KINH NGHIỆM THIẾT KẾ
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ
Trang trí có nghĩa là decor, nó không giống như thiết kế - design. Nếu như design đòi hỏi bạn rất nhiều chuyên môn cao về không gian, hình khối, tỉ lệ cùng sự am hiểu rất nhiều về kết cấu, phụ kiện, vật liệu....thì decor có thể dễ dàng hơn rất nhiều. Nó đơn thuần là sự sắp xếp hay biến đổi một chút về bề ngoài, màu sắc của đồ đạc trong không gian nội thất sao cho mọi thứ thật hài hòa. Bọc lại nệm sofa, đổi màu màn cửa, sơn lại chiếc ghế gỗ, thêm giấy dán tường, treo thêm tranh, gắn thêm đèn....đó tất cả là công việc của trang trí.
Đây là hình ảnh minh họa việc tự trang trí lối ra vào căn hộ. Chủ nhà chỉ cần sơn lại tường từ màu trắng sang màu đỏ, mua chiếc bàn console mới, đặt lên nó cây đèn bàn và thay đổi chiếc gương cùng phong cách là đã biến lối ra vào hoàn toàn mang diện mạo khác. Thêm một chiếc ghế dài để ngồi mang giày, cùng việc chọn lựa thảm cho hành lang, mở cửa bước vào nhà đã thấy cả một niềm cảm hứng đầy tươi mới
Ngay khi bạn quyết định trang trí lại căn nhà, bạn lập tức rà soát lại list điện thoại của mình xem có quen một chuyên gia nào là decorator hay interior designer không. Bạn cần sự giúp đỡ của họ, cần họ cho bạn lời khuyên bạn sẽ làm gì vì về cơ bản, họ đều là những nhà tâm lý khá tốt. Họ sẽ đặt ra cho bạn nhiều câu hỏi để giúp bạn hệ thống hóa và tạo ra một không gian mà bạn thực sự yêu thích.
Dưới đây là những câu hỏi mà bạn sẽ gặp khi làm việc với một decorator hay designer chuyên nghiệp. Nếu tự tin về thẩm mỹ của mình, bạn hoàn toàn có thể tự trả lời các vấn đề và đưa ra phương án cho bản thân
1. Bạn thích gì trong không gian hiện tại?
Đừng bao giờ nghĩ rằng, trang trí có nghĩa là vứt hết mọi thứ hiện có và mua những thứ mới đặt vào. Một nhà thiết kế tốt luôn muốn lắng nghe và quan tâm những gì bạn muốn, gu của bạn là gì thay vì cố đưa những thứ họ thích vào áp đặt lên bạn. Việc của bạn là note ra càng chi tiết càng tốt mọi thứ mình thích. Như cách tự trang trí góc làm việc lại dưới đây. Việc cân nhắc những thứ yêu thích được chọn ra và đặt để vào không gian mới trở lại một cách thích hợp. Chọn hệ bàn làm việc gắn với kệ sách treo, cộng thêm vào chiếc tủ bên đơn giản mới, đổi tấm thảm trải sàn. Vậy là ta đã có một góc làm việc được trang trí lại theo một cách hoàn toàn thuyết phục
2. Bạn không thích thứ gì đang có trong nội thất nhà mình?
Trà lời câu này cho phép người cộng tác hiểu hơn về gu và sở thích của bạn. Ngoài ra đây cũng là thông tin quan trọng để biết món nào cần tu sửa, món nào cần bỏ đi hay thay thế bằng một vật khác...Chỉ có một lưu ý nhỏ là đôi khi, thứ mà bạn ghét lại chính là thứ quý giá của một ai khác trong nhà. Vậy nên hãy chắc chắn rằng mình có thỏa thuận với tất cả mọi thành viên trong gia đình và quyền quyết định cuối cùng vẫn là bạn.
