN

Bố trí cây xanh trong vườn, trong nhà là một công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ và nhẫn nại, bởi kết quả không có được nhanh chóng. Cây xanh cần một sự chăm chút thường xuyên. Điểm mấu chốt là tạo được không gian hài hòa giữa các loại vật liệu như gỗ, đá, nước và cây xanh. Chúng cho ta ấn tượng thiên nhiên nhưng thực ra được sắp xếp kỹ lưỡng bởi bàn tay con người. 

Một lu nước nhỏ thả hoa súng, sen hay thậm chí bèo Nhật Bản cũng đem đến cho bạn cảm giác mát lành trong không gian chật hẹp. Có thể trồng lẫn các cây hoa bụi như mười giờ, tóc tiên, dương xỉ, thủy tiên.... với cây xanh lá quanh năm để khu vườn không lúc nào bị thiếu màu xanh và màu hoa.

Thủy trúc là loại cây có thể trổng trong đất hoặc trong nước đều được, tuy nhiên nên trồng trong nước sống lâu và có màu xanh mát mắt hơn. Nhưng nếu là loại đã quen cạn không nên trổng ra nước, hoặc để nước ngập trong chậu đất, cây sẽ nhanh chong héo vàng và chết. Dừa cảnh (còn gọi là dừa Hawaii) có dáng mềm mại, lá mảnh, nhưng xòe rộng, cần có vị trí rộng và khoảng cách để ngắm. Chú ý các loại cây cao có lá cứng như tre, dừa khi có gió tạo nên những âm thanh sống động. Không chọn cây bóng rợp nếu khu vườn nhỏ vì sẽ làm tối vườn, không cho các loài cây khác phát triển được. Các cây trong chậu cũng thích hợp khi muốn thay đổi, sắp xếp lạl không gian vườn trong diện tích hẹp.

2. CÂY TRỒNG TRONG NHÀ

Cây trồng trong nhà cần được “tuyển chọn" kỹ lưỡng, do diện tích trong nhà hạn chế, hơn nữa, phải là loại cây có sức sống cao, chịu được khí hậu khô và thiếu sáng, không cần hấp thụ nhiều không khí, ít cần sự chăm sóc. Nên chọn các loại cây có nhiều lá và thân đẹp, đặc biệt có nhiều cây lá độc đáo còn đẹp hơn cả hoa. Bạn cần chọn cây có chiều cao, màu sắc và tán lá phù hợp theo từng vị trí.

Huyết dụ có thể đặt trong phòng khách vì thích nghi với nhiệt độ lạnh, nóng thất thường và thiếu nước dài ngày. Phòng ngủ là nơi thường đóng kín, ít ánh nắng có thể trồng loại cây phát triển chậm, lá to bản và nhiều màu như thu hải đường, khoai nước...

Cây tre, cọ thích nghi được với bóng râm có thể trồng ở trong hay ngoài nhà đều thích hợp. Nói chung cẩn đặt cây tại điểm có tầm nhìn rộng rãi, tránh lối đi lại, góc quá chật chội có thể va đập thường xuyên, hoặc có đồ đạc quá lớn che lấp.

Nếu là cây thấp, trồng trong chậu nhỏ, cần đặt chậu trên đôn sứ có độ cao phù hợp. Trong nhà không nên trồng các loại cây có lá nhọn, sắc hoặc có gai. Cây trồng chậu để sàn phải có thân cứng, dáng vươn lên, không nên xòe rộng. Xương rồng, hoa đá thích hợp trong chậu đặt ở cửa sổ phòng ngủ, phòng làm việc. Bạn lưu ý đặc điểm của nó là càng khô cằn càng cho hoa đẹp. Trong nhà, dùng chậu cây nhỏ dễ di chuyển. Đất trong chậu nên trộn lẫn phân bón tổng hợp để tránh cằn cỗi. Men hàng rào, trồng các loại dây leo xanh tươi như nho, thường xuân, hồng leo... Các cây nhỏ, cây bụi có thể trồng xen kẽ tạo nhịp điệu cao thấp và phủ một thảm cỏ kín khu đất.

3. CÂY LEO GIÀN

Cây leo giàn thích hợp trong các ngôi nhà ít diện tích đất vườn nhưng lại tạo được mảng màu xanh đáng kể. Đối với các ô cửa về phía tây, có thể trồng cây tạo thành bức mành thiên nhiên làm dịu ánh nắng chói chang của buổi chiều hè.

Vạn niên thanh là giống cây leo lý tưởng có thể leo bám dễ dàng trên tường, ô văng hoặc chấn song cửa sổ, lại xanh tươi quanh năm. Vạn niên thanh thân trắng là loại cây có sức sống mãnh liệt, lá rộng và có nhiều gân trắng rất sinh động, vị trí thích hợp ở góc cầu thang, phòng khách. Tigon, hoa giấy, thường xuân cũng tạo nên những sắc hoa tươi tắn trên nền xanh mát mắt. Thường xuân và hoa giấy còn có tác dụng tăng độ an toàn cho nhà bạn với những cành gai nhỏ. Cây leo giàn nên trồng ở góc ban công, hành lang để leo lên thành tường, che mát khoảng không ban công, hành lang.

4. CÂY TRỒNG TRONG CHẬU

Chuối cảnh (chuối thiên điểu, chuối mỏ két, chuối nước) trồng chậu có hoa đỏ đẹp như cô thôn nữ mộc mạc. Mật cật có độ cao vừa phải, lá gọn thích hợp đặt nơi chiếu nghỉ cầu thang, cạnh bộ salon. Phát tài núi có thân to, vươn thẳng và chùm lá mộc trên đỉnh tạo dáng rất đẹp có thể đặt chân cầu thang.

