* NHÀ BẾP
* NHÀ BẾP
Nhà bếp chính là trái tim của cả căn nhà. Có chị em phụ nữ nào yêu gia đình và thích việc nấu nướng mà không mơ ước cho mình một căn bếp hoàn hảo. Tuy nhiên, với tình hình đất chật người đông, giá nhà thì rất cao nên thì mua một căn nhà nhỏ đã ngốn gần hết chi phí. Để có thể đóng cho mình một tủ bếp đẹp, trước hết phải làm sao chọn cho mình một tủ bếp hợp lý với diện tích sử dụng của gia đình.
Quy trình chọn tủ bếp có thể điểm qua các bước như sau:
- Xem qua tất cả 44 dạng hình ảnh tủ bếp của 7 hình thức bố trí bếp chính.
- Cân nhắc với lối lưu thông ra vào của bàn ăn (hoặc phòng ăn); cân nhắc hướng nắng và gió, cửa sổ; một số ít nếu tin thì cân nhắc cả phong thủy cho vị trí đặt bếp nấu và rửa.
- Cân nhắc các vị trí ổ cắm, công tắc để sử dụng các thiết bị nhà bếp, cũng như thông báo với thợ để họ có thể đục, cắt hay làm nắp che thẩm mỹ cho căn bếp của mình.
- Chọn ra mặt bằng bếp phù hợp nhất, lấy số đo chiều dài x rộng của tủ bếp dưới và tủ bếp trên để xem xét về vật liệu, giá cả.
- Chọn phong cách nội thất bếp phù hợp với phòng khách, phòng ăn
- Cuối cùng mới đặt hàng
Giờ chúng ta đi vào từng loại bếp :
HÌNH THỨC BỐ TRÍ TỦ BẾP 1 : Bếp chữ I
Bếp chữ I dành cho các căn hộ có diện tích rất nhỏ, dạng căn hộ studio hay các nhà phố có bề ngang như thiếu chiều dài. Đặc thù của bếp loại này là ba vị trí quan trọng gồm khu Rửa (bồn rửa) - khu Nấu (bếp gaz, điện, lò) - khu Trữ (tủ lạnh) đều nằm trên một đường thẳng. Chiều dài bếp chữ I thường nằm trong khoảng từ 1.8 - 2.5met. Vấn đề ở đây là khu chuẩn bị thức ăn, tức dành cho việc cắt, thái, nhặt ..v..v...với những bếp quá nhỏ như bếp B và D thì gần như phải tận dụng chỗ bồn rửa để thực hiện luôn. Hoặc người Việt mình có thói quen ngồi bệt xuống đất. Còn nếu như chiều dài bếp dư dả thì chúng ta vẫn có thể bố trí tốt. Thao tác đứng làm luôn tốt cho cột sống của mọi người.
Các tủ bếp trên đều làm từ gỗ công nghiệp với giá cả rẻ hơn gỗ tự nhiên khá nhiều. Gỗ công nghiệp cũng chia ra làm nhiều loại với chất lượng khác nhau, giá tủ bếp cũng sẽ dựa theo đó mà phân bổ. Với nhà nhỏ, lời khuyên là hãy tận dụng tất cả diện tích để làm tủ, kệ cả tủ treo vì chắc chắn đồ đạc sẽ rất nhiều. Các hệ thống tủ sẽ giúp cho nhà cửa gọn gàng hơn.
HÌNH THỨC BỐ TRÍ TỦ BẾP 2 : Bếp song song
Bếp song song là bếp có hai dàn tủ kệ bếp đối diện nhau, đặc trưng là phần Bếp nấu và Bồn rửa sẽ luôn đặt ở mỗi bên bếp. Nhiều người cho rằng, do tin phong thủy, để tránh Thủy - hỏa tương xung mà tránh đặt hai phần này đối diện trực tiếp. Nhưng thực tế không hẳn vậy. Việc đặt chếch bên với nhau giúp cho khi có hai người cùng làm trong bếp, sẽ trở nên rộng rãi thoải mái hơn khi đang cùng thao tác (người nấu, người rửa), tránh va đập nhau.
Thông thường, phần bếp nấu sẽ dựa vào tường để còn tận dụng đặt máy hút mùi (có đường dẫn thoát khói ra phía trên mái nhà). Ngoài ra là do tránh gần với cửa sổ hay lối ra vào có dòng khí lưu thông, sẽ làm không ổn định cho phần lửa khi nấu nướng, gây tốn gas. Có một vấn đề đối với bếp song song là chúng ta cần lưu ý khoảng cách giữa phần mặt cánh tủ bếp bên này và bếp đối diện. Phải đủ khoảng rộng cho người khom xuống để mở hết cánh tủ ra ngoài. Khoảng cách này phải từ 0.9 - 1.2 met
Một số ví dụ điển hình của tủ bếp song song, ưu tiên chọn lựa những bếp cho nhà hoặc căn hộ có diện tích nhỏ:
Trang trí bếp song song không khó. Đó là một dạng bếp dễ bố trí tủ và vật dụng dễ dàng với phần sàn thẳng bên dưới hướng ra lối đi hay cửa sổ có view bầu trời. Gạch sáng màu nối không gian tường và cửa sổ là một lựa chọn hoàn hảo. Một cách tự nhiên, bố cục bếp khá chắc chắn về hình dáng và cũng định vị vẻ đẹp sẵn có của riêng mình mà không cần đầu tư quá nhiều vào việc thiết kế hay trang trí nội thất cho nó cả. Nếu rộng rãi, có thể đặt thêm một chiếc bàn tròn như ở dạng E, vừa để ăn nhẹ, vừa để ghi chú hay học tập, làm việc ngay tại căn bếp của mình. Hình F cũng là một dạng bếp được các chị em yêu thích khi một cạnh bếp song song chính là đảo bếp rất rộng rãi. Chiều rộng đảo bếp thường là 0.8met được làm bằng đá, vừa có thể đặt vòi rửa, vừa làm bàn vừa ăn nhanh để trò chuyện, giao tiếp với người đang nấu nướng bên trong, tạo nên kh6ong khí thân mật, gẫn gũi.