Căn phòng như đã hoàn toàn thay đổi sau khi bạn dành chút thời giờ để trang trí lại phòng của bé. Mọi đồ vật cũ nào không thích mà không cần thiết thì hãy mạnh dạn vứt đí. Đóng them cho bé một kệ dọc dài theo bức tường, vừa để trưng bày các món đồ xinh xắn, vừa để trữ đồ dùng cần thiết. Một bộ bàn ghế trẻ con với đường nét tròn trịa, an toàn và rất dễ thương cho bé ngồi viết hay vẽ. Cách chọn màn rèm cho bé ở đây cũng đáng nói tới. Thay vì màn trắng đơn điệu thì bạn hãy chọn màn có màu sắc hơn, phù hợp cho lứa tuổi của bé
3. Bạn thích/ghét tone màu gì?
Câu này tuy đơn giản, nhưng đôi khi gặp những khách hàng họ loay hoay không biết trả lời như thế nào. Lời khuyên là hãy cứ nói ra những gì bạn thích và không thích. Việc tự trang trí lại căn phòng không giới hạn bất kỳ sở thích nào của bạn
Ví dụ như, có thể bạn thích đủ các màu, không ghét màu nào cả nhưng bạn cảm thấy thích tone lạnh hơn nóng chẳng hạn. Bạn thích màu xanh thì hà cớ gì không khẳng định ý thích của mình. Tất cả luôn luôn có phương án thiết kế của riêng nó.. Bạn có thể tham khảo thêm chuyên đề Màu sắc & Ánh sáng tại đây.
4. Bạn đã từng sở hữu hay thấy một thứ gì mà bạn muốn giữ gìn để gia tăng niềm cảm hứng khi cần thiết không?
Đây là một câu hỏi quan trọng và không dễ để trả lời, có lẽ do giáo dục của chúng ta mang tính bị động khá nhiều nên mỗi cá nhân không quan lưu trữ thông tin khiến họ dấy lên cảm xúc. Tuy nhiên, hãy từ từ. Chẳng có gì phải vội nếu để có kết quả hài lòng mà ta chỉ mất thêm 1-2 ngày để suy xét mọi thứ cẩn thận
Xin gợi ý cho câu trả lời ở đây có thể là bức tranh gia đình từ thời trẻ thơ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc; là bình sứ do ông để lại cho bạn sự động viên như ông đã từng làm những ngày còn trên đời; là bộ sưu tập các đĩa ăn màu sắc mà mẹ đã dày công sưu tập cho bếp gia đình rạng rỡ, ấm áp; là bức tượng Phật trang nghiêm đem lại sự thanh bình trong tâm hồn; hay là chiếc cúp vô địch chạy đua thời trung học khiến bạn luôn cảm thấy tự hào và lấy được nhiều cảm hứng....
5. Bạn có ưa thích một phong cách thiết kế nội thất nào riêng không?
Ví dụ như phong cách Retro, Đương Đại, Minimalist hay Scandinavian...
Như đã nói trên, nếu bạn gặp khó khăn trong việc trả lời những câu hỏi vì bạn thực sự không biết nói thế nào :
- Bạn có thể chủ động search google hay pinterest và save lại 2 nhóm ảnh : 1 nhóm bạn thích và 1 nhóm bạn ghét. Sau đó cẩn thận lựa chọn
- Hoặc bạn có thể vào PHONG CÁCH NỘI THẤT để có lựa chọn cho riêng mình
6. Bạn sử dụng căn phòng này như thế nào?
Tất nhiên, phòng khách thì để tiếp khách, phòng ngủ thì để ngủ. Nhưng vẫn có khá nhiều công năng mà bạn sử dụng ghép với phòng. Ví dụ trong phòng khách bạn thường xuyên coi tivi, hát karaoke. Phòng ngủ thì bạn thích có chỗ đọc sách như hiện giờ.....Có một vài khu vực phụ trong căn nhà đôi khi chúng ta không để ý nhưng nó cũng góp phần quyết định nội thất căn nhà. Đó là lối ra vào, không gian chuyển tiếp như hành lang, cầu thang....
7. Bạn có nhu cầu riêng đặc biệt nào muốn thêm vào phòng này không?
Hãy nhớ liệt kê nhu cầu sử dụng rõ ràng, điều đó sẽ khiến cho nhà thiết kế giúp bạn chọn lựa những món đồ phù hợp, đâu là chính, đâu là phụ tùy theo ngân sách của bạn. Việc tối ưu hóa ngân sách đôi khi không phải dựa vào một designer giỏi mà phụ thuộc vào một khách hàng thông minh hay không
8. Bạn muốn hoàn tất dự án trong một lần hay chia theo từng giai đoạn/từng phòng?
Nếu thực hiện theo từng bước một, nhà chuyên môn có thể giúp bạn chọn lựa, thay thế từng món đồ, thấy được công năng và hiệu quả sử dụng của từng khu vực một. Thường thì vấn đề này được đặt ra khi bạn thiếu hụt ngân sách nhưng vẫn yêu việc có một không gian sống thật đẹp. Bạn có thể chọn mua những món nào mà thấy là thiết yếu và quan trọng trước để tạo ra bối cảnh chung cho tổng thể, còn lại sẽ mua những món phụ để tạo nên stylie hoàn chỉnh khi có ngân sách sau.
