GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
Việc bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang không nhất thiết nhà diện tích nhỏ mới làm, mà phụ thuộc vào công năng và nhu cầu sử dụng của từng gia chủ. Theo kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T).
Nhà vệ sinh tiếp xúc với khí trời (hay gọi là khí tươi) và ánh sáng sẽ thông thoáng và đảm bảo vệ sinh hơn. Tuy nhiên tùy vào hiện trạng và công năng của từng khu đất mà kiến trúc sư sẽ thiết kế phù hợp nhất với nhu cầu của gia chủ cũng như đảm bảo độ thông thoáng cần thiết.
Ánh sáng và khí tươi là một trong những yếu tố đảm bảo việc nhà vệ sinh sạch sẽ, không mùi hôi, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất vẫn là cách sử dụng của gia chủ. Bạn vẫn có thể có một nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đẹp về thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo độ thông thoáng theo những cách sau:
- Thông thường nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ là vệ sinh phụ, chỉ nên lắp đặt một chậu rửa và một bệt. Vì diện tích nhỏ nên cần lưu ý khoảng cách và vị trí lắp đặt thiết bị, tránh khi sử dụng bị chạm đầu người dùng do chiều cao không đủ, hoặc các thiết bị vệ sinh bố trí quá gần nhau. Nếu trong trường hợp cần lắp đặt thêm vòi sen tắm, nên lưu ý vòi sen phải bố trí ở giữa, một bên là chậu và một bên là bệt.
- Lắp đặt hệ thống quạt hút mùi âm trần (hoặc gắn trên tường). Chức năng của quạt thông gió là giúp đẩy không khí tù đọng bên trong ra ngoài và lấy khí tươi vào phòng. Nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt, thường có mùi khó chịu, nếu không được thông gió lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
- Sử dụng các loại gạch lát và ốp có kính thước nhỏ (mosaic) 5x5 hoặc 10x10 để ốp lát. Việc làm này khiến không gian nhà vệ sinh có cảm giác rộng rãi hơn, đồng thời triệt tiêu các góc cạnh.
- Vì không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và không khí, các thiết bị vệ sinh cần được lắp đặt và xử lý cẩn thận để tránh thoát mùi từ đường ống ga lên nhà vệ sinh.
- Treo các loại túi thơm, sáp thơm hoặc thảo dược trong nhà vệ sinh để khử mùi.
- Tối giản các thiết bị không cần thiết, sử dụng thiết bị vệ sinh có kích thước nhỏ gọn.
Việc bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là thiết kế bình thường không có bất cứ trở ngại nào nếu như bạn biết bố trí và sử dụng một cách khoa học.
Nguồn VnExpress
Bài viết liên quan
Cách chọn bồn tắm trong không gian nội thất nhỏ
Tường mới xây đã không láng mặt
Thiết kế giúp chung cư trên 100m2 tiết kiệm điện
Có nên dùng kính cường lực thay thế sàn bê tông?
Làm nhà nên nghe kiến trúc sư hay nhà phong thủy?
Hàng xóm bắt di dời ống bảo ôn điều hòa
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 115 | Tổng lượt truy cập: 9,762,936