HÌNH THỨC BỐ TRÍ TỦ BẾP 3 : Bếp chữ L
Theo khảo sát sơ bộ của Jadeswan thì bếp chữ L chiếm nhiều nhất ở nước ta, đặc biệt phù hợp cho nhà phố, nhà ống khi tận dụng hết chiều dài vủa hai cạnh tường vuông góc. Chúng ta nhìn thử hình bếp C hoặc D bên dưới sẽ thấy nó rất quen :
Nội thất nhà phố ngang 3m, 4m, 5m thường gắn liền với bếp chữ L dạng này. Tủ bếp đặt ở phía sau tậng trệt hay lửng của ngôi nhà, sau lối lên cầu thang. Ở chung cư thì bếp chữ L cũng có khi nằm gần lối ra vào chính của căn hộ.
Các chủ nhà thường sẽ nhờ xem phong thủy để định vị hướng bếp nằm bên nào, sau đó sẽ suy ra các vị trí còn lại của khu rửa và trữ đồ. Nếu nhà có chiều dài, chúng ta không ngại gì làm hẳn một cái đảo bếp như trường hợp E hay F. Nó khiến cho người làm bếp thấy thích thú hơn rất nhiều vì vừa đẹp, lại vừa bày biện rộng rãi và tối ưu hóa sự di chuyển trong lúc thảo tác khi làm.
Nhiều người nghĩ rằng, bếp nhỏ thì không nên chọn phong cách cổ điển để thiết kế hay trang trí nhà bếp. Nhưng không có nguyên tắc nào ở đây cả. Nếu chúng ta cung cấp đủ sáng cho bếp thì vẫn khiến nó trở nên đẹp lộng lẫy như thường. Cả về việc phối màu sắc cho bếp cũng không giới hạn. Sự pha trộn những màu sơn với màu gỗ walnut (óc chó) hay Ash (tần bì) đều có thể cho ra những nhà bếp đẹp.
Cả hai ví dụ trên đều là những mẫu bếp mang phong cách pha trộn giữa đương đại với vintage, retro. Cũng có thể thấy một chút cổ điển ở các cánh tủ pano hay chỉ trần. Giới trẻ rất yêu thích kiểu kết hợp pha trộn này. Nó đại diện cho sự lên tiếng của lối sống hiện đại vừa mạnh mẽ, vừa có xu hướng hoài niệm, mang đến sự ấm áp, gần gũi, thân thương.
Xem tiếp những cách chọn bếp đẹp còn lại ở phần 2 tại đây...
JS
Ảnh sưu tập từ Houseplanner và Pinterest
Bài viết liên quan
Những chiếc đèn treo hoàn thiện nhà bếp (P1)
Cách chọn kích thước tủ bếp
5 vật liệu ốp tường bếp khi chán gạch men
Ấn tượng thiết kế bếp nhỏ có điểm nhấn là bức tường gạch trần
9 nguyên tắc thiết kế giúp căn bếp nhỏ nhìn rộng rãi, thoáng đãng hơn
Sử dụng thiết bị bếp đúng cách để tiết kiệm điện trong mùa hè
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
Các kiểu phối màu dành cho dân thiết kế
Đường cong – Dòng chảy mềm mại trong thiết kế đồ nội thất
Ảnh hưởng của màu sắc lên không gian trong phim
Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ
Xây dựng một bể bơi trong sân nhà: Thiết kế và công năng
Xu hướng của tương lai ẩn mình trong kiến trúc hiện đại
Những ô cửa kính màu nghệ thuật dưới góc nhìn đương đại
Nước trong kiến trúc – Vẻ đẹp đậm chất thơ
Cách tính kích thước cầu thang khi xây nhà
Xu hướng phòng khách chìm – Điểm trũng ấm cúng
Khám phá việc tái sử dụng vật liệu của những ‘kiến trúc ngắn hạn’
Tại sao chất liệu đồng thau lại được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất
Creative Hub – Trung tâm sáng tạo mô hình và các bài học kinh nghiệm
Copyright © 2020 - Bản quyền thuộc về Jade Swan
Người online: 202 | Tổng lượt truy cập: 9,764,234