- Những thứ cần ưu tiên thuộc về những thứ mà chuyên môn gọi là FIT OUT hoặc các vấn đề về điện, nước, chiếu sáng.
- Kế tiếp là những đồ furniture như bàn, ghế, tủ...
- Và cuối cùng mới đến những đồ decor trang trí như tranh ảnh, bình hoa....
9. Ngân sách của bạn là bao nhiêu?
Việc không dự trù ngân sách luôn sẽ mang đến cho bạn sự không hài lòng, thậm chí bực bội khó chịu không chỉ trong suốt tiến trình diễn ra dự án mà còn sau khi kết thúc. Nó đôi khi cũng là dấu chấm hết cho bạn và cả người thiết kế. Hãy đưa ra một con số ngân sách cụ thể, bạn có thể tham khảo như là :
- Tổng ngân sách bạn có thể dùng tức là giới hạn số tiền phải chi trả cho dự án là bao nhiêu để không phải lo lắng
- Dùng 70 - 80% tổng ngân sách này cho những mục đích, nhu cầu chính
- Dùng 15 - 20% tiếp theo dành cho nhà thiết kế sử dụng để triển khai ý tưởng, mua những món đặc biệt, gia tăng hoặc nhấn mạnh thêm phong cách hay niềm cảm hứng của bạn
- Còn lại 5 - 10% để chỉnh sửa hoặc sử dụng cho các nhu cầu không tên phát sinh khi cần thiết
Hãy nhớ, vấn đề ở đây không phải là bạn có nhiều tiền hay không, vấn đề là bạn có cam kết với những gì dự trù hay không. Đừng bao giờ nói với nhà thiết kế rằng : Cứ làm đi, bao nhiêu cũng được, miễn bạn thích. Bởi vì nếu bạn không phải một người trong chuyên ngành, bạn thực sự không thể tưởng tượng nổi cùng một món đồ là cái ghế armchair, trị giá của nó có thể chênh nhau 100 lần là chuyện thường. 2 tỉ đối với người này là mua cả 1 căn nhà, nhưng có khi nó chỉ đủ giá trị sắm sửa cho 1 căn bếp với người khác
11. Với ngân sách đó có thể thực hiện những yêu cầu của bạn không?
Một người tư vấn tốt, một thiết kế giỏi luôn có câu trả lời cho bạn.
- Chi phí cho mỗi giai đoạn cần bao nhiêu
- Hoặc có khi bạn phải quay trở về bố trí layout mặt bằng vì những yêu cầu của bạn vượt quá ngân sách mà bạn dự trù
Đừng xấu hổ khi nói con số ngân sách cụ thể. Nó giúp bạn hoạch định mọi thứ tốt hơn và không phải lo cho sự phát sinh chi phí ngoài lề khiến bạn lâm vào cảnh nợ nần. Chắc chắn, ngoài những niềm vui khi trải nghiệm trên con đường thực hiện, bạn còn sẽ đạt được hài lòng ở cuối con đường - khi dự án hoàn thành.
Chúc các bạn cón được những sự thay đổi ngoạn mục như ý.
JS
Ảnh sưu tầm từ Realsimple
Bài viết liên quan
Cách khắc phục tường nứt do hàng xóm xây nhà
Nên và không nên khi tân trang nhà thuê
Thiết kế nội thất giúp ít tốn công dọn nhà
Mẹo Thiết Kế Không Gian Sống Toàn Màu Trắng
Làm hồ bơi không thể bỏ qua loại vật liệu này, trẻ con yên tâm tiếp xúc tay chân trực tiếp
Cách kết hợp sử dụng cây xanh trong thiết kế nhà ở
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 92 | Tổng lượt truy cập: 9,765,310