BỐ TRÍ
BỐ TRÍ
Nhà nào rồi cũng có một góc ăn uống, dù là nhỏ nhất. Từ một quầy counter tới một cái bàn nhỏ trong bếp, hay một cái góc nhỏ đặt bộ bàn ăn tới phòng ăn riêng trang trọng. Với một căn nhà có diện tích rộng thì họ cần một phòng ăn riêng, nhà nhỏ thì không. Ở nước ta, ngoài việc diện tích nhà không cho phép, với lối sinh hoạt xum vầy thì mọi người thích khu vực ăn uống tiếp nối với bếp và cả phòng khách hơn. Như vậy thuận tiện và có không khí hơn rất nhiều. Một phòng ăn riêng chỉ phù hợp khi có khách khứa đến nhà.
Thông thường thì bàn ăn được mua sẵn ngoài thị trường. Ngay cả trường hợp bạn thuê công ty thiết kế nội thất riêng, họ cũng sẽ tìm các mẫu có sẵn vì nó sẽ hoàn thiện nhất và giảm thiểu thời gian cũng như chi phí cho việc đặt hàng, làm một mẫu riêng biệt. Dĩ nhiên nếu có yêu cầu đặc biệt nào đó thì một chiếc bàn sản xuất đơn lẻ sẽ luôn chiếm nhiều ngân sách của bạn
A. CÁC YÊU TỐ CẦN THIẾT CHO MỘT KHÔNG GIAN ĂN UỐNG HỢP LÝ
Một không gian ăn uống trong gia đình để gọi là đầy đủ và hợp lý nhất thì gồm các yếu tố sau:
- A.1. Bố trí bàn ăn gần với bếp:
Không gian ăn uống nên được bố trí hợp lý, kết nối đến nhà bếp. Điều này sẽ giúp giảm khoảng cách trong việc bưng bê dọn bàn, đặc biệt là khi thức ăn nóng dễ gây rủi ro nếu khoảng cách lưu thông quá xa. Ngoài ra, việc đặt chiếc àn ăn ngay gần bếp cũng giúp kết nối chuyện trò giữa những người trong nhà, khiến cho mối quan hệ thân mật, gần gũi hơn.
- A.2. Nhiều ánh sáng tự nhiên :
Nếu có được vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu vào khu vực ăn uống thì rất tốt, cả thẩm mỹ lẫn phong thủy cho phòng ăn. Nó vừa mang lại sự dễ chịu trong việc thưởng thức món ăn ban ngày cũng như buổi tối, vừa cung cấp dòng không khí lưu thông thoáng đãng. sẽ tránh gây lưu giữ mùi lên các đồ đạc trong phòng.
- A.3. Bố trí lưu thông quanh bàn ăn hợp lý:
Không gian quanh bàn ăn cần bố trí lưu thông hợp lý để khi một người di chuyển thì không ảnh hưởng tới những người khác nhiều. Cần phải có chỗ để đến và đi từ bàn thoải mái. Tính toán kỹ càng cho việc kéo ghế lùi ra sau khi bất kỳ ai muốn ngồi vào bàn ăn hay đứng dậy và đi ra ngoài. Tính toán này cũng bao gồm tránh va đập lưng ghế và chân ghế vào tường, gây trầy xước tường khiến nhà không đẹp
- A.4. Tạo điểm nhấn bằng đồ trang trí
Không gian cần một tiêu điểm thu hút mắt nhìn, ví dụ như trang hoàng màn cửa sổ, treo các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc bằng tranh hay bộ sưu tập bình hoa hay chén đĩa gốm sứ nào đấy. Nó giúp cho không gian ăn uống trở nên tươi mới, đặc sắc và bổ sung tính giàu truyền thống, làm mọi người thấy ấm áp hơn.
- A.5. Góc lưu trữ cần thiết
Thiết kế lưu ý kết hợp nơi lưu trữ các tiện ích và thiết bị mà có thể chuẩn bị cho một bữa tiệc, ví dụ như nến, thảm, khăn ăn, rượu, bát đĩa đặc biệt, v.v. Hoặc bạn có thể kết hợp công năng của bàn ăn với một số hoạt động khác để tận dụng không gian, ví dụ dùng bàn ăn làm bàn làm việc.
- A.6. Ánh sáng cho bàn ăn trung tâm
Đặc biệt chú ý đến vị trí của đèn chùm phía trên trung tâm của bàn - đây có thể không nhất thiết là trung tâm của trần nhà nhưng nó rất quan trọng để tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn.Tham khảo thêm bài Thiết kế nội thất phòng ăn và vấn đề Đèn trang trí chiếu sáng tại đây
B. CÁC MẪU BÀN ĂN VÀ KÍCH THƯỚC TIÊU CHUẨN
Việc mua hay đóng 1 cái bàn ăn để có thể đủ hết cho mọi người trong gia đình ngồi thì cũng quan trọng không kém. Nhưng vấn đề này không khó. Có sẵn những kích thước tiêu chuẩn quy định trên thị trường. Chúng ta có thể liệt kê có 5 dạng bàn ăn như sau:
1. BÀN TRÒN :
Với bàn tròn, đường kính của mặt bàn sẽ tương ứng với số lượng người ngồi ăn phù hợp như hình bên dưới. Các bàn tròn nhỏ thường được đặt cạnh bếp hay ngay bên trong bếp luôn. Các bàn tròn lớn cho hơn 12 người chỉ thường thấy trong một phòng ăn riêng biệt
2. BÀN VUÔNG:
Bàn vuông ít được yêu thích bởi góc cạnh vuông dễ gây va đập khi di chuyển. Bàn vuông thường dùng nhiều nhất là loại dành cho 4 người, ở những căn hộ nhỏ và được kê sát một cạnh vào tường để tiết kiệm diện tích. Một số bàn vuông "trá hình", có thể mở ra hai đầu thành bàn chữ nhật hay elip, tất tiện ích cho nhà khi có và không có khách. Đường kính của mặt bàn sẽ tương ứng với số lượng người ngồi ăn phù hợp như sau:
3. BÀN CHỮ NHẬT:
Với bàn chữ nhật, đường kính của mặt bàn sẽ tương ứng với số lượng người ngồi ăn phù hợp như sau:
4. MỘT SỐ DẠNG BÀN ĂN KHÁC
Những dạng bàn ovan hay lục giác...đều là sự biến tấu, mở rộng dựa trên sự kết hợp của bàn vuông, tròn hay chữ nhật ở trên.