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY

Các nguyên tắc cây trồng trong chậu cần nhớ:

  • Không dùng chậu lớn quá cho cây nhỏ hoặc các loại có bộ rễ phát triển nhanh trong chậu. Chọn cây có chiều cao gấp 5 - 6 lần đường kính chậu là phù hợp.
  • Tuy nhiên, nếu là cây nhỏ, chưa phát triển hết, bạn cần phải dự phòng đến chiều cao lớn nhất của cây trưởng thành để không phải thay chậu khi cây lớn lên.
  • Bạn luôn phải chú ý đến lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu lỗ quá to, sợ lọt đất, bạn hãy rải một lớp sỏi cuội lên trước đi đổ đất vào. Lớp sỏi cuội này còn có tác dụng giúp cây không bị úng 'nước khi bạn lỡ tưới quá nhiều, (hoặc cây để ngoài trời mưa, bạn không điểu chỉnh được lượng nước).
  • Bạn chỉ nên đổ lượng đất đầy đến cách mặt chậu khoảng 1 cm, để nước không làm bắn đất bẩn ra ngoài. Lớp đất trên cùng thường bị nước ngấm làm rắn chắc lại.
  • Bạn nên thỉnh thoảng cày xới lớp đất mặt cho đất tơi xốp, để dưỡng khí vào đất. Trồng cây hoa trong chậu treo có thể tạo nên một khu vườn sinh động mà không mất diện tích. Tuy nhiên, chậu treo thường chứa được ít đất, bạn nên tưới nước thường xuyên. Cây trồng trong chậu treo thường có lá mảnh, thân dài và rủ xuống, tạo vẻ đẹp mềm mại.

TƯỚI NƯỚC VÀ CHĂM SÓC CÂY

Rễ cây thường nằm ở 1/3 chậu. Nếu không tưới nước đủ, rễ không nhận được nước cây vẫn héo khô.

  • Khi tưới nước, phải tưới đều và nhiều cho nước thấm xuống đáy chậu. Lâu ngày các chất muối khoáng có tro^ng đất đọng lại ở lưng chừng chậu, làm thành vách ngăn chắn ngang chậu, không cho nước thấm xuống phần rễ bên dưới, làm rễ thối.
  • Mùa đông và thu, cây ngừng phát triển, cần ít nước hơn mùa xuân đầu hè.
  • Tưới cây vào buổi sáng tốt hơn buổi chiều. Để hạn chế bào tử nấm trong đất gây dị ứng, có thể phủ một lớp sỏi hay đá dăm lên mặt chậu cây. Chậu sẽ ráo nước ngay khi tưới, làm hạn chế sự xuất hiện nấm mốc.
  • Khi lá trở nên nhạt màu, hoặc héo vàng, cần đưa cây ra vị trí sáng hơn, nhưng không đặt trực tiếp dưới áiih nắng gắt. Cần tưới cây thường xuyên hơn, tuy nhiên không phải tưới nhiều một lần mà cần rải ra nhiều lần trong ngày và đều đặn. Bạn hãy cày xới cho đất tơi xốp và lau rửa lá thật sạch để quang hợp tốt, có thể xanh trở lại.
  • Điều hiển nhiên là cây trồng chậu cần được chăm sóc nhiều hơn cây trồng ở đất.

D. CHIẾU SÁNG VƯỜN

Bạn chỉ cần đặt vào khu vườn một vài chiếc đèn chiếu sáng, về đêm quang cảnh khu vườn lung linh mang đến cho bạn sự thích thú trước màu xanh tươi mát đầy huyền diệu.

Nếu bạn muốn có được ánh sáng đẹp trong khu vườn, bạn không nên dùng đèn có ánh sáng lạnh và nhợt nhạt. Cũng không sử dụng đèn có công suất lớn, tỏa nhiệt năng mạnh, làm ảnh hưỏng đến quá trình trao đổi chất của cây. Nên sử dụng đèn led cho ánh sáng ấm hoặc các loại đèn bóng nhỏ li ti (đèn tim) tạo nên các điểm sáng nhỏ lung linh. Ánh sáng lấp ló trong bóng cây, điểm xuyết thêm cho những tán lá và hoa, tạo nên ấn tượng hấp dẫn cho khu vườn hơn là những ngọn đèn lớn tỏa sáng từ trên cao.

Phần ánh sáng cho sân vườn là một đề tài thú vị mà JS sẽ hẹn bạn trong một bài chi tiết hơn gần đây

Biên tập dựa trên Kinh nghiệm làm nhà - Ngô Huy Nam

Ảnh sưu tầm trên Pinterest

Bài viết liên quan

    Những lưu ý khi chọn đồ ngoại thất

    Những lưu ý khi chọn đồ ngoại thất

    29/06/23 136 0

    Trước sự gia tăng của nhu cầu về không gian sống đẹp, trang trí ngoại thất ngày càng được quan tâm hơn. Nhưng ngoài khía cạnh thẩm mỹ, chúng ta...

    Bí quyết tự làm sân vườn đẹp

    Bí quyết tự làm sân vườn đẹp

    27/07/22 152 0

    Sân vườn rất có ý nghĩa trong ngôi nhà, vừa tạo cảnh quan, vừa là nơi thư giãn với khí hậu mát mẻ trong lành. Làm vườn, chăm sóc vườn...

    Khu Vườn Container

    Khu Vườn Container

    04/06/22 177 0

    Không sở hữu mảnh đất rộng rãi để làm vườn, bạn vẫn có thể thỏa mãn đam mê chăm cây với không gian ở ban công hoặc sân thượng. Khái...

CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ

Update data ...