KINH NGHIỆM CHUNG
KINH NGHIỆM CHUNG
Vì vậy vào những ngày mưa, cần ưu tiên làm khô quần áo nhanh chóng bằng những cách dưới đây.
1. Nên sử dụng nước giặt kháng khuẩn
Vi khuẩn có thể sống trên nhiều bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại và ngay cả trong quần áo. Mùa mưa, độ ẩm cao là thời điểm thích hợp để vi khuẩn phát triển, gây ra mùi khó chịu cho quần áo, đặc biệt khi chúng bị ẩm. Bột giặt hay nước giặt thông thường chỉ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn. Nếu không kháng khuẩn đúng cách sẽ làm gia tăng vi khuẩn tích tụ trên quần áo. Điều này có thể gây hại cho những người bị bệnh hoặc có vấn đề miễn dịch. Sử dụng loại bột giặt hay nước giặt có khả năng kháng khuẩn là điều cần thiết vào thời điểm này.
2. Kiểm soát số lượng quần áo trong máy giặt
Khối lượng giặt ghi trên máy là khối lượng tối đa đồ giặt khô mà máy có thể giặt trong một lần. Ví dụ, với máy 8,5 kg chỉ được phép giặt tối đa 8,5 kg quần áo khô. Tuy nhiên, chỉ nên cho 70-85% khối lượng quần áo cho phép ghi trên máy nhằm nâng cao hiệu quả giặt giũ cũng như tăng tuổi thọ máy móc. Ví dụ, với máy giặt 7 kg, chỉ nên giặt 5-6 kg/lần. Nếu máy có quá nhiều quần áo, không gian bị ken chặt, nước giặt có thể không thâm nhập hết vào quần áo bẩn. Rất có thể mùi mồ hôi, dầu mỡ, vết bẩn... không đánh tan hết, dễ sản sinh ra vi khuẩn gây mùi hôi.
3. Tránh phơi quần áo sát vào nhau
Quần áo phơi sát nhau rất lâu khô. Khi phơi, nên duy trì một khoảng cách nhất định, không nên treo sát nhau, để cho gió lùa đều tất cả các móc áo, quần áo sẽ mau khô hơn.
4. Sử dụng quạt điện
Nếu không gian phơi quần áo không đủ, không thể duy trì khoảng cách nhất định để thông gió tốt, nên sử dụng quạt điện. Lực gió càng mạnh, không khí chuyển động càng nhanh, thời gian làm khô quần áo bằng quạt càng được rút ngắn. Nên treo quần áo đối diện quạt, điều chỉnh mức gió vừa phải, đủ để quần áo khô trong thời gian ngắn nhất mà không bị rơi xuống đất.
5. Phương pháp phơi quần áo hình vòm
Dù trời mưa nhiều hay không, cũng nên áp dụng phương pháp "Phơi quần áo hình vòm" của người Nhật. Theo đó, quần áo dài hơn và khăn tắm được treo ở hai đầu ngoài cùng. Còn vị trí trung tâm treo quần áo ngắn và tất...Cách phơi này sẽ khiến quần áo khô nhanh hơn so với cách phơi lộn xộn hoặc ngoài ngắn, trong dài. Nguyên nhân là do vị trí trung tâm-nơi phơi quần áo ngắn-không gian trống nhiều. Gió được hút nhiều hơn tới khu vực này, mang hơi ẩm đi. Quần áo phơi hình vòm sẽ khô nhanh hơn 30 phút so với các cách phơi khác.
6. Phương pháp phơi nửa dài nửa ngắn
Khi phơi khăn mặt hoặc khăn tắm, không nên phơi đều về hai bên, rất khó để khăn khô vào những ngày ẩm ướt. Cách tốt nhất là phơi một bên dài, một bên ngắn, cố định bằng móc kẹp ở giữa để tránh khăn rơi xuống đất. Tốc độ khô của khăn sẽ cải thiện rất nhiều.
7. Sử dụng báo cũ hút ẩm
Thời tiết xấu phải phơi quần áo trong nhà, nên đặt những tờ báo cũ dưới chỗ phơi quần áo. Báo có khả năng hút ẩm tốt, quần áo vì thế cũng nhanh khô hơn.
8. Tìm vị trí phơi thích hợp trong nhà
Để ngăn quần áo tạo mùi hôi, chúng phải khô hoàn toàn trong 5 giờ sau khi giặt xong. Nếu trời mưa, không gian tốt nhất để phơi quần áo chính là phòng tắm. Do không gian hẹp, lại có hệ thống thông gió, hút ẩm tốt, phơi quần áo tại phòng tắm sẽ giúp quần áo khô nhanh hơn. Tuy nhiên, phải đảm bảo phòng tắm nhà bạn luôn khô ráo và sạch sẽ, không có mùi hôi khó chịu.
9. Treo cửa sổ không có nghĩa là khô nhanh
Nhiều người nghĩ quần áo phơi sát cửa sổ sẽ nhanh khô hơn. Tuy nhiên nếu phơi quá gần cửa sổ, không khí lưu thông không tốt, thậm chí có thể làm quần áo "nửa khô, nửa ướt". Muốn quần áo khô nhanh, tốt nhất đặt ở vị trí không khí lưu thông tốt, có thể là trung tâm phòng khách, phòng làm việc hoặc phòng tắm. Nên chú ý độ ẩm từ trên xuống dưới của quần áo. Càng gần mặt đất độ ẩm tích tụ càng nhiều hơn, bởi vậy khi phơi nên treo quần áo lên vị trí cao, tránh trường hợp trên khô mà dưới vẫn ướt.
10. Thay đổi cách phơi quần áo
Túi và phần cạp trên quần jean là hai vị trí lâu khô nhất. Bởi vậy khi phơi quần jean, nên lộn túi quần ra ngoài. Sau đó phơi lộn ngược quần jean để nước trong túi (nếu có) được thoát ra ngoài nhanh chóng. Trong thời tiết ẩm ướt, áo phông hay áo sơ mi cũng khó khô hoàn toàn. Nếu tình huống này xảy ra, có thể áp dụng cách chế móc treo quần áo như sau:
+ Chuẩn bị một chai nhựa và một chiếc kéo. Vẽ hai đường song song trên chai nhựa.
+ Dùng kéo cắt vào nơi bút đánh dấu trên chai nhựa, nhưng không được cắt đứt.
+ Dùng hai mắc quần áo luồn vào hai vết cắt trên chai nhựa, sẽ có ngay một chiếc móc quần áo mới với độ dày bằng độ dày chai nước.
+ Treo áo phông hoặc áo sơ mi vào chiếc mắc này. Khoảng trống ở giữa mắc áo sẽ làm quần áo nhanh khô hơn.
Nguồn Trang Vy (Theo storm.mg)
Bài viết liên quan
Mẹo giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa
Cách giảm bớt sự khuếch đại âm thanh khi làm giếng trời
5 lời khuyên để tủ quần áo luôn thơm tho
Xử lý hiện tượng ố vàng, đen trần nhà do thắp nhang
10 kinh nghiệm làm nhà cuối năm
Xử lý ổ mối ở nhà bếp
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 95 | Tổng lượt truy cập: 9,762,752