Trong khi bàn ovan chiếm khá nhiều trên thị trường thì bàn lục giác rất hiếm xuất hiện trên hệ thống bán sỉ, lẻ. Nó gần như được thiết kế customize với một căn hộ đặc biệt nào đó
* CHIỀU CAO BÀN VÀ GHẾ ĂN PHÙ HỢP
Ở nước ngoài, chiều cao bàn ăn thường trong tầm 75-80cm, nhưng ở Việt Nam ta thì sẽ thấp hơn. Nó thường sẽ dao động trong khoảng từ 72 đến 76cm là chuẩn. Chiều cao mặt ghế ngồi thì từ 42-46cm.
Các bạn nhớ lưu ý chiều cao trung bình của những người trong nhà mình khi sắm sửa độ nội thất, vì có những nhà chiều cao trung bình là 1.7m, sẽ rất khác với những nhà chiều cao trung bình chỉ có 1.5m. Đặc biệt là cao độ từ mặt ngồi của ghế ăn tới phần thấp nhất của mặt bàn (phần thanh giằng xung quanh cạnh bàn). Đó là nơi để đút chân vào, giúp người ngồi ăn thoải mái. Nếu cao độ này không hợp lý sẽ gây bất tiện và khó chịu khi sử dụng rất nhiều
C. CÁCH BÀY BIỆN TRANG TRÍ BÀN ĂN
Dưới đây mình trình bày một số cách bày biện theo tiêu chuẩn nhà hàng và ở phương Tây. Văn hóa ăn của nước ta có khác, nó không chiếm diện tích bày biện theo kiểu này. Nhưng điều cốt yếu ở đây là, dựa vào những kích thước bày biện cho đĩa ăn lớn thế này với các thao tác tiêu chuẩn được nghiên cứu tránh gây va chạm tới người ngồi cạnh, chúng ta có thể suy về cách bày biện theo văn hóa của chúng ta. JS sẽ cố gắng làm hình vẽ mô tả minh họa phù hợp về bàn ăn trong những bài viết ở tương lai.
Để bày biện bàn ăn thì khoảng không gian trên mặt bàn tối thiểu để đặt đĩa và dao nĩa…cần cho 1 người cần được cân nhắc so với độ rộng vai của chúng ta. Hình bên dưới thể hiện độ rộng vai trung bình là khoảng 61cm, nếu có thêm đĩa phụ thì sẽ mở ra là 76cm
Như vậy, với sự bày biện bát đĩa thì kích thước một bàn ăn sẽ chỉ cho ít người ngồi hơn, cũng có nghĩa phải tăng kích thước bàn lớn hơn (nhất là chiều ngang) cho các bàn ăn trang trọng (trong phòng ăn riêng hay nhà hàng chẳng hạn). Ví dụ như, 1 bàn ăn 90x200cm bình thường có thể dành cho 8-10 người ngồi thì khi bày tiệc có thể chỉ dành cho 6 người nếu muốn đẹp tiêu chuẩn.
Các bàn ăn mở rộng rất phù hợp với điều này, ngoài việc nó tăng thêm số chỗ ngồi khi có khách đến, việc mở rộng không gian trong nhà thường ngày rất hiệu quả
Một lưu ý cuối cùng là, như mục A3 ở bên trên có nói, kích thước tối thiểu tính từ mép cạnh của mặt bàn đến tường (hoặc vách hay bất kỳ vật thể gì cản lối đi) là 75cm, đó là khoảng cho đặt ghế và kéo lùi ghế để đi lại. Với những căn hộ quá nhỏ hẹp, có thể sử dụng loại bàn có thể gấp lại và kê sát tường, đi kèm với ghế có thể xếp chồng lên nhau hay đút vào gầm bàn
Hy vọng rằng với những thông tin tổng hợp bổ ích từ rất nhiều nguồn tư liệu trên mạng, bài viết giúp cho các bạn thực thi dễ dàng hơn trong việc trang trí nội thất phòng ăn của gia đình mình
JS.
Ảnh sưu tập từ Houseplanner và Deguste, Pinterest
Bài viết liên quan
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Cơ bản tạo cảm giác về một không gian phòng khách rộng hơn
Giải pháp chia phòng ngủ 15m2 cho bé trai và bé gái
Nhà ống 50 m2 có nên lắp thang máy?
Lưu ý khi thiết kế phòng ngủ cho con
Vấn đề muôn thuở, lưu ý khi gương đối diện giường ngủ.
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 138 | Tổng lượt truy cập: 9,763,925